HỘI THẢO

Sử dụng thuốc BVTV: Tránh để “tiền mất, tật mang”

Ngày đăng: 05 | 03 | 2010

“Chỉ cần thấy diện tích lúa của gia đình bị dịch hại, nhiều người đến ngay các quầy thuốc bảo vệ thực vật trình bày bệnh với người bán để mua thuốc về phun trị bệnh cho lúa.

Người kinh doanh vì lợi nhuận nên bán, còn với người nông dân thì “tiền mất, tật mang”... Đó là câu chuyện của ông Lò Quang Vinh, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Điện Biên khi trao đổi với chúng tôi về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng bệnh cho lúa chiêm xuân hiện nay...

Cán bộ Trạm BVTV huyện Điện Biên thăm đồng, kiểm tra sâu bệnh trên lúa chiêm xuân. Ảnh: M.T

Trong điều kiện thời tiết đang rét đậm rồi chuyển sang nắng ấm khiến cây lúa không kịp thích nghi với khí hậu, dẫn đến hầu khắp các diện tích lúa cấy trà sớm thuộc khu vực lòng chảo Mường Thanh bị vàng lá, khô vằn. Song đó là hiện tượng vàng sinh lý sẽ dần phục hồi nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật mà không phải sử dụng đến một loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Tuy nhiên, do tâm lý “xót của” người dân lại mua thuốc bảo vệ thực vật về phun mà không báo cáo với cơ quan chức năng kiểm tra, hướng dẫn phương pháp phòng, trị bệnh cho lúa. Theo ông Vinh, lúa đông xuân xuất hiện dịch hại là chuyện bình thường, đặc biệt là đối với cánh đồng Mường Thanh hơn 70% diện tích gieo cấy giống lúa bắc thơm số 7 - giống lúa thơm nhạy cảm với các loại sâu bệnh. Điều quan trọng là người dân hiểu được dịch hại đang ở mức độ nào, tỷ lệ là bao nhiêu, sau đó mới xem xét có nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không? Với điều kiện thời tiết vụ đông xuân năm nay nắng ấm hơn so với năm trước, dẫn đến diện tích lúa mắc bệnh khô vằn xuất hiện sớm, đặc biệt là những thửa ruộng sử dụng giống lúa bắc thơm số 7 với mật độ dày. Vì trong điều kiện thuận lợi, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt thì khả năng mắc bệnh khô vằn càng lớn. Với diện tích mắc tỷ lệ nhẹ, nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho lúa (với hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật mới) có tỷ lệ phân bón lá nhất định, khi phun phòng dịch hại khiến cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh hơn, khiến mức độ nhiễm bệnh càng nặng. Do đó, người dân nên tìm hiểu lúa mắc bệnh với tỷ lệ bao nhiêu thì nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Vụ đông xuân năm 2009 – 2010, huyện Điện Biên gieo cấy hơn 4.300ha; trong đó khu vực lòng chảo Mường Thanh gieo cấy gần 3.600ha. Theo các cơ quan chức năng: Trong điều kiện thời tiết nắng nóng và tiếp tục diễn biến phức tạp, dự kiến thời gian tới một số loại dịch hại xuất hiện trên cây lúa như bệnh vàng lá, khô vằn, đạo ôn, bệnh bạc lá... Chủ động cùng người nông dân phòng trừ dịch hại trên lúa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Điện Biên đã phối hợp với cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chủ động kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ dịch hại.

Cơ quan chức năng khuyến cáo: Tránh để tiền mất, tật mang, khi phát hiện dịch hại trên cây trồng, người dân cần tìm đến cơ quan chuyên môn gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

Theo Báo Điện Biên Phủ (Minh Thùy)

NỘI DUNG KHÁC

Đắk Lắk: Rệp sáp hại cà phê trên diện rộng

2-3-2010

Từ đầu tháng 2 đến nay, Đắk Lắk nắng nóng, khô hanh gay gắt nên càng tạo điều kiện cho rệp sáp gây hại cà phê phát triển nhanh trên diện rộng ở hầu hết các địa bàn trọng điểm cây cà phê. Tại các huyện Ea H’Leo, Krông Năng, Krông Búk, Cư M’Gar rệp sáp đã xuất hiện, gây hại từ 10% diện tích cà phê trở lên.

An sinh xã hội ’vực dậy’ nông dân nghèo

2-3-2010

Đồng bào dân tộc, lao động nghèo ở nông thôn có thể được hỗ trợ lên tới 40% - 50% để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện...

“Tam nông” ở Đắk R’lấp

1-3-2010

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng bộ huyện Đắk R’lấp đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn…

Đắk Nông: Lúa vụ đông xuân đang bị hạn hán và rầy nâu phá hoại

1-3-2010

Theo ngành Nông nghiệp, đến nay, đã có hàng trăm ha lúa vụ đông xuân 2009-2010 ở các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp bị rầy nâu xâm hại nặng và có nguy cơ ảnh hưởng sang nhiều địa phương khác. Ngoài ra, còn có hàng chục ha lúa bị khô hạn, trong đó nhiều nơi không còn nước tưới...

Nghệ An: Tiếng nói từ cơ sở về vấn đề phát triển chăn nuôi lợn

27-2-2010

Đồng chí Cao Xuân Mai, Bí thư Đảng uỷ xã Diễn Nguyên - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An cho biết:

TP Lào Cai: Chú trọng sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao

25-2-2010

Đến hết năm 2009, thành phố Lào Cai có 101 ha rau an toàn. Toàn bộ diện tích rau này đã được các hộ dân tham gia sản xuất theo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác; các chỉ tiêu xét nghiệm, phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm đều đảm bảo các chỉ số an toàn và được cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau an toàn theo quy định...

Vì sao trồng rừng Dự án 661 ở Tuần Giáo không đạt chỉ tiêu?

25-2-2010

Những năm gần đây, kết quả thực hiện Dự án trồng rừng 661 trên địa bàn huyện Tuần Giáo đạt thấp và liên tục giảm, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn tại kho bạc.

Điện Biên: Pa Thơm xây dựng điểm sáng vùng biên no ấm

25-2-2010

Từ nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, Pa Thơm được đầu tư các công trình thủy lợi tại bản: Pa Sá Xá, Pa Sá Lào, giúp nhân dân mở rộng diện tích thâm canh lúa nước 2 vụ...

Tây Nguyên: Người trồng cà phê gặp… “bài toán khó”

24-2-2010

AGROINFO - Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến đây là vùng đất chuyên canh cây cà phê – có thêm nữa cũng là cao su và hồ tiêu. Lợi ích kinh tế từ việc chuyên canh cây cà phê trên vùng đất đỏ ba dan này trong những năm trước, đã rõ.

Nghệ An - Liên kết để phát triển ngành chăn nuôi lợn

24-2-2010

Năm 2008, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả thị trường biến động, điều này gây ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông hộ chăn nuôi tỉnh Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi kinh tế” (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn phối hợp tổ chức cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Quang Phúc một nông dân chăn nuôi giỏi tại làng Tân Châu, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An về những khó khăn của các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ hiện nay ở địa phương.

Hành trình thực địa Tây Nguyên

23-2-2010

Từ ngày 20-24/1/2010, Đoàn cán bộ, chuyên gia của IPSARD đã có chuyến đi thực địa tại Tây Nguyên, thực hiện nhiều hoạt động quan trọng…

Chừng nào cây chè chưa được đề cao giá trị thực...

1-2-2010

Nhiều năm qua, vùng đất Tủa Chùa nổi tiếng với những cao nguyên đá, với thứ rượu mông pê độc đáo và với giống chè tuyết shan vào hàng quý hiếm. Tuy nhiên, sự “nổi tiếng” này không mang lại sự “nổi tiếng” khác, cây chè và người trồng chè Tủa Chùa đã và đang đứng trước những khó khăn đặt ra qua hàng thập kỷ gắn bó hững hờ - đó là đầu ra sản phẩm!