THỊ TRƯỜNG

Bán gạo sớm, thiệt 420 triệu USD

Ngày đăng: 12 | 10 | 2010

Cuối tuần qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) họp đánh giá kết quả xuất khẩu gạo chín tháng đầu năm 2010. Thông tin nổi bật từ cuộc họp là, Việt Nam đã bán hết gạo lúc giá thấp, lúc giá tăng thì không còn để bán.

Tính đến hết tháng 9, theo thống kê của VFA, doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo. Nếu cộng cả 300.000 tấn gạo 15% tấm vừa bán cho Indonesia, thì lượng gạo có hợp đồng đã lên tới 6,8 triệu tấn, vượt so với kế hoạch dự kiến 6 – 6,5 triệu đề ra cho năm nay. Trong số hợp đồng đã ký, doanh nghiệp giao cho khách hàng 5,393 triệu tấn, còn lại khoảng 1,4 triệu tấn sẽ thực hiện từ nay đến hết năm.

Theo tính toán của cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu diễn biến mùa vụ thuận lợi, thì từ nay đến cuối năm 2010, tổng lượng gạo hàng hoá thu hoạch được cần tiêu thụ khoảng 1,3 – 1,5 triệu tấn. Số gạo này, có thể đáp ứng đủ cho hợp đồng còn lại chưa giao (khoảng 1,4 triệu tấn). Thế nhưng, yếu tố thời tiết, quyết định phần lớn đến năng suất mùa vụ vẫn còn là ẩn số.

Dù cân đối lượng gạo hàng hoá vụ mùa và thu đông như vậy, nhưng thực tế từ nhiều năm nay, chỉ có khoảng phân nửa trong số đó dùng xuất khẩu, còn lại tiêu thụ nội địa và làm giống vụ sau. Người đứng đầu VFA, ông Trương Thanh Phong cũng thừa nhận không thể đem bán hết gạo mùa và thu đông. Vì một phần trong số này còn phải dùng gối đầu cho các hợp đồng xuất khẩu quý 1 năm sau, số lượng khoảng 200.000 – 300.000 tấn.

Trước tình hình trên, từ đầu tháng 9, VFA liên tục điều chỉnh giá sàn xuất khẩu. Đây có thể được coi như giải pháp hạn chế xuất khẩu. Khi giá sàn nâng lên 475 USD/tấn gạo 5% tấm và 445 USD/tấn 25% tấm, sẽ không doanh nghiệp nào bán được vì giá thực giao dịch trên thị trường thấp hơn. Thực tế trong tháng 9, số hợp đồng ký mới chỉ có 195.000 tấn, giảm gần 80% so với tháng 8, trong đó riêng hợp đồng tập trung chiếm 110.000 tấn.

Tháng 9.2010, Indonesia yêu cầu cung cấp 500 ngàn tấn gạo với giá cao, nhưng lo ngại thiếu hụt nguồn cung nên Việt Nam chỉ dám bán 300 ngàn tấn, số còn lại họ phải mua từ Thái Lan.

Cuộc họp cuối tuần qua, giám đốc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng thừa nhận: “Chúng ta quá xao động, vội vàng bán gạo ra ồ ạt trong thời điểm giá thấp”.

Theo tính toán, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, do không bị khống chế giá sàn xuất khẩu, nên doanh nghiệp bán ra tới trên 3,5 triệu tấn gạo với mức giá 320 – 350 USD/tấn gạo 5% tấm và 290 – 310 USD/tấn loại 25% tấm. So với giá sàn VFA hướng dẫn hiện nay, thì mỗi tấn gạo bị mất ít nhất 120 USD. Tính ra tổng cộng mất ít nhất 420 triệu USD do bán giá thấp.

Dự báo thị trường gạo không dễ dàng bởi bị chi phối khá nhiều từ yếu tố thiên tai, thời tiết. Tuy nhiên, cũng trong hoàn cảnh như vậy, Thái Lan lại có cách ứng phó tốt hơn. Thay vì ồ ạt bán ra, họ trữ lại kho, và chỉ đến thời điểm tháng 7 trở đi, khi giá gạo thế giới tăng cao họ mới bắt đầu đem bán.

