THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu gỗ: Cần tận dụng tối đa nguyên liệu trong nước

Ngày đăng: 02 | 03 | 2011

Bước qua những tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ chưa kịp hưởng trọn vẹn niềm vui với hàng loạt đơn hàng thì những biến động mạnh về tỷ giá và các chi phí đầu vào không ngừng gia tăng, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất của ngành này.

Chủ động tối đa nguồn nguyên liệu trong nước sẽ làm
 tăng thêm lợi nhuận cho DN XK gỗ
Nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gỗ cho biết, hiện tại hầu hết các đơn hàng cho xuất khẩu với số lượng lớn đều đã được đặt hàng đến hết năm. Tuy nhiên, các DN ngành gỗ đang chạy đôn đáo để tìm đủ nguyên liệu bởi nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu sản xuất. Tính toán của một số DN nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn tại TP.HCM cũng cho thấy, so với đầu năm 2010, giá gỗ nhập từ các thị trường như Mỹ, New Zealand tăng 15-30% (tùy loại); trong đó tăng mạnh nhất là các loại gỗ thông, sồi do nhu cầu sản xuất của nhiều nước tăng mạnh.  Bên cạnh đó, những khó khăn mới về biến động tỷ giá, chi phí đầu vào tăng cao cũng là vấn đề bức xúc với hầu hết các DN, nhất là đối với những DN vừa và nhỏ.
Ông Nguyễn Tôn Quyền- Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest)- nhận định: Việc tăng tỷ giá và giá nguyên liệu nhập khẩu tăng gây rất nhiều bất lợi cho các DN gỗ, nhất là đối với những DN vừa và nhỏ. Khi giá nguyên liệu tăng, bắt buộc các nhà sản xuất sẽ phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh. Như vậy sẽ bất lợi khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác có sẵn nguyên liệu hoặc nhập khẩu nguyên liệu gần hơn. Nếu không mua được nguyên liệu với giá hợp lý, hoặc không tiết giảm chi phí để cân đối giá bán thì không loại trừ trường hợp các DN Việt Nam sẽ bị trễ hợp đồng trong năm tới hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng mới trong các năm tiếp theo.
Ông Quyền cũng khẳng định, lãi suất ngân hàng tại Việt Nam còn quá cao, điều này khiến cho các DN khó cạnh tranh với chi phí tài chính như hiện nay. Vì nếu ngay tại sân nhà, nếu nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào Việt Nam mở nhà máy chế biến gỗ thì chúng ta cũng thua luôn về cạnh tranh giá. Lý do là họ có cùng chi phí nhân công, nguyên vật liệu nhưng lại có chi phí tài chính khá thấp so với doanh nghiệp Việt Nam vì vốn vay ở nước ngòai hiện thấp hơn Việt Nam khá nhiều. Còn việc khó tiếp cận nguồn vốn vay cũng làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động, nhận làm đơn hàng lớn. Từ đó, DN nhỏ chỉ làm gia công  lại cho các công ty lớn, giá bán sẽ không tốt, lợi nhuận sẽ rất thấp.
Giám đốc một công ty chế biến gỗ tại Bình Dương cho biết, trong tháng 1 vừa qua công ty đã có đơn hàng xuất khẩu mặt hàng nhà bếp gia dụng sang thị trường châu Âu với tổng kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 500.000 USD.  Nhưng với hàng loạt tiêu chí kiểm tra ngặt nghèo về nguồn gốc nguyên vật liệu sản xuất (gỗ, hóa chất, sơn, chất phụ gia trong quá trình chế biến...) thị trường châu Âu vẫn là thị trường đầy thách thức đối với các DN xuất khẩu sản phẩm gỗ trong năm nay. Ngoài ra, việc biến động của tỷ giá khiến nguồn nguyên liệu nhập khẩu để tái sản xuất của công ty này trong thời gian tới cũng trở lên khó khăn hơn vì hiện tại giá USD trên thị trường tự do đã lên đến trên 22.000đ/USD, trong khi đó việc mua đô la từ ngân hàng rất khó khăn. Đã thế từ đầu tháng 3 /2011 một loạt các chi phí mới như điện, cước vận chuyển… sẽ đồng loạt tăng giá, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo ông Quyền để ứng biến với những khó khăn mới này, Viforest đã đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành như: bằng mọi giá phải tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Cụ thể bên cạnh việc đầu tư trồng rừng, các DN cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo và hạn chế xuất khẩu thô. Hiện nay các nhà máy ván sợi MDF vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng cũng như số lượng. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo. Ông Quyền cho rằng, với tình hình tài nguyên rừng như hiện nay thì lượng gỗ trong nước đã đáp ứng được khoảng 1triệu m3 gỗ lớn trong năm 2010; tới năm 2015 có thể sẽ cung cấp được 5 triệu m3 và năm 2020 cung cấp được 12 triệu m3.
"Như vậy trước mắt, mỗi năm Việt Nam sẽ giảm tối đa việc nhập khẩu ít nhất là 1 triệu m3 gỗ. Ngoài ra, các DN cũng đang xem xét phương án sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, việc làm này sẽ làm giảm khoảng 15% nguồn tiêu hao nguyên liệu mỗi năm. Đặc biệt, việc làm cần thiết là phải giảm mọi chi phí đầu vào như tính toán lại dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động, xây dựng quá trình thao tác làm việc hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện. Riêng đối với những đơn hàng đã được ký từ năm trước, các DN sẽ xem xét giao dịch lại với đối tác bằng cách thương lượng và giảm 3- 10% giá trị."- ông Quyền nói.

Tuy nhiên, không phải DN nào cũng rơi vào tình trạng khó khăn như vậy, bà Ngô Thị Hồng Thu- Phó TGĐ Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành- cho rằng: Tỷ giá USD tăng gây bất lợi cho những doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng ngược lại, đây lại là một yếu tố vô cùng thuận lợi đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Bởi vì, khi tỷ giá tăng lên, giá các sản phẩm nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi sản phẩm được sản xuất trong nước giá không thay đổi. Khi đó, người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá tốt hơn để mua. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là “xa xỉ phẩm”, những sản phẩm cao cấp, dành cho đối tượng người tiêu dùng cao cấp, đã được xác định. Đối với họ, mức giá cũng không phải là vấn đề quan trọng khi họ sẵn sàng bỏ ra một món tiền rất lớn để có thể sở hữu nó. Bà Thu cũng cho rằng, giá gỗ nhập khẩu tuy có tăng nhưng mức tăng trên gỗ chỉ 5-10%  và Trường Thành ít chịu ảnh hưởng từ việc này, do trong 2 năm qua công ty đã thuyết phục khá nhiều khách chuyển sang dùng gỗ của Việt Nam như cao su, keo, tràm… Do đó, Trường Thành chỉ nhập khẩu khoảng 20% nguồn nguyên liệu để sản xuất, 80% còn lại đều chủ động được. Do vậy, khi tỷ giá tăng, công ty lại có lợi nhiều hơn.

Agroinfo - Theo Báo Điên tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=448085

 

NỘI DUNG KHÁC

Năm 2011, ngành gỗ tiếp đà tăng trưởng

1-3-2011

Năm 2010, ngành gỗ Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều khó khăn để đạt mức tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Vậy sang năm 2011, ngành gỗ Việt Nam có tiếp được đà tăng trưởng này hay không? Để giải đáp câu hỏi này phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Cá tra trước 2 nỗi lo lớn

1-3-2011

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố dự thảo Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu. Việc này cho thấy USDA đã bắt đầu bắt tay vào nắm việc thanh tra cá da trơn, vốn trước đây chỉ do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đảm nhiệm.

Ngành chăn nuôi “méo mặt” vì tỷ giá

1-3-2011

Ngành nông nghiệp nước ta mấy năm gần đây chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Chính vì vậy, sau mỗi lần tỷ giá tăng, cả người nông dân lẫn doanh nghiệp ngành chăn nuôi đều phải “oằn mình” đối phó.

Được mùa xuất khẩu nông sản

1-3-2011

TT - Giá nhiều loại nông sản liên tục tăng và chưa có dấu hiệu ngừng. Trong đó, giá điều thô tăng cao nhất trong lịch sử, giá cà phê tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự đoán trước đó của các chuyên gia.

Giá phân bón tăng: Cảnh giác phân kém chất lượng

28-2-2011

Khoảng nửa tháng trở lại đây, nhiều mặt hàng phân bón (PB) đã tăng và dự báo còn tăng mạnh. Một số chuyên gia về PB cảnh báo: Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần mua PB có thương hiệu, có uy tín lâu năm; nếu ham mua PB giá rẻ, thương hiệu không rõ ràng thì vừa mất tiền mà cây trồng… mang tật!

Liệu có khủng hoảng giá lương thực?

23-2-2011

Giá lương thực (90% là gạo) đang tăng mạnh trên thế giới, liệu năm nay có nguy cơ tái diễn khủng hoảng giá lương thực như năm 2008 hay không? Chúng tôi đã đặt vấn đề này với một số chuyên gia.

Ngành cà phê Việt Nam: Tăng vốn, nâng chất lượng

21-2-2011

KTNT - Chưa bao giờ cà phê nhân xô tăng giá kỷ lục như hiện nay. giá tăng cao đã kéo theo tình trạng tranh mua quyết liệt ở các vùng nguyên liệu như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… Trao đổi với phóng viên Báo SGGP về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết:

XK nông sản năm 2011: Khó có lợi thế về giá

20-1-2011

KTNT - Dù thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ thuận lợi. Năm 2011, nước ta gặp nhiều khó khăn nếu không nắm vững “luật” chơi của WTO cũng như có chính sách cần thiết để hỗ trợ nông dân.

Thực trạng sản xuất lúa giống: Nhìn từ “thủ phủ” Quảng Nam

23-12-2010

Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa giống, trong những năm qua tỉnh Quảng Nam được các đơn vị SXKD giống chọn làm địa điểm sản xuất giống để cung ứng cho các tỉnh trong khu vực và các tỉnh phía Bắc, nhưng đằng sau những lợi ích vẫn còn nhiều vấn đề.

Xuất khẩu chè của Việt Nam đang tăng dần về “chất”

22-12-2010

Giá chè xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đạt mức bình quân 1.450 USD/tấn, đây được xem là mức tăng mạnh của giá chè so với nhiều năm trước đây.

Thủy sản Việt Nam phải tự bảo vệ mình

22-12-2010

Tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố rút tên cá tra khỏi danh sách đỏ. Sự thật đã sáng tỏ. Tuy nhiên, tổ chức này cũng tìm cách "ép" con cá Việt Nam đi theo bộ quy chuẩn mà họ lập ra (ASC).

Cá tra: Cần chiến lược tổng thể để vượt qua ngưỡng cản

22-11-2010

AGROINFO - Theo báo cáo mới nhất từ AGROINFO (Báo cáo thủy sản quý 3/2010: Rào cản nội tại), hoạt động chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với tình hình sụt giảm xuất khẩu ngay trong thời kỳ thị trường xuất khẩu phục hồi, mà nguyên nhân then chốt đến từ chính rào cản nội tại: thiếu nguyên liệu chế biến.