THỊ TRƯỜNG

Năm 2011, ngành gỗ tiếp đà tăng trưởng

Ngày đăng: 01 | 03 | 2011

Năm 2010, ngành gỗ Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều khó khăn để đạt mức tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Vậy sang năm 2011, ngành gỗ Việt Nam có tiếp được đà tăng trưởng này hay không? Để giải đáp câu hỏi này phóng viên báo Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã vượt mục tiêu đề ra, vậy theo ông, sang năm 2011 ngành gỗ có tiếp được đà tăng trưởng của năm 2010 không ?
 
Năm 2011, ngành gỗ sẽ gặp những ảnh hưởng nhất định bởi các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ sẽ áp dụng một cách triệt để Đạo luật Lacey (Đạo luật của Mỹ về cấm buôn bán gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp), thêm vào đó là xu hướng ưu tiên sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường… Tuy nhiên, các DN trong ngành cũng đã rất nhanh chóng bắt kịp những biến động này. Bên cạnh việc duy trì thị phần ở những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản các DN đã bước đầu xâm nhập được những thị trường mới rất tiềm năng như: Nga và các nước Đông Âu cũ, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông. Tiếp nối từ nửa cuối năm 2010, giá các mặt hàng gỗ đều tăng từ 3-7% đã làm giảm sức ép tăng giá thành sản phẩm do giá nguyên liệu tăng cho các DN. Hơn nữa, được sự ủng hộ của Nhà nước, một số sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam không phải đóng thuế… Với tất cả những thuận lợi trên cộng với sức phát triển nhanh chóng của các DN trong ngành những năm gần đây thì việc ngành gỗ phấn đấu đạt mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu và tiếp đà tăng trưởng 25% là hoàn toàn có thể.
 
Triển vọng từ các thị trường nhập khẩu gỗ của Việt Nam năm nay sẽ như thế nào, thưa ông?
 
Triển vọng từ các thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ là tốt, bởi: cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hiện nay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ của thế giới bình quân đạt 230 tỷ USD/năm. Trong đó, nhu cầu từ những thị trường chính của ngành gỗ Việt Nam lại khá khởi sắc như: Mỹ là trên 30 tỷ USD/năm, các nước EU trên dưới 85 tỷ USD/năm. Ngoài ra, các thị trường mới mà các DN Việt Nam đã tiếp cận được cũng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ rất lớn.
 
Hiện nay xu hướng tiêu dùng sản phẩm gỗ trên thế giới đã có sự thay đổi, vậy năm 2011 những sản phẩm gỗ nào của Việt Nam sẽ có ưu thế trong xuất khẩu?
 
Ngay từ năm 2010, xu hướng tiêu dùng sản phẩm gỗ của thế giới đã có sự thay đổi; những sản phẩm gỗ nội thất và các sản phẩm gỗ kết hợp với các vật liệu khác được sử dụng tăng dần; dưới tác động của Luật Lacey và ý thức
Về bảo vệ môi trường những sản phẩm từ gỗ rừng trồng sẽ được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Theo đó, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam năm 2011 sẽ là sản phẩm gỗ nội thất có giá bình dân được chế biến từ gỗ rừng trồng kết hợp với các vật liệu khác, tiếp đến là nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ…
 
Thị trường nội của ngành gỗ Việt Nam hiện đang bị lấn át bởi hàng ngoại nhập, theo ông làm thế nào để ngành gỗ hạn chế được tình trạng này?
 
Đúng là hiện nay ngành gỗ vẫn chưa khai thác được xứng tầm tiềm năng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam thực hiện cam kết WTO sản phẩm gỗ của các nước nhập vào Việt Nam tăng lên đã tác động tới nhận thức phải quan tâm đến thị trường nội địa của các DN trong nước. Và để làm được điều này các DN rất cần có những chính sách khuyến khích của Nhà nước về thuế, phát triển nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật…Thêm vào đó sự hưởng ứng của người tiêu dùng trong nước cũng là yếu tố rất quan trọng. Nhưng vấn đề chính vẫn là sự nỗ lực của các DN trong việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm…
Với những nỗ lực không ngừng của các DN, hai năm gần đây thị trường nội địa của ngành gỗ đã không ngừng khởi sắc, trên thị trường hiện nay chỉ còn nhóm sản phẩm gỗ nội thất đang phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập, còn các nhóm sản phẩm còn lại như sản phẩm gỗ xây dựng, sản phẩm gỗ mỹ nghệ, sản phẩm gỗ cho giáo dục, văn hóa…các DN Việt Nam đã và đang chiếm lĩnh được thị trường./.
 
Agroinfo – Theo Báo Kinh tế Việt Nam

 

NỘI DUNG KHÁC

Cá tra trước 2 nỗi lo lớn

1-3-2011

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố dự thảo Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu. Việc này cho thấy USDA đã bắt đầu bắt tay vào nắm việc thanh tra cá da trơn, vốn trước đây chỉ do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đảm nhiệm.

Ngành chăn nuôi “méo mặt” vì tỷ giá

1-3-2011

Ngành nông nghiệp nước ta mấy năm gần đây chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Chính vì vậy, sau mỗi lần tỷ giá tăng, cả người nông dân lẫn doanh nghiệp ngành chăn nuôi đều phải “oằn mình” đối phó.

Được mùa xuất khẩu nông sản

1-3-2011

TT - Giá nhiều loại nông sản liên tục tăng và chưa có dấu hiệu ngừng. Trong đó, giá điều thô tăng cao nhất trong lịch sử, giá cà phê tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự đoán trước đó của các chuyên gia.

Giá phân bón tăng: Cảnh giác phân kém chất lượng

28-2-2011

Khoảng nửa tháng trở lại đây, nhiều mặt hàng phân bón (PB) đã tăng và dự báo còn tăng mạnh. Một số chuyên gia về PB cảnh báo: Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần mua PB có thương hiệu, có uy tín lâu năm; nếu ham mua PB giá rẻ, thương hiệu không rõ ràng thì vừa mất tiền mà cây trồng… mang tật!

Liệu có khủng hoảng giá lương thực?

23-2-2011

Giá lương thực (90% là gạo) đang tăng mạnh trên thế giới, liệu năm nay có nguy cơ tái diễn khủng hoảng giá lương thực như năm 2008 hay không? Chúng tôi đã đặt vấn đề này với một số chuyên gia.

Ngành cà phê Việt Nam: Tăng vốn, nâng chất lượng

21-2-2011

KTNT - Chưa bao giờ cà phê nhân xô tăng giá kỷ lục như hiện nay. giá tăng cao đã kéo theo tình trạng tranh mua quyết liệt ở các vùng nguyên liệu như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… Trao đổi với phóng viên Báo SGGP về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết:

XK nông sản năm 2011: Khó có lợi thế về giá

20-1-2011

KTNT - Dù thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ thuận lợi. Năm 2011, nước ta gặp nhiều khó khăn nếu không nắm vững “luật” chơi của WTO cũng như có chính sách cần thiết để hỗ trợ nông dân.

Thực trạng sản xuất lúa giống: Nhìn từ “thủ phủ” Quảng Nam

23-12-2010

Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa giống, trong những năm qua tỉnh Quảng Nam được các đơn vị SXKD giống chọn làm địa điểm sản xuất giống để cung ứng cho các tỉnh trong khu vực và các tỉnh phía Bắc, nhưng đằng sau những lợi ích vẫn còn nhiều vấn đề.

Xuất khẩu chè của Việt Nam đang tăng dần về “chất”

22-12-2010

Giá chè xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đạt mức bình quân 1.450 USD/tấn, đây được xem là mức tăng mạnh của giá chè so với nhiều năm trước đây.

Thủy sản Việt Nam phải tự bảo vệ mình

22-12-2010

Tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố rút tên cá tra khỏi danh sách đỏ. Sự thật đã sáng tỏ. Tuy nhiên, tổ chức này cũng tìm cách "ép" con cá Việt Nam đi theo bộ quy chuẩn mà họ lập ra (ASC).

Cá tra: Cần chiến lược tổng thể để vượt qua ngưỡng cản

22-11-2010

AGROINFO - Theo báo cáo mới nhất từ AGROINFO (Báo cáo thủy sản quý 3/2010: Rào cản nội tại), hoạt động chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với tình hình sụt giảm xuất khẩu ngay trong thời kỳ thị trường xuất khẩu phục hồi, mà nguyên nhân then chốt đến từ chính rào cản nội tại: thiếu nguyên liệu chế biến.

Phải nhập hơn 300 triệu USD thức ăn chăn nuôi mỗi năm

15-10-2010

Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh, những khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải là do nước ta còn thiếu các ngành công nghiệp mạng lưới để hỗ trợ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến.