TIN TỨC-SỰ KIỆN

"Cánh đồng mẫu lớn": nhiều nơi muốn nhập cuộc

Ngày đăng: 07 | 04 | 2011

Sau bài viết về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở huyện Châu Thành (An Giang) do Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện thành công (Tuổi Trẻ ngày 4-4), nhiều địa phương, doanh nghiệp cho biết đang nóng lòng nhập cuộc làm nhiều mô hình tương tự.

 
Ông Nguyễn Quốc Truyền (phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An): Sẽ khởi động từ vụ hè thu
 
Tôi nghĩ với cách làm này nông dân trồng lúa mới hi vọng khá giả được. Ngay trong vụ hè thu này, Long An sẽ làm thí điểm 300ha ở xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, sau đó “nở nồi” thành những cánh đồng hàng ngàn hecta. Trước mắt, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang đã có kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở huyện Tân Hưng từ tháng 5-2011.
 
Tỉnh Long An đã quy hoạch cánh đồng lúa chất lượng cao 40.000ha ở vùng Đồng Tháp Mười. Trong vài năm nữa Long An sẽ biến toàn bộ 40.000ha này thành 4-5 cánh đồng lớn theo mô hình An Giang. Sở NN&PTNT cũng đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình.
 
Thu hoạch lúa ở “cánh đồng mẫu lớn” huyện Châu Thành (An Giang)
 
 
* Ông Nguyễn Quốc Trực (giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang): Chúng tôi muốn làm ngay
 
Những năm qua Công ty Lương thực Tiền Giang đã ký hợp đồng bao tiêu lúa của nông dân các tỉnh ĐBSCL, nhưng chỉ mới dừng lại ở chuyện tiêu thụ với giá cao hơn thị trường. Một vài nơi chúng tôi cung cấp giống cho nông dân chứ chưa đầu tư trọn gói như Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang.
 
Tuy nhiên việc đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... cho nông dân không tính lãi hoàn toàn nằm trong khả năng của công ty. Nếu bây giờ tỉnh Tiền Giang hay tỉnh nào đó có quy hoạch cánh đồng mẫu 1.000ha như ở An Giang mà nông dân đồng tình tham gia thì chúng tôi làm ngay.
 
Khi đó chúng tôi sẽ đầu tư cho cánh đồng này một loại giống xác nhận duy nhất để khi thu hoạch có được sản lượng lớn lúa gạo chất lượng đồng nhất.
 
Ông Nguyễn Ngọc Sơn (phó tổng giám đốc Công ty TNHH ADC): Tính lại việc giao chỉ tiêu xuất khẩu
 
Mấy năm qua Công ty TNHH ADC đã ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu vùng sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn Global GAP đầu tiên ở VN là HTX Mỹ Thành, huyện Cai Lậy (Tiền Giang). Hiện nay ngoài việc bao tiêu diện tích lúa Global GAP hơn 100ha, công ty còn bao tiêu 40ha lúa than có hàm lượng dinh dưỡng cao của Cai Lậy.
 
Thời gian đầu vận động nông dân tham gia rất khó khăn, nhưng bây giờ họ đã thấy được hiệu quả rồi nên nếu Nhà nước quy hoạch, kêu gọi họ sẽ hưởng ứng ngay.
 
Tuy nhiên, điều chúng tôi băn khoăn là Hiệp hội Lương thực VN phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp thành viên. Nếu đầu tư nhiều cánh đồng mẫu lớn mà không được giao chỉ tiêu xuất khẩu (hoặc giao ít) thì sẽ khó cho doanh nghiệp.
 
* Ông Phạm Văn Dư (cục phó Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT): Địa phương phải làm “chủ xị”
 
Chúng ta phải nhanh chóng chuyển sang sản xuất lớn để tiếp tục duy trì vị thế của một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Và không có cách nào khác là nông dân phải liên kết lại, góp đất với những hộ kế bên hình thành cánh đồng lớn hàng ngàn hecta.
Khi đó máy cày, máy gặt đập liên hợp... mới hoạt động hiệu quả.
 
Muốn làm được mô hình này thì các sở NN&PTNT phải làm “chủ xị”, đứng ra quy hoạch, vận động nhân dân và hình thành bộ máy quản lý (hợp tác xã hoặc tổ hợp tác). Thực tế không có doanh nghiệp nào đi ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm của một thửa ruộng 1-2ha cả.
Do đó việc duy trì sản xuất nhỏ là tự làm khó mình. Khi đã có cánh đồng lớn thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư. Tôi còn muốn đến lúc nào đó nông dân sẽ đồng ý bỏ luôn bờ mẫu làm ranh ruộng của mình để thật sự có những cánh đồng bạt ngàn. Khi đó Nhà nước sẽ hỗ trợ họ “giữ đất” bằng thiết bị định vị vệ tinh.
 
 
AGROINFO - Theo Báo Tuổi trẻ
 
 

 

NỘI DUNG KHÁC

Tiếp vốn cho làng nghề

7-4-2011

“Nhờ Ngân hàng CSXH tiếp vốn, nhiều hộ làm nghề tre đan truyền thống không chỉ xóa xong nghèo, mà đã xây được nhà” - bà Châu Ngọc Hồng - Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng khẳng định.

Dịch lở mồm long móng hoành hành

7-4-2011

Sáng 6.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành nhằm phân tích mổ xẻ vì sao dịch lở mồm long móng (LMLM) lan nhanh và kéo dài suốt hơn 6 tháng qua.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao

7-4-2011

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%.

Cấp đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Chậm do thiếu nguồn lực

7-4-2011

Nguyên nhân sâu xa của vụ phá rừng ở Tuy Đức (Đăk Nông) là do đồng bào thiếu đất sản xuất. Xung quanh vấn đề này, NTNN đã trao đổi với ông Trịnh Công Khanh - Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc.

Quí I cả nước xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo

7-4-2011

Theo Hiệp hội lương thực Việc Nam (VFA), trong quí I cả nước đã xuất khẩu được 1,850 triệu tấn gạo các loại, trị giá trên 884,043 triệu USD, tăng 42,32% về số lượng và tăng 45,72% về giá trị, cao nhất về số lượng và giá trị so với cùng kỳ các năm trước.

Giá cả thực phẩm: Hơn cả... leo thang

7-4-2011

Giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức khi trao đổi với NNVN, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.

Trắng tay vì tôm thẻ chân trắng

7-4-2011

Sau một thời gian do dự, cân nhắc, cuối cùng tôm thẻ chân trắng (TCT) cũng đã được cho nuôi đại trà ở một số tỉnh ĐBSCL. Sở dĩ phải do dự, cân nhắc, là vì tôm TCT được cảnh báo rất dễ nhiệm bệnh, lây lan bệnh sang các loại tôm khác...

Đảm bảo hàng bình ổn đến tận tay nông dân

7-4-2011

Chương trình bình ổn giá năm 2011 trên địa bàn TP. Hà Nội bắt đầu từ ngày 1/4, với 9 nhóm mặt hàng thiết yếu. Theo đó, tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình vào khoảng 476 tỷ đồng (tăng 76 tỷ đồng so với năm 2010). Trước thực trạng đầy biến động của thị trường, việc đưa hàng về nông thôn, vùng xa và các khu công nghiệp sẽ được ưu tiên.

Bến Tre: Trúng mùa dưa hấu

6-4-2011

Ở tỉnh Bến Tre, mùa khô việc trồng rau màu của bà con nông dân nhiều nơi trong tỉnh gặp khó khăn do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Tuy nhiên, ở các vùng đất ven biển như xã An Thủy (huyện Ba Tri), xã Thới Thuận (huyện Bình Đại), xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) bà con nông dân chọn dưa hấu để trồng vì không tốn nhiều nước tưới, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển kinh tế biển là thế mạnh của Sầm Sơn

6-4-2011

Sầm Sơn không chỉ là địa danh du lịch nổi tiếng của Thanh Hoá. Trong nhiều năm qua Đảng bộ và chính quyền thị xã Sầm Sơn luôn quan tâm phát triển nghề biển. Đặc biệt là tập trung đầu tư và khuyến khích nhân dân khai thác và chế biến thuỷ sản. Chính vì sự quan tâm đó mà hiện nay ngành thuỷ sản Sầm Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ngư dân vùng biển.

Hà Tĩnh: 15.000 lao động nghề muối gặp khó

6-4-2011

Hà Tĩnh có gần 200ha diện tích đất sản xuất muối, hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 mọi thứ bắt đầu đảo lộn.

Nền kinh tế mắc kẹt với lãi suất cao

6-4-2011

Trong cuộc giao ban xuất khẩu sáng 5.4 của bộ Công thương, các doanh nghiệp đồng loạt than thiếu vốn, khó vay. Có thể nói, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã đẩy lãi suất tăng cao, gây khó khăn bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế.