HỘI THẢO

Điện Biên: Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

Ngày đăng: 26 | 01 | 2010

Để bảo vệ đàn gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại bà con nên nhốt tại chuồng, che chắn cẩn thận.

Vụ rét đậm rét hại kéo dài năm 2008 đã làm chết 8.873 con trâu, bò trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là bài học đắt giá cho các cấp chính quyền địa phương, các ngành liên quan và các hộ nông dân trong việc chăm sóc đàn gia súc khi mùa rét đến. Rút kinh nghiệm những thiệt của đàn gia súc do thời tiết khắc nghiệt gây ra, bước vào đầu vụ rét năm nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn chỉ đạo Phòng NN & PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm và thủy sản trong mùa đông xuân 2009 2010.

Ông Trịnh Quốc Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp (Sở NN & PTNT) cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có 111.052 con trâu, 36.341 con bò, 262.948 con lợn; tổng đàn gia cầm là gần 1,9 triệu con. Nhằm tiếp tục duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm, từ ngày 26/11/2009, Sở đã gửi công văn hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm tới Phòng chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố nhằm hạn chế thiệt hại đối với cơ nghiệp của người nông dân. Trong đó chú trọng đến việc che chắn, vệ sinh chuồng trại và chế biến, dự trữ thức ăn cho gia súc. Trâu, bò nên chăn thả lúc trời ấm để tận dụng tối đa thức ăn tự nhiên, đêm về bổ sung tại chuồng bằng cỏ khô hoặc phụ phẩm nông nghiệp khác. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C phải dừng ngay việc chăn thả ngoài đồng. Riêng trâu bò cày kéo cần cho ăn no và uống nước ấm; buổi sáng cho đi làm muộn, nghỉ muộn, buổi chiều đi làm sớm nghỉ sớm. Bên cạnh đó cần tăng cường các chất giàu đạm, vitamin, muối khoáng, tinh bột trong thức ăn cho trâu bò để cơ thể có đủ năng lượng chống rét và phòng chống dịch bệnh xâm nhập. Trong mùa rét, ngoài thức ăn thô (5 - 7kg rơm, cỏ khô/ngày) cần bổ sung thêm tinh bột (cám gạo, gạo, ngô, khoai, sắn) với lượng 0,5g/kg thể trọng; uống nước muối ấm với lượng 5g/100kg thể trọng, đạm urê (với lượng dưới 20g/100kg thể trọng/ngày. Ngoài ra, bổ sung thêm thức ăn ủ chua như: thân, lá cây lạc, lá sắn; dây, lá, củ khoai lang.

Với phương châm chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc ngay từ đầu vụ, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số gia súc bị chết do đói, rét trên địa bàn, UBND huyện Điện Biên đã chỉ đạo các xã thực hiện nghiêm túc vấn đề phòng, chống rét cho đàn gia súc. Huyện đã tổ chức các lớp tập huấn, tăng cường cán bộ về cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số kiểm tra, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp chống rét, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Ngay sau khi thu hoạch vụ mùa, Phòng NN & PTNT đã hướng dẫn người dân tích trữ rơm rạ, trồng thêm ngô. Đối với các bản vùng cao không có diện tích lúa mùa, cán bộ chuyên môn phối hợp với khuyến nông cơ sở hướng dẫn bà con tận dụng các loại thân, lá cây rừng; cây ngô, lạc, mía khi thu hoạch xong, tận thu về chế biến bảo quản làm thức ăn cho gia súc bằng phương pháp ủ chua. Đến nay tất cả các xã trong huyện đã triển khai phòng chống rét cho trâu, bò; tiêm phòng vắc xin chống các loại bệnh truyền nhiễm cho gia súc, gia cầm.

 
 Vùng núi nhiệt độ xuống rất thấp, gây rét hại, cần chủ động tránh rét cho gia súc. Ảnh minh họa: Internet

Xã Thanh Xương có cách làm hay là quy định rõ trách nhiệm cho các trưởng thôn, bản thực hiện ký cam kết phòng, chống đói rét cho gia súc tới từng hộ chăn nuôi. Hộ gia đình nào không thực hiện sẽ xét vào các tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa cuối năm.

Nhiệt độ xuống thấp kéo dài kết hợp với độ ẩm không khí cao làm cơ thể vật nuôi tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, tụ huyết trùng, bệnh đường hô hấp có điều kiện bùng phát. Do đó, Sở NN & PTNT chỉ đạo phòng chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiêm vắcxin phòng chống các bệnh truyền nhiễm như: tả, tụ huyết trùng; bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán. Trong đó chú trọng tiêm tập trung ở những vùng ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao. Sở NN & PTNT cũng khuyến cáo: Những ngày quá rét, trâu, bò thường bị bệnh cước chân. Biểu hiện là da chân trâu, bò bị sưng phù, nứt nẻ, có hiện tượng xung huyết; trường hợp bệnh nặng lớp biểu bì ở chân có chảy dịch màu vàng, tạo vết loét, gây nhiễm trùng nếu không điều trị kịp thời sẽ làm con vật bị què. Bà con nông dân cần chú ý giữ ấm cho trâu, bò; vệ sinh nền chuồng, trại khô ráo; bổ sung chất muối, khoáng, vitamin vào thức ăn.

Ông Trịnh Quốc Cường cho biết: Với việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc ngay từ những ngày đầu vụ, đặc biệt là nâng cao ý thức trách nhiệm của từng hộ gia đình có gia súc, đến nay toàn tỉnh chưa có trường hợp trâu, bò chết vì rét, góp phần duy trì ổn định và phát triển đàn gia súc trên địa bàn.

Theo Báo Điện Biên Phủ

NỘI DUNG KHÁC

Bảo Yên trước nguy cơ hạn hán nặng

19-1-2010

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, đến ngày 12/1, diện tích đất trồng lúa bị khô hạn khoảng 400 ha, trong đó riêng huyện vùng thấp Bảo Yên đã chiếm 312 ha.

Thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên: Cần đảm bảo quyền lợi của người dân

18-1-2010

Sau hơn 2 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su, toàn tỉnh đã trồng được gần 2.500ha cây cao su. Dự án được triển khai đem lại cơ hội việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vùng dự án và vùng lân cận. Tuy nhiên, đây cũng là năm thứ 2 dự án trồng mới cây cao su không đạt kế hoạch được giao. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó cơ bản là quyền lợi của người dân chưa được thực hiện, gây tâm lý hoài nghi cho người dân…

Trong tháng 1/2010: Tất cả 164 xã của tỉnh Lào Cai sẽ được sử dụng điện lưới Quốc gia

18-1-2010

Ông Lê Ngọc Hưng, giám đốc sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết: Dự kiến từ 20 đến 25/1/2010 sẽ đóng điện lưới cho xã Dền Thàng, huyện Bát Xát và đây là xã cuối cùng của tỉnh Lào Cai có điện lưới Quốc gia.

Bát Xát: 601 hộ nghèo có nhà mới đón Tết

18-1-2010

Đến thời điểm này, đã có 300 ngôi nhà của các hộ nghèo ở Bát Xát theo quyết định 167/CP hoàn thành và đưa vào sử dụng; 301 ngôi nhà đang được khẩn trương xây dựng để các gia đình được đón Tết nguyên đán trong ngôi nhà mới.

Tết Nguyên đán Canh Dần: Thêm 136 thôn, buôn tại các tỉnh Tây Nguyên có điện

28-12-2009

Tin vui cho nhiền thôn, buôn trước dịp Tết Nguyên đán...

Kon Tum đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên

28-12-2009

Tính đến cuối năm 2008, tỉnh Kon Tum có hơn 61.000 thanh niên có việc làm (chiếm khoảng 55%), nhưng chủ yếu là làm nông nghiệp. Số thanh niên có việc làm tương đối ổn định chỉ chiếm 25,6%.

Đắk Nông: Vụ mùa 2009, đạt kết quả cao cả 3 mặt diện tích, năng suất và sản lượng

28-12-2009

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì vụ mùa năm 2009, toàn tỉnh đã gieo trồng được 104.856 ha cây trồng các loại. Trong đó, vụ hè thu: 76.592 ha, đạt 100,42% kế hoạch, sản lượng 189.182 tấn; vụ thu đông: 28.264 ha, đạt 87% kế hoạch, sản lượng ước đạt trên 40.000 tấn. Nhìn chung, như những năm trước đây, tình hình sản xuất lúa nước và ngô vụ mùa này vẫn tiếp tục gia tăng về diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm. Mặc dù một số loại cây trồng vụ thu đông có giảm về diện tích, nhưng nhờ nông dân tăng cường thâm canh, đầu tư tốt nên không ảnh hưởng đến tổng sản lượng lương thực của toàn vụ.

Nông dân Đắk Mil – Đăk Nông thi đua làm giàu

25-12-2009

Với sự nỗ lực, cần cù, sáng tạo trong lao động và sản xuất, nhiều hội viên nông dân ở Đắk Mil, Đắk Nông đã ngày càng ăn nên làm ra, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Lào Cai: Phát triển đàn đại gia súc, giúp Si Ma Cai xoá đói, giảm nghèo

25-12-2009

Si Ma Cai là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, nằm trong 63 huyện nghèo trên toàn quốc. Đất nông nghiệp ít, chủ yếu là núi không thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, huyện lấy phát triển chăn nuôi đại gia súc làm mũi nhọn mở hướng xóa đói giảm nghèo bền vững.

Điểm tựa của nhà nông!

24-12-2009

Trước tình trạng người nông dân đang thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm để sản xuất kinh doanh như hiện nay việc thành lập các tổ chức, các hội đoàn thể để hướng dẫn, song hành cùng người nông dân xóa đói giảm nghèo là vô cùng cần thiết. Một trong các hình thức đoàn thể hoạt động rất hiệu quả hiện nay là Hội nông dân tại các địa phương.

Khi người nghèo được tiếp sức!

24-12-2009

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Xuất phát từ chủ trương, nhiều chính sách được xây dựng, áp dụng tại các huyện nghèo và đã đem lại hiệu quả nhất định.

Lào Cai: Nhựa hoá đường đến trung tâm xã

24-12-2009

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2 (2007 - 2010) của tỉnh Lào Cai là nâng cấp 100% đường đến trung tâm xã, trong đó 60% số xã có đường được rải nhựa đến trung tâm. Sau 3 năm thực hiện đã có 54,3% số xã có đường nhựa tới trung tâm xã và sẽ hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch đề ra.