HỘI THẢO

Sơn La oằn mình... chống hạn

Ngày đăng: 14 | 04 | 2010

KTNT - Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Bắc, năm 2010, tình trạng khô hạn sẽ kéo dài và gay gắt nhất trong 10 năm trở lại đây. Điều này vốn đã khiến người dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La rơi vào cảnh khô hạn và thiếu nước sản xuất, giờ lại phải oằn mình chịu đựng cảnh thiếu nước sinh hoạt

Chúng tôi có mặt tại TP.Sơn La vào những ngày đỉnh điểm của tình trạng khô hạn, chứng kiến cảnh hàng ngàn hộ dân sống tại những bản làng ven thành phố chưa được sử dụng nước máy phải cầm cự bằng những giọt nước mưa, mó (giếng, mỏ, hố, vũng) làng đã đục ngàu vì khô hạn.

Ông Lường Văn Muôn, Trưởng phòng Dự báo khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Bắc cho biết, tình trạng khô hạn sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn. Cũng theo ông Muôn, đợt khô hạn này có thể sẽ kéo dài đến cuối tháng 4/2010.

Được biết, lượng mưa tại Sơn La năm nay ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt của bà con vùng cao càng thêm trầm trọng.

 
                Những cánh đồng khô hạn ở Sơn La.

Tại bản Hìn, xã Chiềng An (TP. Sơn La), 30 hộ dân sử dụng chung một cái mó với mực nước chỉ còn khoảng 70cm. Vì khó khăn về nguồn nước nên bà con đã đặt ra quy định chung: mỗi hộ chỉ được bơm trong khoảng 15 - 20 phút.

Anh Tòng Văn Minh, một người dân sinh sống tại bản Hìn cho biết: “Mấy tháng nay chúng tôi phải cầm cự bằng những giọt nước đục ngàu bùn đất. Nhiều khi giếng quá tải, một số gia đình phải mang can xuống trung tâm thành phố mua nước, thậm chí có người phải ra ao hồ lấy nước về gạn lọc và sử dụng, rất mất vệ sinh”.

Cơn khát kéo dài suốt mùa khô khiến những chiếc lu, bể đựng nước “đắp chiếu”, nằm xiêu vẹo hai bên đường, những chiếc giếng do người dân tự đào để tìm nước mọc lên san sát. Nhưng trước thực trạng mưa ít, nguồn nước ngầm cạn kiệt thì những chiếc giếng đào lên cũng chỉ có 20 - 30cm nước.

Chị Lò Thị Phiên, người dân xã Chiềng Ngần than thở: “Do tình trạng khô hạn kéo dài nên chúng tôi phải chắt chiu từng giọt nước. Nước tắm, rửa rau, rửa bát cũng được tận dụng để tưới cây hoặc chăn nuôi gia súc”.

Hiện người dân phải dùng xe để chở nước từ thành phố hoặc những nơi có nước máy, thậm chí phải mua từ những khu vực có nước để tự cứu. Đồng bào các dân tộc ở Sơn La đã quá nghèo khổ bởi nhiều ruộng lúa, nương ngô không được thu hoạch vì hạn hán thì nay lại phải bỏ thêm tiền mua nước khiến cuộc sống vốn đã khó khăn càng thêm gian nan gấp bội.

Nguy cơ mất đất lúa

Trao đổi với chúng tôi, ông Lại Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Sơn La cho biết: “Hiện trên địa bàn Sơn La có khoảng 1.550ha lúa chiêm xuân đang bị hạn nặng do nguồn nước sông suối trên địa bàn khan hiếm. Các địa phương trong tỉnh đang quản lý chặt mọi nguồn nước, thực hiện biện pháp tưới luân phiên, đồng thời tổ chức bảo vệ các công trình thuỷ lợi, không để các hộ tự đục kênh mương tháo nước, không xả nước sử dụng cho thuỷ điện mi ni”.

Sơn La hiện có 775 công trình thuỷ lợi (87 hồ chứa), gần 1.300 công trình phai đập do dân tự làm để khai thác các nguồn nước phục vụ tưới cho gần 10.000ha lúa vụ chiêm xuân. Tuy nhiên, do lưu lượng nước các suối trong vùng ít hơn so với mọi năm nên nhiều diện tích lúa đang đối mặt với khô hạn, nhất là ở các huyện Phù Yên (230ha), Sông Mã (200ha), Mường La (196ha), Yên Châu (140ha)...

Khảo sát tại Mường La, một trong 4 huyện có diện tích lúa chiêm xuân lớn nhất tỉnh, chúng tôi nhận thấy các xã đã tiến hành phân vùng chống hạn, hướng dẫn bà con chuyển một số diện tích không có khả năng tưới nước sang trồng các cây trồng khác như đậu tương, lạc, bí, ngô.

Không chỉ Mường La, tại cánh đồng Mường Tấc (huyện Phù Yên), nhiều hộ dân đã tự mua máy bơm mi ni để lấy nước trực tiếp từ suối lên ruộng.

Theo nhận định của Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Bắc, tổng lượng mưa toàn vùng trong 3 tháng (3-4 và 5/2010) sẽ ít hơn so với trung bình nhiều năm, mực nước các sông suối xuống thấp. Như vậy khô hạn ở Sơn La sẽ còn kéo dài.

