THỊ TRƯỜNG

Thủy sản Việt Nam phải tự bảo vệ mình

Ngày đăng: 22 | 12 | 2010

Tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa công bố rút tên cá tra khỏi danh sách đỏ. Sự thật đã sáng tỏ. Tuy nhiên, tổ chức này cũng tìm cách "ép" con cá Việt Nam đi theo bộ quy chuẩn mà họ lập ra (ASC).

TS Lê Xuân Sinh – khoa Thủy sản ĐH Cần Thơ

Vấn đề đặt ra là không chỉ có quy chuẩn ASC của WWF, rồi đây không loại trừ việc chúng ta sẽ phải đối phó với những bộ quy chuẩn kiểu "trời ơi" của các tổ chức phi chính phủ "đẻ" ra bởi những toan tính của họ.  NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Lê Xuân Sinh – Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thủy sản - Trường ĐH Cần Thơ xung quanh vấn đề này.

 Ông Sinh cho biết :
“Tôi nghĩ rằng cả người sản xuất và người tiêu dùng đều có quyền được thông tin minh bạch, rõ ràng. Chính các DN có nhà máy chế biến thủy sản cần làm sáng tỏ, chứng minh cá tra Việt Nam được nuôi trong môi trường sạch và chế biến đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu. Rõ ràng đây là vấn đề chúng ta đã, đang làm và cần lên tiếng. Từ những tranh chấp trên thị trường trong thời gian qua, chúng ta đã thực hiện theo các qui trình nuôi có truy xuất nguồn gốc và được các cơ quan khách quan có uy tín xác nhận.
Người ta cần thông tin có tính minh bạch và chúng ta chứng minh thủy sản nuôi có chứng nhận. Tôi nghĩ sau thông tin về cá tra từ WWF vừa qua, chúng ta có thêm thuận lợi về sau trong quá trình phát triển theo hướng thủy sản có chứng nhận. Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) hay Hiệp hội thủy sản các tỉnh đã hiểu biết thêm cách đấu tranh và muốn “đấu” với người ta phải theo luật quốc tế. Chúng ta cần trang bị đủ kiến thức, hơn nữa cần sự hợp lực giữa các đơn vị/tố chức/cá nhân có liên quan (trong và ngoài nước) và rất cần có vai trò của một nhạc trưởng.
Tại hội nghị thủy sản Châu Á cuối năm 2009 ở Malaysia, vấn đề thương hiệu và gian lận thương mại được đề cập tới. Bên cạnh việc bị nói xấu, cạnh tranh gian lận, một yếu kém của cá tra Việt Nam là khâu thương hiệu chưa làm tới nơi, sản phẩm chưa có nhãn mác đúng nghĩa. Đơn cử, sản phẩm cá tra Việt Nam nhập khẩu tại Tây Ban Nha đôi khi bán ra với giá lên tới 6- 9 USD/kg, nhưng nhãn mác hàng hóa không phải là cá tra của Việt Nam. 
 Chúng ta khi nuôi và chế biến, phải nhập khẩu thiết bị máy móc và nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y thủy sản từ nước ngoài. Vậy nên 1kg cá tra phi lê chỉ có mức lãi rất thấp, chừng một vài ngàn đồng. Trong khi đó, ta lại phải gánh trách nhiệm với chất thải, nước thải từ quá trình nuôi và chế biến. Nhìn chung là bị thiệt đơn, thiệt kép.
Bây giờ sản phẩm nông sản chúng ta đã tham gia “sân chơi cạnh tranh”. Vì vậy, bên cạnh hiểu luật chơi, biết cách chơi chúng ta cần đủ sức để chơi. Do đó, ngoài khắc phục những tồn tại nói trên, con cá tra nói riêng, sản phẩm thủy sản của chúng ta nói chung phải không ngừng cải thiện về chất lượng, đủ khả năng bảo vệ mình. Hiện nhiều DN đã xây dựng vùng nguyên liệu nuôi cá tra, tự chủ được nguyên liệu cho mình và chủ động hợp tác với các cơ quan/đoàn kiểm tra truy suất nguồn gốc. Nhiều DN cũng đã chủ động hơn thông qua những hợp đồng liên kết với nông dân, HTX có uy tín.
Xét về chiến lược lâu dài, chúng ta cần phải tính toán lại xem sản lượng bao nhiêu là vừa; không nên chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng về số lượng. Mức độ thâm canh trong nuôi cá tra là rất cao, do vậy cũng cần đầu tư thỏa đáng trong xử lý vấn đề môi trường. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải nghĩ đến đa dạng hóa sản phẩm bằng cách nuôi ghép hay linh hoạt thay loài thủy sản khác.
Việc đa dạng hóa thành phần giống loài cũng là một trong những cách giảm rủi ro, bởi nếu chỉ nhăm nhăm tập trung nguồn lực vào đầu tư nuôi cá tra, tôm sú, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xoay xở và tổn thất sẽ rất lớn.”
                                                                                                                                                                                                                                                                            Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Cá tra: Cần chiến lược tổng thể để vượt qua ngưỡng cản

22-11-2010

AGROINFO - Theo báo cáo mới nhất từ AGROINFO (Báo cáo thủy sản quý 3/2010: Rào cản nội tại), hoạt động chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với tình hình sụt giảm xuất khẩu ngay trong thời kỳ thị trường xuất khẩu phục hồi, mà nguyên nhân then chốt đến từ chính rào cản nội tại: thiếu nguyên liệu chế biến.

Phải nhập hơn 300 triệu USD thức ăn chăn nuôi mỗi năm

15-10-2010

Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh, những khó khăn mà các doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải là do nước ta còn thiếu các ngành công nghiệp mạng lưới để hỗ trợ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho chế biến.

DN gỗ chưa chú ý rào cản kỹ thuật

13-10-2010

Nhận xét trên được đưa ra tại hội thảo “Thách thức mới trong quy định của thị trường nhập khẩu và giải pháp dành cho các đơn vị xuất khẩu sản phẩm gỗ và mỹ nghệ” được tổ chức tại Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ - Expo 2010 tại TPHCM cuối tuần qua

Ít khả năng sốt giá phân bón

13-10-2010

Vụ đông ở miền Bắc và chính vụ đông xuân ở miền Nam thường là thời điểm thị trường phân bón biến động do nhu cầu tăng đột biến, nhất là trong nửa tháng qua.

Bán gạo sớm, thiệt 420 triệu USD

12-10-2010

Cuối tuần qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) họp đánh giá kết quả xuất khẩu gạo chín tháng đầu năm 2010. Thông tin nổi bật từ cuộc họp là, Việt Nam đã bán hết gạo lúc giá thấp, lúc giá tăng thì không còn để bán.

Hàng Việt Nam vào Mỹ sẽ gặp nhiều rào cản hơn

30-9-2010

Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết dự kiến sẽ có 14 “hàng rào” mới được dựng lên tại thị trường Mỹ, khiến cho hàng hóa từ các quốc gia như Việt Nam vào thị trường này khó khăn hơn.

Xuất khẩu nông sản: Gạo và cao su bứt phá

28-9-2010

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 9 ước đạt 1,75 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 của toàn ngành lên mức 13,93 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2009.

Chè Thái Nguyên tăng giá

28-9-2010

Chè được giá ngay trong thời điểm chính vụ khiến cho người trồng chè phấn khởi. Dự báo từ nay đến cuối năm giá chè tiếp tục ổn định và có thể tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.

Lúa ở ĐBSCL: Ai đẩy giá tụt xuống bất thường?

21-9-2010

Giá lúa ở ĐBSCL đột ngột giảm và dự báo sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm. Trong khi đó, giá sàn XK trong nước liên tục bị bị đẩy lên với tốc độ tăng giá 4 lần trong vòng 5 tuần và đến giữa tháng 9.2010, giá gạo 5% XK do VFA quy định là 475USD/tấn đã qua mặt Thái Lan đang chào bán 450USD/tấn.

Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

13-9-2010

Với động thái này của Mỹ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị áp mức thuế phải đóng đến 4,22 USD/kg phi lê đông lạnh là rất cao, trong khi thực tế giá bán ở thị trường Mỹ thấp hơn giá chịu thuế.

Bao giờ hạt gạo hết long đong?

13-9-2010

Dù đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu, nhưng hạt gạo Việt Nam vẫn chưa có tiếng tăm gì trên thị trường thế giới. Người sản xuất chịu lắm thua thiệt khi phải tự xoay xở tìm đầu ra cho hạt gạo.

ICO dự báo sản lượng cà phê của Braxin vụ 2010/11 đạt 47 triệu bao

24-8-2010

AGROINFO - Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa đưa ra dự báo sản lượng cà phê của quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới sẽ đạt 47 triệu bao trong niên vụ 2010/11.