THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu chè của Việt Nam đang tăng dần về “chất”

Ngày đăng: 22 | 12 | 2010

Giá chè xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đạt mức bình quân 1.450 USD/tấn, đây được xem là mức tăng mạnh của giá chè so với nhiều năm trước đây.

Hiện giá xuất khẩu chè bình quân của Việt Nam đã tăng nhưng cũng mới chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới.
Số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 125.000 tấn chè, kim ngạch đạt 182 triệu USD, tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, “năm 2010 cả nước sẽ xuất khẩu được 130.000 tấn chè thu về kim ngạch 190 triệu USD”, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) dự báo. 

“Với những con số này, mặc dù xuất khẩu chè không tăng về lượng nhưng kim ngạch đã tăng khoảng 10% so với 2009. Về đơn giá xuất khẩu bình quân thời gian qua tuy vẫn chưa chạm tới mốc kỷ lục là 1.520 USD/tấn mà sản phẩm chè đã lập được vào năm 1998, nhưng mức giá bình quân là 1.450 USD/tấn vẫn được coi là mức cao của sản phẩm chè nước ta”, ông Hoàng Đình Như, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thị trường chè cho hay.

Ông Nguyễn Văn Thụ, nguyên Phó chủ tịch Vitas còn cho hay, so với mức giá xuất khẩu trước đây thường chỉ bằng 50% giá thế giới thì mức giá trên hiện đã tăng đáng kể và đang ở mức 60-70% giá chè bình quân của thế giới”.

Tuy vậy, ông Thụ cũng thẳng thắn thừa cho rằng dù đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá chè Việt Nam vẫn khó tăng mạnh mẽ vì nước ta vẫn xuất khẩu chè nguyên liệu là chủ yếu.

Ngoài ra, cây chè cũng đang phải đối mặt với sự “xâm lấn” của nhiều loại cây trồng khác do hiệu quả kinh tế có phần nhỉnh hơn. Thêm vào đó, với những diện tích trồng trồng chè theo đúng quy trình kỹ thuật giá thu mua vẫn chưa có sự chênh lệch nhiều so với những vùng trồng khác nên chưa khuyến khích được người trồng.

Song về triển vọng xuất khẩu chè năm tới, Vitas vẫn cho rằng sản lượng xuất khẩu không tăng nhưng giá trị sẽ tăng thêm khoảng 20%, tương đương với kim ngạch sẽ đạt trên 200 triệu USD.
 Theo Y Nhung ( VnEconomy )

NỘI DUNG KHÁC

Thủy sản Việt Nam phải tự bảo vệ mình

22-12-2010

Tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố rút tên cá tra khỏi danh sách đỏ. Sự thật đã sáng tỏ. Tuy nhiên, tổ chức này cũng tìm cách "ép" con cá Việt Nam đi theo bộ quy chuẩn mà họ lập ra (ASC).

Cá tra: Cần chiến lược tổng thể để vượt qua ngưỡng cản

22-11-2010

AGROINFO - Theo báo cáo mới nhất từ AGROINFO (Báo cáo thủy sản quý 3/2010: Rào cản nội tại), hoạt động chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với tình hình sụt giảm xuất khẩu ngay trong thời kỳ thị trường xuất khẩu phục hồi, mà nguyên nhân then chốt đến từ chính rào cản nội tại: thiếu nguyên liệu chế biến.

Phải nhập hơn 300 triệu USD thức ăn chăn nuôi mỗi năm

15-10-2010

Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh, những khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải là do nước ta còn thiếu các ngành công nghiệp mạng lưới để hỗ trợ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến.

DN gỗ chưa chú ý rào cản kỹ thuật

13-10-2010

Nhận xét trên được đưa ra tại hội thảo “Thách thức mới trong quy định của thị trường nhập khẩu và giải pháp dành cho các đơn vị xuất khẩu sản phẩm gỗ và mỹ nghệ” được tổ chức tại Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ - Expo 2010 tại TPHCM cuối tuần qua

Ít khả năng sốt giá phân bón

13-10-2010

Vụ đông ở miền Bắc và chính vụ đông xuân ở miền Nam thường là thời điểm thị trường phân bón biến động do nhu cầu tăng đột biến, nhất là trong nửa tháng qua.

Bán gạo sớm, thiệt 420 triệu USD

12-10-2010

Cuối tuần qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) họp đánh giá kết quả xuất khẩu gạo chín tháng đầu năm 2010. Thông tin nổi bật từ cuộc họp là, Việt Nam đã bán hết gạo lúc giá thấp, lúc giá tăng thì không còn để bán.

Hàng Việt Nam vào Mỹ sẽ gặp nhiều rào cản hơn

30-9-2010

Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết dự kiến sẽ có 14 “hàng rào” mới được dựng lên tại thị trường Mỹ, khiến cho hàng hóa từ các quốc gia như Việt Nam vào thị trường này khó khăn hơn.

Xuất khẩu nông sản: Gạo và cao su bứt phá

28-9-2010

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 9 ước đạt 1,75 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 của toàn ngành lên mức 13,93 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2009.

Chè Thái Nguyên tăng giá

28-9-2010

Chè được giá ngay trong thời điểm chính vụ khiến cho người trồng chè phấn khởi. Dự báo từ nay đến cuối năm giá chè tiếp tục ổn định và có thể tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Lúa ở ĐBSCL: Ai đẩy giá tụt xuống bất thường?

21-9-2010

Giá lúa ở ĐBSCL đột ngột giảm và dự báo sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm. Trong khi đó, giá sàn XK trong nước liên tục bị bị đẩy lên với tốc độ tăng giá 4 lần trong vòng 5 tuần và đến giữa tháng 9.2010, giá gạo 5% XK do VFA quy định là 475USD/tấn đã qua mặt Thái Lan đang chào bán 450USD/tấn.

Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

13-9-2010

Với động thái này của Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị áp mức thuế phải đóng đến 4,22 USD/kg phi lê đông lạnh là rất cao, trong khi thực tế giá bán ở thị trường Mỹ thấp hơn giá chịu thuế.

Bao giờ hạt gạo hết long đong?

13-9-2010

Dù đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu, nhưng hạt gạo Việt Nam vẫn chưa có tiếng tăm gì trên thị trường thế giới. Người sản xuất chịu lắm thua thiệt khi phải tự xoay xở tìm đầu ra cho hạt gạo.