THỊ TRƯỜNG

Cá tra trước 2 nỗi lo lớn

Ngày đăng: 01 | 03 | 2011

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố dự thảo Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu. Việc này cho thấy USDA đã bắt đầu bắt tay vào nắm việc thanh tra cá da trơn, vốn trước đây chỉ do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đảm nhiệm.

Theo USDA, dự thảo luật nói trên sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát mới đối với cá da trơn sản xuất hoặc nhập khẩu vào Mỹ. Theo đó, các sản phẩm ghi nhãn “catfish” phải theo tiêu chuẩn thanh tra của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS). Điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ phải có quy trình sản xuất, chế biến cũng như chế độ kiểm tra chất lượng tương đương với cá da trơn nuôi tại Mỹ. Vì thế, quy định này chẳng khác gì một hình thức bảo hộ của Bộ Nông nghiệp Mỹ đối với cá da trơn nội địa của nước này.
Sản xuất cá tra
 
Ngay sau khi USDA công bố dự thảo trên, Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) đã lên tiếng phản đối ngay lập tức. Theo NFI, không có một quy định nào trong dự thảo luật này cho thấy FDA sẽ thôi công việc thanh tra cá da trơn mà họ đã làm từ nhiều năm nay. Và nếu vậy, nếu vào tháng 6 tới, khi Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu Mỹ được thông qua, sẽ có tới 2 cơ quan cùng thanh tra cá da trơn là FDA và USDA, gây thêm nhiều khó khăn cho các nhà nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ.
Tuy dự thảo Luật Thanh tra và Phân loại cá da trơn nội địa và nhập khẩu Mỹ không nói rõ cá tra (một loài giống với cá da trơn, tức catfish theo định nghĩa của Mỹ) có nằm trong dự luật cuối cùng hay không, nhưng phía Việt Nam cũng không khỏi lo ngại. Bởi đến thời điểm này, USDA vẫn đang tham khảo các bên có liên quan về việc có đưa cá tra, basa vào định nghĩa “catfish” theo đạo luật Farm Bill 2008 hay không. Mà theo quan điểm của Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Mỹ (FSIS), mặc dù việc định nghĩa cá da trơn vẫn chưa được thực hiện, nhưng một khi định nghĩa đã được ấn định trong dự luật cuối cùng, thì bất kỳ nhà sản xuất cá da trơn nước ngoài nào cũng sẽ phải tuân theo các quy trình, thủ tục của FSIS.
Trước những thông tin đó, VASEP đang tiếp tục tiến hành việc cung cấp các bằng chứng để USDA không đưa cá tra, basa của Việt Nam vào định nghĩa nói trên. Đây cũng chính là một công việc trọng tâm mà VASEP đã tiến hành trong mấy năm qua và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. VASEP khẳng định với USDA rằng các công ty Việt Nam đang áp dụng và tuân theo nhiều chương trình kiểm soát chất lượng cá tra, basa nói riêng và thủy sản nói chung như GlobalGAP, SQF 1000, USDC … Nhờ đó, các sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam đã đáp ứng được tất cả các quy định bắt buộc để xuất khẩu vào được những thị trường khó tính nhất trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản …
Ngoài nỗi lo nói trên, hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ cũng đang hồi hộp chờ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 6 thuế chống bán phá giá (CBPG) cá tra, dự kiến vào giữa tháng 3 này. Hồi tháng 9 năm ngoái, DOC đã công bố kết quả sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần 6 thuế CBPG cá tra, theo đó, 4 công ty Việt Nam là Vĩnh Hoàn, Agifish, ESS LCC và South Vina bị đề nghị mức thuế CBPG tới 130% (4,22 USD/kg), CTCP XNK Thủy sản Cửu Long chịu mức thuế 0,93 USD/kg. Các công ty khác chịu mức thuế 2,11 USD/kg.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, hiện tại, chưa có thông tin nào từ phía DOC. Nhưng qua những bằng chứng mà VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho DOC, phía Việt Nam đang có nhiều hy vọng sẽ thuyết phục được DOC sử dụng Bangladesh làm nước thay thế, mà không dùng Philippines như trong kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 6. Và nếu niềm hy vọng này thành hiện thực, các doanh nghiệp trên sẽ lại được xuất khẩu cá tra, basa vào Mỹ với mức thuế suất thấp như trước đây.