Một trong những giải pháp hữu hiệu và kịp thời lúc này của ngành nông nghiệp Sơn La là chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình trạng hạn hán. ông Minh cho biết thêm, trước tình trạng khô hạn diễn ra gay gắt, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La đã có công văn chỉ đạo các huyện, thành phố chuyển đổi diện tích canh tác nằm trong khu vực khó khăn về nguồn nước sang trồng những cây trồng ngắn ngày, chịu được thời tiết khô hạn như: ngô, khoai, sắn... Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, đến ngày 18/3/2010 toàn tỉnh đã chuyển đổi được 684ha sang trồng các loại cây chịu hạn.

Vẫn biết tình trạng khô hạn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất đã trở thành căn bệnh kinh niên ở vùng cao, nhưng chứng kiến cảnh người dân chật vật vì thiếu nước, chúng tôi không khỏi xót xa. Biết đến bao giờ người dân mới hết cảnh trông trời để mong mưa như hiện nay?

Phạm Khánh(Theo Anh Tài – Báo Kinh Tế Nông Thôn)

NỘI DUNG KHÁC

Sơn La: Chủ động chuyển đổi cây trồng trên đất cạn

19-3-2010

Sản xuất vụ xuân năm nay, 10/11 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bắc Yên) đang đối phó với tình hình thiếu nước trên diện rộng, với 1.200 ha phải chuyển đổi sang cây trồng cạn.

Lào Cai: Hiệu quả từ sắp xếp dân cư ở huyện vùng cao Bắc Hà

19-3-2010

LCĐT - Sau hơn 4 năm thực hiện đề án sắp xếp dân cư giai đoạn 2006 - 2010, huyện Bắc Hà đã tiến hành di chuyển sắp xếp 646 hộ gia đình "về đích" trước thời hạn 1 năm so với mục tiêu đề án.

Tranh chấp gay gắt ở vùng mặn, ngọt: Cứu lúa thì chết tôm

19-3-2010

Tranh chấp mặn ngọt đang xảy ra gay gắt trên địa bàn Bạc Liêu. Người làm lúa thì lo bị nước mặn xâm nhập, kẻ nuôi tôm thì chờ nước mặn để bơm vào cứu tôm.

Ninh Bình: Điểm sáng thực hiện Nghị quyết tam nông

17-3-2010

KTNT - Là tỉnh thuần nông nên nhiều năm qua, người dân Ninh Bình có thừa kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, thâm canh, tăng vụ… nhằm hướng tới sản xuất hàng hóa, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao. Điều này càng được khẳng định khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành và đi vào cuộc sống, bộ mặt nông thôn Ninh Bình ngày càng khởi sắc...

Khuyến cáo không... “thiêng”!

15-3-2010

Tình trạng khô hạn gay gắt hiện nay khiến ngành nông nghiệp nhiều địa phương đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng vụ đông xuân 2009-2010. Ở địa bàn Dak Lak, tình trạng này cũng đang diễn ra tại một vài nơi làm không ít hộ nông dân lo lắng.

Sử dụng thuốc BVTV: Tránh để “tiền mất, tật mang”

5-3-2010

“Chỉ cần thấy diện tích lúa của gia đình bị dịch hại, nhiều người đến ngay các quầy thuốc bảo vệ thực vật trình bày bệnh với người bán để mua thuốc về phun trị bệnh cho lúa.

Đắk Lắk: Rệp sáp hại cà phê trên diện rộng

2-3-2010

Từ đầu tháng 2 đến nay, Đắk Lắk nắng nóng, khô hanh gay gắt nên càng tạo điều kiện cho rệp sáp gây hại cà phê phát triển nhanh trên diện rộng ở hầu hết các địa bàn trọng điểm cây cà phê. Tại các huyện Ea H’Leo, Krông Năng, Krông Búk, Cư M’Gar rệp sáp đã xuất hiện, gây hại từ 10% diện tích cà phê trở lên.

An sinh xã hội ’vực dậy’ nông dân nghèo

2-3-2010

Đồng bào dân tộc, lao động nghèo ở nông thôn có thể được hỗ trợ lên tới 40% - 50% để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện...

“Tam nông” ở Đắk R’lấp

1-3-2010

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng bộ huyện Đắk R’lấp đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn…

Đắk Nông: Lúa vụ đông xuân đang bị hạn hán và rầy nâu phá hoại

1-3-2010

Theo ngành Nông nghiệp, đến nay, đã có hàng trăm ha lúa vụ đông xuân 2009-2010 ở các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp bị rầy nâu xâm hại nặng và có nguy cơ ảnh hưởng sang nhiều địa phương khác. Ngoài ra, còn có hàng chục ha lúa bị khô hạn, trong đó nhiều nơi không còn nước tưới...

Nghệ An: Tiếng nói từ cơ sở về vấn đề phát triển chăn nuôi lợn

27-2-2010

Đồng chí Cao Xuân Mai, Bí thư Đảng uỷ xã Diễn Nguyên - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An cho biết:

TP Lào Cai: Chú trọng sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao

25-2-2010

Đến hết năm 2009, thành phố Lào Cai có 101 ha rau an toàn. Toàn bộ diện tích rau này đã được các hộ dân tham gia sản xuất theo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác; các chỉ tiêu xét nghiệm, phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm đều đảm bảo các chỉ số an toàn và được cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau an toàn theo quy định...