HỘI THẢO

Nông dân Đắk Mil – Đăk Nông thi đua làm giàu

Ngày đăng: 25 | 12 | 2009

Với sự nỗ lực, cần cù, sáng tạo trong lao động và sản xuất, nhiều hội viên nông dân ở Đắk Mil, Đắk Nông đã ngày càng ăn nên làm ra, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Ảnh minh họa

Ông Y Ngọc ở Chi hội nông dân bon Đắk Sắk, xã Đắk Sắk, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương sinh sống, với tinh thần hăng say lao động, sáng tạo trong sản xuất và nguồn động viên giúp đỡ về vốn, tinh thần của chính quyền, Hội nông dân xã, dần dần đã làm giàu thành công. Nhờ biết cách chăm sóc và áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng trọt, nên hiện nay, vườn cà phê 3ha của ông luôn sai trĩu quả, sản lượng mỗi năm gần chục tấn. Bên cạnh đó, ông còn tiến hành trồng xen canh cây sầu riêng; đồng thời, đào ao thả cá và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Hàng năm, trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu nhập gần 200 triệu đồng. Ông Y Ngọc cho biết: “Tôi rất vui khi ngày càng ăn nên làm ra, có đủ điều kiện để xây cho mình căn nhà kiên cố và sắm sửa được các vật dụng thiết yếu trong gia đình. Nhiều năm nay, tôi luôn được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, huyện”. Ngoài việc làm giàu cho bản thân thì ông Y Ngọc còn tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể và các phong trào do địa phương phát động. Điển hình như ông đã giúp cho 4 hộ dân có đất làm nhà ở, cho bà con nghèo vay vốn sản xuất không lấy lãi, vận động nhân dân góp công, góp của làm đường giao thông, điện thắp sáng, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc...

Tương tự, ông Trần Đức Trung ở Chi hội nông dân tổ dân phố 5, thị trấn Đắk Mil cũng là một nông dân thoát nghèo bền vững nhờ trồng rau xanh và hoa. Theo ông Trung thì trước đây, gia đình gặp rất nhiều khó khăn, song với ý chí quyết không cam chịu đói nghèo, ông luôn ra sức lao động sản xuất. Ông Trung chia sẻ: “Nhờ được tham dự vào các lớp tập huấn về kỹ thuật, tham quan học tập mô hình trồng rau sạch và hoa tại Đà Lạt nên tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào vườn của mình. Đến nay, hơn 5 sào rau và hoa đã mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình, trung bình mỗi năm lãi từ 120-150 triệu đồng”. Trong quá trình sản xuất, để giảm chi phí đầu tư chăm sóc, góp phần cải tạo đất đai thì hàng năm, gia đình ông Trung đã tự sản xuất hàng chục tấn phân hữu cơ để bón cho cây trồng, thường xuyên đưa những giống rau và hoa mới vào trồng nên năng suất, sản lượng năm sau thường cao hơn năm trước. Ngoài ra, ông còn thường xuyên giúp đỡ các hộ lân cận về giống, kỹ thuật,... để cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Còn ông Nguyễn Quốc Khánh ở Chi hội nông dân thôn Vinh Đức, xã Đức Minh lại làm giàu nhờ vào nuôi nhím. Theo ông Khánh thì nhờ được đi tham quan một số mô hình làm kinh tế giỏi trong và ngoài địa bàn, nên ông nhận thấy phong trào chăn nuôi nhím đang phát triển mạnh, có tính khả thi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, thời gian đầu, gia đình ông mua 10 con nhím giống về nuôi thử nghiệm, đến năm 2006 thì đàn nhím đã phát triển thành 50 con. Sau một thời gian, thấy nhím là vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết của địa phương, sức đề kháng cao, sinh sản nhiều và thị trường tiêu thụ tốt nên năm 2007, gia đình ông đã đầu tư mạnh vào chăn nuôi nhím, hiện tại, đàn nhím đã lên tới 180 con. Ông Khánh cho biết: “Loại nhím này mỗi năm đẻ từ 2-2,5 lứa, một lứa từ 1-3 con. Nhím giống có giá từ 9-10 triệu/đôi, còn nhím thịt thì từ 220.000-250.000 đồng/kg, cũng không tốn kém chi phí chăm sóc bao nhiêu nên lợi nhuận rất cao. Sau này, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi nhím và sẵn sàng cung cấp con giống, kỹ thuật chăn nuôi cho những hộ nông dân có nhu cầu”.