Với năng lực kho khoảng 3 triệu tấn (theo VFA công bố), doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học cách làm của người Thái.

Minh Khoa (SGTT)

NỘI DUNG KHÁC

Hàng Việt Nam vào Mỹ sẽ gặp nhiều rào cản hơn

30-9-2010

Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết dự kiến sẽ có 14 “hàng rào” mới được dựng lên tại thị trường Mỹ, khiến cho hàng hóa từ các quốc gia như Việt Nam vào thị trường này khó khăn hơn.

Xuất khẩu nông sản: Gạo và cao su bứt phá

28-9-2010

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 9 ước đạt 1,75 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 của toàn ngành lên mức 13,93 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2009.

Chè Thái Nguyên tăng giá

28-9-2010

Chè được giá ngay trong thời điểm chính vụ khiến cho người trồng chè phấn khởi. Dự báo từ nay đến cuối năm giá chè tiếp tục ổn định và có thể tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Lúa ở ĐBSCL: Ai đẩy giá tụt xuống bất thường?

21-9-2010

Giá lúa ở ĐBSCL đột ngột giảm và dự báo sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm. Trong khi đó, giá sàn XK trong nước liên tục bị bị đẩy lên với tốc độ tăng giá 4 lần trong vòng 5 tuần và đến giữa tháng 9.2010, giá gạo 5% XK do VFA quy định là 475USD/tấn đã qua mặt Thái Lan đang chào bán 450USD/tấn.

Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

13-9-2010

Với động thái này của Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị áp mức thuế phải đóng đến 4,22 USD/kg phi lê đông lạnh là rất cao, trong khi thực tế giá bán ở thị trường Mỹ thấp hơn giá chịu thuế.

Bao giờ hạt gạo hết long đong?

13-9-2010

Dù đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu, nhưng hạt gạo Việt Nam vẫn chưa có tiếng tăm gì trên thị trường thế giới. Người sản xuất chịu lắm thua thiệt khi phải tự xoay xở tìm đầu ra cho hạt gạo.

ICO dự báo sản lượng cà phê của Braxin vụ 2010/11 đạt 47 triệu bao

24-8-2010

AGROINFO - Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa đưa ra dự báo sản lượng cà phê của quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới sẽ đạt 47 triệu bao trong niên vụ 2010/11.

Philippines: Sẽ không còn nhập khẩu gạo

24-8-2010

AGROINFO - Chính phủ mới nhậm chức ở Philippines vừa công bố mục tiêu: sẽ tự túc lương thực sau 3 năm nữa. Nghĩa là quốc đảo này không còn phải nhập khẩu gạo với khối lượng lớn như hiện nay.

Xuất khẩu gỗ trái Luật Lacey có thể bị phạt đến 500.000 USD

24-8-2010

AGROINFO - Từ tháng 9/2010, xuất khẩu gỗ vào Hoa Kỳ phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp

Xuất khẩu thuỷ sản vào Ai Cập: không nên “sao nhãng”

19-8-2010

AGROINFO - Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho biết, hiện nay tỷ trọng cá tra nhập khẩu vào Ai Cập giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tôm, cá ngừ, cá cờ, bạch tuộc, ghẹ, nghêu tăng rõ rệt.

Gạo chất lượng cao vẫn là ưu tiên hàng đầu

19-8-2010

AGROINFO - “Nhiều người cho rằng, thời gian qua thương lái thu mua gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long rồi xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới an ninh lương thực trong nước.

“Khát” tôm trên vùng nguyên liệu

16-8-2010

AGROINFO - Bạc Liêu là “mỏ” tôm nhưng trong các cuộc họp bàn về thị trường tôm xuất khẩu, các doanh nghiệp thay nhau than thiếu nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp phải nhập tôm từ nước ngoài để phục vụ chế biến. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp xử lý bài toán “khát” tôm trên vùng nguyên liệu?