TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thuỷ sản: Chuẩn bị triển khai trên diện rộng

Ngày đăng: 08 | 04 | 2011

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thuỷ sản (Cục QLCLNLTS) - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cho biết đã kết thúc việc kiểm soát thí điểm chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thuỷ sản tại một số địa phương (Thanh Hoá, Tiền Giang). Trong tổng số 1.273 cơ sở kiểm tra, vẫn còn khoảng 30% không đạt yêu cầu.

Ông Phùng Hữu Hào, Cục phó Cục QLCLNLTS cho biết, việc kiểm tra thí điểm lần này sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện biểu mẫu thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, ATTP NLTS trên phạm vi toàn quốc cũng như làm cơ sở để Bộ trưởng Bộ NNPTNT ban hành thông tư quy định về kiểm tra, đánh giá trên diện rộng từ năm 2011.
Theo ông Hào, công tác kiểm tra thí điểm lần này tập trung kiểm soát 10 nhóm đối tượng bao gồm: phân bón; thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); thuốc thú y; thức ăn chăn nuôi; thức ăn thuỷ sản; giống cây trồng lâm nghiệp; cơ sở sơ chế, chế biến rau quả; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; nước sinh hoạt nông thôn; cơ sở sản xuất mắm và các sản phẩm dạng mắm.
 
Phạm vi kiểm tra gồm 2 tỉnh Tiền Giang (huyện Cai Lậy, huyện Chợ Gạo) và Thanh Hoá (huyện Hoằng Hoá, TP Thanh Hoá và huyện Như Thanh).
 
Trước đó, Bộ NNPTNT đã làm việc với UBND 2 tỉnh này để triển khai thống kê, kiểm tra đánh giá và phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh của 10 nhóm đối tượng tại các địa điểm nêu trên. Ngoài ra các Tổng cục và Cục QLCLNLTS đã xây dựng biểu mẫu thống kê, kiểm tra đánh giá, phân loại 10 nhóm đối tượng sản phẩm hàng hoá trên.
 
Kết quả kiểm tra tại Thanh Hoá cho thấy: Trong tổng số 252 cơ sở thì có 76 cơ sở đạt loại A (mức độ tốt tương ứng với màu xanh), chiếm 30%; 103 cơ sở đạt loại B (mức độ đạt yêu cầu tương ứng màu vàng), chiếm 41% và 73 cơ sở đạt loại C (không đạt yêu cầu tương đương màu đỏ), chiếm 29%. Trong khi đó tại Tiền Giang kiểm tra 1.021 cơ sở thì 234 cơ sở đạt loại A (23% màu xanh), 438 cơ sở đạt loại B (44% màu vàng) và 335 cơ sở đạt loại C (33% màu đỏ).
 
Theo đánh giá, đối với nhóm vật tư nông nghiệp, khoảng cách giữa cơ sở với khu dân cư chưa đảm bảo; khu vực kinh doanh và kho chưa hợp lý; vệ sinh lao động chưa được đảm bảo; kinh doanh lẫn với hàng hoá thực phẩm và không hề áp dụng bất cứ hệ thống quản lý chất lượng…
 
Đối với nhóm sản phẩm NLTS, kết cấu nhà xưởng chưa hợp lý, khó làm vệ sinh khử trùng, không có tường cách biệt với xung quanh; chưa tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hoá; không có các trang thiết bị và không phân công người duy trì kiểm soát chất lượng…
 
Mặc dù việc triển khai thí điểm đã tác động mạnh đến vấn đề nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng Cục QLCLNLTS thừa nhận hiện nay tồn tại nhiều bất cập về mặt cơ sở pháp lý khi một số loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, NLTS, đặc biệt là nông sản còn thiếu quy định, quy chuẩn kỹ thuật để làm căn cứ đánh giá phân loại.
 
“Theo Quy định tại Nghị định 163/2004/NĐ – CP của Chính phủ, một số cơ sở SXKD sản phẩm mắm, dạng mắm trước đây do Sở Y tế cấp giấy chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP không có thời hạn nên việc kiểm tra lần này bị phản ứng là chồng chéo”, ông Hào cho biết.
 
Mặt khác một số loại mặt hàng có tính chất thời vụ như thuốc BVTV, phân bón…kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, kinh doanh theo mùa nhiều, chưa có giấy phép kinh doanh nên rất khó kiểm soát các đối tượng này.
 
