HỘI THẢO

Nghệ An - Liên kết để phát triển ngành chăn nuôi lợn

Ngày đăng: 24 | 02 | 2010

Năm 2008, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả thị trường biến động, điều này gây ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông hộ chăn nuôi tỉnh Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi kinh tế” (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn phối hợp tổ chức cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Quang Phúc một nông dân chăn nuôi giỏi tại làng Tân Châu, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An về những khó khăn của các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ hiện nay ở địa phương.

PV: Quy mô chăn nuôi của gia đình hiện nay như thế nào, thưa ông?

Trước đây gia đình tôi chăn nuôi theo mô hình trang trại. Trong 7 năm chăn nuôi lớn theo mô hình này, cũng có một số năm thắng lợi. Từ năm 2007 đến nay, dô ảnh hưởng của 2 đợt dịch, nhất là dịch tai xanh, nên tâm lý của các hộ nông dân nói chung, gia đình tôi nói riêng là không dám nuôi nhiều. Nguyên nhân chính là giá cả sản phẩm do bà con nông dân làm ra quá rẻ, không thấm vào đâu so với công sức bỏ ra. Nguyên nhân thứ hai là dịch bệnh cũng không thể chủ động khống chế được. Hiện tại, quy mô chăn nuôi của gia đình tôi trở về ở mức vừa và nhỏ. Trung bình gia đình luôn có 15 đến 20 con lợn, tùy thuộc vào từng thời điểm của năm, ví dụ như đợt tết này thì chăn nuôi lợn nhiều hơn.

 

 
 

Ông Đào Quang Phúc (bên phải) trao đổi cùng phóng viên

 

PV: Ông có thể nói cụ thể hơn về giá cả của các sản phẩm từ chăn nuôi lợn tại thị trường địa phương?

Nó còn tùy thuộc từng thời điểm, và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá con giống, vật tư, thức ăn công nghiệp….Hầu như mức già trung bình là từ 18.000đ/ kg đến 20.000đ/kg,  thời điểm gần tết, lên tới hơn 20.000 đ/kg. Thực chất nếu tính cả công chăm sóc thì chăn nuôi lợn không có hiệu quả cao. Tuy nhiên, đã là nhà nông thì  tất yếu phải có chăn nuôi, và phổ biến nhất là chăn nuôi lợn. Bởi vì sản phẩm nông nghiệp làm ra rất nhiều, mà bán thô thì rất rẻ. Chăn nuôi lợn giúp nông dân tận dụng tối đa sản phẩm nông nghiệp, và tận dụng cả nhân công lao động sẵn có trong mỗi gia đình.

PV: Ngoài chăn nuôi lợn, hiện tại gia đình ông còn chăn nuôi loài gia súc gia cầm nào khác?

Gia đình tôi còn chăn nuôi gà, vịt, để giải quyết một phần nhu cầu cuộc sống , nhất là cho các khoản trang trải ngắn hạn. Ví dụ lúc cần khoảng vài trăm nghìn thì người ta bán mấy con gà, mấy con ngan. Lợn nếu nuôi theo quy trình công nghiệp thì khoảng 4 đến 4 tháng rưỡi mới có thể xuất chuồng được. Nếu nuôi theo quy trình bán công nghiệp, thời gian kéo dài đến 5 tháng rưỡi.

PV: Thức ăn chăn nuôi gia đình mình dùng là loại nào, thưa ông?

Ngoài các sản phẩm nông nghiệp sẵn có trong gia đình, hiện tại có rất nhiều hãng thức ăn chăn nuôi bán trên thị trường. Hàng năm, có tầm 5 đến 6 hãng thức ăn chăn nuôi về tận địa phương để tổ chức các hội thảo , quảng cáo sản phẩm của mình. Trong 7 năm chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia  đình tôi cũng từng sử dụng thức ăn chăn nuôi của các hãng như Nam Dũng, Thiên Thành, AF (Hoa Kỳ)…

PV: Ông so sánh thế nào về giá cả và chất lượng giữa thức ăn chăn nuôi nội địa  và ngoại nhập?

Sản phẩm thức ăn chăn nuôi nội thì giá cả phù hợp với bà con nông dân hơn nhưng về mặt tăng trưởng thì không bằng thức ăn ngoại. Thứ hai là màu sắc con giống cũng không đạt bằng thức ăn ngoại. Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi ngoại lại rất đắt. Hiện nay, tại địa phương, nhiều bà con nông dân sử dụng thức ăn chăn nuôi của nhà máy Con Heo Vàng . Doanh nghiệp này cho người tiêu dùng trả chậm, có thể lấy hàng hôm nay nhưng sau 3 tháng mới thanh toán hoặc một chu kỳ thì cho trả chậm 2 lần. Nếu như lấy hàng rồi thanh toán ngay như đối với thức ăn ngoại thì rất khó cho bà con nông dân.

PV: Trong chăn nuôi, việc phòng chống dịch bệnh là một yếu tố rất quan trọng. Gia đình ông đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm như thế nào, đặc biệt là qua 2 đợt dịch vừa qua?

Công tác phòng dịch chủ yếu dựa vào chính quyền địa phương. Mỗi năm thường có khoảng 2 kỳ tiêm phòng chung cho gia súc gia cầm, thường vào giữa vụ đông xuân và giữa vụ hè thu. Riêng với gia đình tôi, để chủ động phòng chống dịch bệnh, gia đình rất coi trọng công tác vệ sinh chuồng trại, dùng vôi hoặc các hóa chất phù hợp để bơm, khử trùng. Những lúc tiêm phòng hoặc khi có dịch, chúng tôi rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt trong việc cung cấp vacxin.

PV: Được biết tại Diễn Nguyên, quy mô chăn nuôi hiện nay đang giảm dần, các hộ lớn nhất cũng chỉ chăn nuôi chừng 40 – 50 con. Theo ông, nguyên nhân chính của tình trạng này là gì?

Nguyên nhân đầu tiên là giá cả của các sản phẩm từ chăn nuôi lợn không ổn định. Với nuôi lợn, đến thời điểm nhất định là phải bán, thường là tháng thứ 5, nếu không càng nuôi sẽ càng lỗ.

Nguyên nhân thứ 2 là do dịch bệnh.Theo tôi, nhà nước nên có giải pháp hỗ trợ vacxin để tiêm phòng cho lợn. Nếu tiêm vac xin mà tính tiền, thì trong 100 hộ, phải có đến 10 – 15 hộ tìm mọi lý do để từ chối. Số tiền để tiêm vac xin cho một con lợn trong một chu kỳ chỉ khoảng 5 đến 6 nghìn đồng, nhưng nhiều bà con nông dân vẫn dè dặt với khoản chi này.

PV: Để các sản phẩm từ chăn nuôi lợn của gia đình khi bán ra thị trường luôn “được giá”, gia đình có biện pháp gì, thưa ông?

Khi tôi làm mô hình trang trại, tôi đã huy động, liên kết được 50 hộ, không chỉ ở khâu đầu ra mà còn ở cả đầu vào của sản phẩm. Đơn giản như chúng tôi lấy hẳn 1 xe hàng thức ăn gia súc về một lúc, và các hộ chia nhau theo định mức họ đã đăng ký trước. Khi bán sản phẩm, thì huy động cả xe ô tô tải to về thu mua luôn cho người dân. Nhưng hiện nay, với mô hình chăn nuôi thu hẹp dần, sự liên kết này đang yếu dần đi.

Vâng, cảm ơn ông rất nhiều. Liên kết để phát triển, đó không phải chỉ là tiêu chí riêng cho các hộ chăn nuôi lợn ở xã Diễn Nguyên – huyện Diễn Châu nói riêng, mà đó còn là mô hình mà nhiều địa phương trong cả nước đang áp dụng. Thực tế cho thấy chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ tại địa phương đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Hi vọng rằng trong thời gian sắp tới, mô hình liên kết này sẽ thực sự phát huy hiệu quả với các hộ chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ, để ngành chăn nuôi xã nhà khắc phục khó khăn, ngày một phát triển hơn.

Lê Huê

NỘI DUNG KHÁC

Hành trình thực địa Tây Nguyên

23-2-2010

Từ ngày 20-24/1/2010, Đoàn cán bộ, chuyên gia của IPSARD đã có chuyến đi thực địa tại Tây Nguyên, thực hiện nhiều hoạt động quan trọng…

Chừng nào cây chè chưa được đề cao giá trị thực...