Agroinfo - Theo Báo NNVN

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/73163/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Ngành chăn nuôi “méo mặt” vì tỷ giá

1-3-2011

Ngành nông nghiệp nước ta mấy năm gần đây chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Chính vì vậy, sau mỗi lần tỷ giá tăng, cả người nông dân lẫn doanh nghiệp ngành chăn nuôi đều phải “oằn mình” đối phó.

Được mùa xuất khẩu nông sản

1-3-2011

TT - Giá nhiều loại nông sản liên tục tăng và chưa có dấu hiệu ngừng. Trong đó, giá điều thô tăng cao nhất trong lịch sử, giá cà phê tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua dự đoán trước đó của các chuyên gia.

Giá phân bón tăng: Cảnh giác phân kém chất lượng

28-2-2011

Khoảng nửa tháng trở lại đây, nhiều mặt hàng phân bón (PB) đã tăng và dự báo còn tăng mạnh. Một số chuyên gia về PB cảnh báo: Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần mua PB có thương hiệu, có uy tín lâu năm; nếu ham mua PB giá rẻ, thương hiệu không rõ ràng thì vừa mất tiền mà cây trồng… mang tật!

Liệu có khủng hoảng giá lương thực?

23-2-2011

Giá lương thực (90% là gạo) đang tăng mạnh trên thế giới, liệu năm nay có nguy cơ tái diễn khủng hoảng giá lương thực như năm 2008 hay không? Chúng tôi đã đặt vấn đề này với một số chuyên gia.

Ngành cà phê Việt Nam: Tăng vốn, nâng chất lượng

21-2-2011

KTNT - Chưa bao giờ cà phê nhân xô tăng giá kỷ lục như hiện nay. giá tăng cao đã kéo theo tình trạng tranh mua quyết liệt ở các vùng nguyên liệu như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… Trao đổi với phóng viên Báo SGGP về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết:

XK nông sản năm 2011: Khó có lợi thế về giá

20-1-2011

KTNT - Dù thế giới đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ thuận lợi. Năm 2011, nước ta gặp nhiều khó khăn nếu không nắm vững “luật” chơi của WTO cũng như có chính sách cần thiết để hỗ trợ nông dân.

Thực trạng sản xuất lúa giống: Nhìn từ “thủ phủ” Quảng Nam

23-12-2010

Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa giống, trong những năm qua tỉnh Quảng Nam được các đơn vị SXKD giống chọn làm địa điểm sản xuất giống để cung ứng cho các tỉnh trong khu vực và các tỉnh phía Bắc, nhưng đằng sau những lợi ích vẫn còn nhiều vấn đề.

Xuất khẩu chè của Việt Nam đang tăng dần về “chất”

22-12-2010

Giá chè xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đạt mức bình quân 1.450 USD/tấn, đây được xem là mức tăng mạnh của giá chè so với nhiều năm trước đây.

Thủy sản Việt Nam phải tự bảo vệ mình

22-12-2010

Tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố rút tên cá tra khỏi danh sách đỏ. Sự thật đã sáng tỏ. Tuy nhiên, tổ chức này cũng tìm cách "ép" con cá Việt Nam đi theo bộ quy chuẩn mà họ lập ra (ASC).

Cá tra: Cần chiến lược tổng thể để vượt qua ngưỡng cản

22-11-2010

AGROINFO - Theo báo cáo mới nhất từ AGROINFO (Báo cáo thủy sản quý 3/2010: Rào cản nội tại), hoạt động chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với tình hình sụt giảm xuất khẩu ngay trong thời kỳ thị trường xuất khẩu phục hồi, mà nguyên nhân then chốt đến từ chính rào cản nội tại: thiếu nguyên liệu chế biến.

Phải nhập hơn 300 triệu USD thức ăn chăn nuôi mỗi năm

15-10-2010

Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh, những khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải là do nước ta còn thiếu các ngành công nghiệp mạng lưới để hỗ trợ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến.

DN gỗ chưa chú ý rào cản kỹ thuật

13-10-2010

Nhận xét trên được đưa ra tại hội thảo “Thách thức mới trong quy định của thị trường nhập khẩu và giải pháp dành cho các đơn vị xuất khẩu sản phẩm gỗ và mỹ nghệ” được tổ chức tại Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ - Expo 2010 tại TPHCM cuối tuần qua