Riêng đối với lĩnh vực thuốc thú y và giết mổ, việc tham gia quản lý của địa phương còn chưa rõ ràng, không có chứng chỉ, không đủ điều kiện, các lò mổ hoạt động rất sớm từ 3 – 4h sáng nên không kiểm soát nổi.  
 
Trong bối cảnh hiện nay, công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thuỷ sản đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội, là vấn đề thời sự được đặc biệt quan tâm. Việc sử dụng vật tư hàng hoá nông nghiệp kém chất lượng và thực phẩm không an toàn không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của các mặt hàng NLTS, hạn chế khả năng mở rộng và phát triển sản xuất.
 
Vì vậy việc rà soát thí điểm lần này nhằm xác định lộ trình và các giải pháp để tăng cường năng lực, hiệu quả trong quản lý chất lượng, tạo được chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động trong thời gian tới.
 
Ông Hào cho biết, hiện nay Cục QLCLNLTS cũng đang phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Bộ NNPTNT để tiếp tục xây dựng 2 dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, hoàn thiện gửi Bộ Y tế dự thảo Chiến lược về ATTP đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020./.
 
AGROINFO - Theo Báo Kinh tế Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp FDI khi tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU

8-4-2011

Sáng 7/4, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phối hợp với Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức Hội thảo "Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam- EU".

Dạy nghề cho hội viên nông dân: Còn nhiều khó khăn

8-4-2011

Dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) ở Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở, trong đó có Hội Nông dân (ND). Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo nhiều việc làm mới, góp phần nâng cao thu nhập cho ND, song việc dạy nghề cho ND ở Hà Nội còn quá nhiều khó khăn.

"Công ty rau làng" lãi 500 - 700 triệu đồng/vụ

8-4-2011

Sau khi cầm tấm bằng Trung cấp Nông nghiệp trong tay, anh Tăng Xuân Trường về quê hương (thôn Tằng Hạ, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, Hải Dương) lập nghiệp với nghề truyền thống trồng rau, củ quả.

Làm đất cho vụ lúa hè thu ĐBSCL

8-4-2011

Có một thời gian dài việc cày ải không được thực hiện liên tục hoặc chỉ có ở một vài địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thay vào đó là việc xới đất, trục 1 đến 2 tác rồi xuống giống.

Một lệnh cấm - Kẻ cười, người mếu!

8-4-2011

Một tháng nay, kể từ khi lệnh cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc và các sản phẩm từ gia súc ở Quảng Nam được ban bố, người chăn nuôi xứ Quảng có hai nửa vui - buồn…

Thoát nghèo bằng "vốn tiếp sức"

8-4-2011

Sau hơn 3 tháng Chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” do Cty cổ phần GreenFeed Việt Nam phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Long An triển khai tại hai huyện Châu Thành và Tân Trụ đã giúp nhiều hộ dân nghèo nơi đây thoát nghèo.

Phát triển kinh tế , xóa đói giảm nghèo bền vững cho các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

8-4-2011

TS. Bùi Minh Đạo, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định, một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển dân tộc ở Tây Nguyên, là tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở nhiều buôn làng dân tộc tại chỗ .

Xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai: Doanh nghiệp cần tích cực vào cuộc

8-4-2011

Điều kiện sản xuất và đời sống của nông dân ở khu vực nông thôn Lào Cai còn rất nhiều khó khăn, rủi ro; sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn của dịch hại, thiên tai … Để giúp cho nông thôn phát triển và đời sống nông dân không ngừng nâng cao thì cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của doanh nghiệp.

"Cánh đồng mẫu lớn": nhiều nơi muốn nhập cuộc

7-4-2011

Sau bài viết về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở huyện Châu Thành (An Giang) do Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện thành công (Tuổi Trẻ ngày 4-4), nhiều địa phương, doanh nghiệp cho biết đang nóng lòng nhập cuộc làm nhiều mô hình tương tự.

Tiếp vốn cho làng nghề

7-4-2011

“Nhờ Ngân hàng CSXH tiếp vốn, nhiều hộ làm nghề tre đan truyền thống không chỉ xóa xong nghèo, mà đã xây được nhà” - bà Châu Ngọc Hồng - Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng khẳng định.

Dịch lở mồm long móng hoành hành

7-4-2011

Sáng 6.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành nhằm phân tích mổ xẻ vì sao dịch lở mồm long móng (LMLM) lan nhanh và kéo dài suốt hơn 6 tháng qua.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao

7-4-2011

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%.