1-2-2010

Nhiều năm qua, vùng đất Tủa Chùa nổi tiếng với những cao nguyên đá, với thứ rượu mông pê độc đáo và với giống chè tuyết shan vào hàng quý hiếm. Tuy nhiên, sự “nổi tiếng” này không mang lại sự “nổi tiếng” khác, cây chè và người trồng chè Tủa Chùa đã và đang đứng trước những khó khăn đặt ra qua hàng thập kỷ gắn bó hững hờ - đó là đầu ra sản phẩm!

Cà phê, giấc mơ làm giàu của nông dân Mường Ảng

1-2-2010

Xuân này, nếu đến Mường Ảng, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay da, đổi thịt từng ngày của vùng đất hoang hóa một thời.

Lào Cai: Tuyển chọn, đào tạo 613 lao động của ba huyện nghèo đi làm việc ở Libya và Malaysia

26-1-2010

Thông tin trên đã được ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng cục quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) công bố tại cuộc làm việc với ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Lào Cai.

Điện Biên: Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

26-1-2010

Để bảo vệ đàn gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại bà con nên nhốt tại chuồng, che chắn cẩn thận.

Bảo Yên trước nguy cơ hạn hán nặng

19-1-2010

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, đến ngày 12/1, diện tích đất trồng lúa bị khô hạn khoảng 400 ha, trong đó riêng huyện vùng thấp Bảo Yên đã chiếm 312 ha.

Thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên: Cần đảm bảo quyền lợi của người dân

18-1-2010

Sau hơn 2 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su, toàn tỉnh đã trồng được gần 2.500ha cây cao su. Dự án được triển khai đem lại cơ hội việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vùng dự án và vùng lân cận. Tuy nhiên, đây cũng là năm thứ 2 dự án trồng mới cây cao su không đạt kế hoạch được giao. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó cơ bản là quyền lợi của người dân chưa được thực hiện, gây tâm lý hoài nghi cho người dân…

Trong tháng 1/2010: Tất cả 164 xã của tỉnh Lào Cai sẽ được sử dụng điện lưới Quốc gia

18-1-2010

Ông Lê Ngọc Hưng, giám đốc sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết: Dự kiến từ 20 đến 25/1/2010 sẽ đóng điện lưới cho xã Dền Thàng, huyện Bát Xát và đây là xã cuối cùng của tỉnh Lào Cai có điện lưới Quốc gia.

Bát Xát: 601 hộ nghèo có nhà mới đón Tết

18-1-2010

Đến thời điểm này, đã có 300 ngôi nhà của các hộ nghèo ở Bát Xát theo quyết định 167/CP hoàn thành và đưa vào sử dụng; 301 ngôi nhà đang được khẩn trương xây dựng để các gia đình được đón Tết nguyên đán trong ngôi nhà mới.

Tết Nguyên đán Canh Dần: Thêm 136 thôn, buôn tại các tỉnh Tây Nguyên có điện

28-12-2009

Tin vui cho nhiền thôn, buôn trước dịp Tết Nguyên đán...

Kon Tum đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên

28-12-2009

Tính đến cuối năm 2008, tỉnh Kon Tum có hơn 61.000 thanh niên có việc làm (chiếm khoảng 55%), nhưng chủ yếu là làm nông nghiệp. Số thanh niên có việc làm tương đối ổn định chỉ chiếm 25,6%.

Đắk Nông: Vụ mùa 2009, đạt kết quả cao cả 3 mặt diện tích, năng suất và sản lượng

28-12-2009

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì vụ mùa năm 2009, toàn tỉnh đã gieo trồng được 104.856 ha cây trồng các loại. Trong đó, vụ hè thu: 76.592 ha, đạt 100,42% kế hoạch, sản lượng 189.182 tấn; vụ thu đông: 28.264 ha, đạt 87% kế hoạch, sản lượng ước đạt trên 40.000 tấn. Nhìn chung, như những năm trước đây, tình hình sản xuất lúa nước và ngô vụ mùa này vẫn tiếp tục gia tăng về diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm. Mặc dù một số loại cây trồng vụ thu đông có giảm về diện tích, nhưng nhờ nông dân tăng cường thâm canh, đầu tư tốt nên không ảnh hưởng đến tổng sản lượng lương thực của toàn vụ.