(Theo báo Đắk Nông)

NỘI DUNG KHÁC

Lào Cai: Phát triển đàn đại gia súc, giúp Si Ma Cai xoá đói, giảm nghèo

25-12-2009

Si Ma Cai là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, nằm trong 63 huyện nghèo trên toàn quốc. Đất nông nghiệp ít, chủ yếu là núi không thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, huyện lấy phát triển chăn nuôi đại gia súc làm mũi nhọn mở hướng xóa đói giảm nghèo bền vững.

Điểm tựa của nhà nông!

24-12-2009

Trước tình trạng người nông dân đang thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm để sản xuất kinh doanh như hiện nay việc thành lập các tổ chức, các hội đoàn thể để hướng dẫn, song hành cùng người nông dân xóa đói giảm nghèo là vô cùng cần thiết. Một trong các hình thức đoàn thể hoạt động rất hiệu quả hiện nay là Hội nông dân tại các địa phương.

Khi người nghèo được tiếp sức!

24-12-2009

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Xuất phát từ chủ trương, nhiều chính sách được xây dựng, áp dụng tại các huyện nghèo và đã đem lại hiệu quả nhất định.

Lào Cai: Nhựa hoá đường đến trung tâm xã

24-12-2009

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2 (2007 - 2010) của tỉnh Lào Cai là nâng cấp 100% đường đến trung tâm xã, trong đó 60% số xã có đường được rải nhựa đến trung tâm. Sau 3 năm thực hiện đã có 54,3% số xã có đường nhựa tới trung tâm xã và sẽ hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Lào Cai

24-12-2009

Ngày (22/12), Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tiếp và có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp Trung Quốc do Trung tâm Khai phát mậu dịch khu vực tiểu vùng sông Lan Thương – Mê Kông (thuộc Ty thương vụ tỉnh Vân Nam- Trung Quốc) tổ chức.

Các trường đại học Việt - Trung hội thảo về "Tam nông"

24-12-2009

AGROINFO - Ngày 22-12-2009 tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã diễn ra cuộc "Hội thảo Các trường đại học Việt Nam - Trung Quốc: Về nông nghiệp - nông thôn - nông dân"...

Diện tích rừng Gia Lai giảm mạnh

21-12-2009

Gia Lai là một trong những địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên với 867.573,6ha. Đến nay, tỉnh đã giao cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng quản lý, sử dụng 437.826,3ha, chiếm 61%; khoán bảo vệ 100.010ha từ nguồn kinh phí dự án 661...

Vì sao cây sắn vẫn còn bị “e ngại”?

21-12-2009

“Cây sắn trồng ở Đăk Nông dù có năng suất rất tốt, nhưng hiệu quả kinh tế vẫn đứng thấp nhất, thua xa các cây trồng khác như ngô lai, đậu, chanh dây, khoai lang Nhật Bản, khoai tây Atlantic...Vì thế, chúng tôi không coi đây là cây lợi thế của tỉnh và chỉ muốn duy trì theo hình thức trồng xen canh trên diện tích 8.000 ha”...

Lào Cai: Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc

21-12-2009

Ngày 19/12, hơn 400 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 39 vạn đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã về dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ nhất năm 2009.

Các tỉnh phía Bắc sẽ đối mặt với nguy cơ hạn hán

18-12-2009

Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng - Khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục phát triển trong những tháng tới khiến nền nhiệt độ của mùa đông năm nay có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm, hạn hán có thể xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh phía Bắc.

Diện mạo các huyện nghèo sau 1 năm thực hiện nghị quyết 30A của Chính phủ

18-12-2009

Nhằm đẩy mạnh chủ trương xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư ngày 27/12/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thực hiện Nghị Quyết 30A về chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Vì sao nông dân Lạng Sơn thờ ơ với cây hồi ?

17-12-2009

Theo nguồn tin của Báo Nông thôn ngày nay, cây hồi ở Lạng Sơn chiếm 70% diện tích cả nước (32.000 ha), là cây có giá trị kinh tế cao, đuợc xem là “vàng mười” nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức