HỘI THẢO

Diện mạo các huyện nghèo sau 1 năm thực hiện nghị quyết 30A của Chính phủ

Ngày đăng: 18 | 12 | 2009

Nhằm đẩy mạnh chủ trương xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư ngày 27/12/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thực hiện Nghị Quyết 30A về chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Sau 1 năm thực hiện đến nay diện mạo của các huyện nghèo trên địa bàn cả nước đã có nhiều sự thay đổ. Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết đã diễn ra vào ngày 17/12/09 tại Lào Cai do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chủ trì.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh: Việc thực hiện Nghị quyết 30a sẽ được triển khai lâu dài bền bỉ tại các địa phương nhằm đưa cuộc sống vật chất và tinh thần người dân các huyện nghèo nhất nước đạt tốc độ tăng cao, nhanh hơn các vùng miền, địa phương khác. Phấn đấu năm 2020 những người dân huyện nghèo nhất nước hiện nay sẽ có thu nhập tăng gấp 5-6 lần so với năm 2008.

Giúp dân xóa nhà tạm, cải thiện cuộc sống. Ảnh minh họa: Internet

Được sự dốc sức, đồng lòng của các cấp ngành địa phương và doanh nghiệp, đời sống các huyện nghèo đã có nhiều thay đổi với kết quả cụ thể như sau:

- Về việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo: đến ngày 30/11/09 các huyện đã khởi công xây dựng 59.731 căn nhà, trong đó có 36.313 căn đã hoàn thành cà bànm giao cho hộ nghèo sử dụng

- Về việc khoán và chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất để trồng rừng, hỗ trợ chuyển đồi cơ cấu cây trồng và cật nuôi đã có gần 73.000 hộ được hưởng lợi, với tổng diện tích giao khoán hơn 399.000 ha rừng

- Chính sách XKLĐ đã được triển khai thí điểm tạ 28 huyện nghèo của 10 tỉnh, đã có 2.900 lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có khoảng 2.500 lao động trúng sơ tuyển.27 huyện của 13 tỉnh đã thực hiện việc luân chuyển 240 cán bộ từ tỉnh, huyện về tăng cường cho các xã

Toàn cảnh hội nghị.

- Ngoài ra thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, 41 tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp đã nhận giúp đỡ 62 huyện nghèo. Đến tháng 11/2009, 38/41 doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cho 62 huyện nghèo tổng số tiền là 2.103 tỷ đồng trong giai đoạn 2009 – 2010 ( riêng 2009 là 697 tỷ đồng )

Theo tổng kết chung khi khởi động thực hiện NQ 30a, bình quân tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện là hơn 50% - sau 1 năm thực hiện, đã giảm được 4% hộ nghèo. Đây là kết quả rất đáng phấn khởi tuy nhiên cũng còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo – giai đoạn năm 2010 để đạt được mục tiêu: Đưa bình quân hộ nghèo xuống dưới 40%; hoàn thành cơ bản giao đất, giao rừng, trồng rừng, khoanh nuôi – bảo vệ rừng; tạo bước chuyển biến cơ bản trong sản xuất nông – lâm nghiệp, kinh tế nông thôn; đẩy mạnh một bước quan trọng trong xây dựng kết cấu hạ tầng; chuyển giao được tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực và chuyển một bộ phận lao động tại 62 huyện nghèo sang lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo tại các huyện nghèo đạt từ 25% trở lên; xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Thu Thủy (Tổng hợp)

NỘI DUNG KHÁC

Vì sao nông dân Lạng Sơn thờ ơ với cây hồi ?

17-12-2009

Theo nguồn tin của Báo Nông thôn ngày nay, cây hồi ở Lạng Sơn chiếm 70% diện tích cả nước (32.000 ha), là cây có giá trị kinh tế cao, đuợc xem là “vàng mười” nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức

Chư Jút trồng mới gần 1000 ha cao su

17-12-2009

Theo Phòng NN-PTNT huyện Chư Jút (Đắk Nông), tính đến nay toàn huyện đã trồng mới được gần 1.000 ha cao su, đưa tổng diện tích cao su của huyện lên 2.700 ha, trong đó có 155 ha trong thời kỳ kinh doanh.

Trao rừng cho lâm tặc

17-12-2009

Rừng nghiến nguyên sinh Lũng Toòng (xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn) bị bắn tỉa trong một thời gian dài, lâm tặc coi rừng nghiến như vườn nhà mình. Đau lòng thay, người được giao quản lý rừng là người tiếp tay đắc lực cho lâm tặc.

Sa Lông với công tác xoá đói giảm nghèo

9-12-2009

ĐBP - Cách trung tâm huyện 10km, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) có 7 bản, 479 hộ, 2.749 nhân khẩu gồm 3 dân tộc: Mông, Xạ Phang và Kinh...

Nông dân Văn Yên không chờ chợ

3-12-2009

AGROINFO - Văn Yên là huyện thuần nông, vùng thấp của tỉnh miền núi Yên Bái. Sản xuất lúa gạo ở đây chủ yếu chỉ đủ tiêu thụ trong gia đình. Ngoài ra, ngô, sắn là hai loại nông sản chủ yếu của huyện Văn Yên.

ARD SPS Sơ kết 6 tháng đầu năm, bàn kế hoạch 2010

3-12-2009

AGROINFO – Sáng ngày 11-9-2009, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Hợp phần Trung ương và Ban chỉ đạo hỗn hợp Dự án ARD SPS giai đoạn 2007- 2012 đã họp lần thứ 2...

Lào Cai – Phát triển mạng lưới chợ nông thôn miền núi

30-11-2009

AGROINFO - Với số vốn hàng trăm tỷ đồng, tính đến tháng 11 năm 2009, Lào Cai đã cải tạo 23 chợ trong hệ thống mạng lưới chợ nông thôn, chợ biên giới, hoàn thành trước kế hoạch 2006 – 2010 một năm.

Triển vọng ngành lúa gạo và nông sản Việt Nam 2009

26-11-2009

AGROINFO- Ngày 27 tháng 11 năm 2009, tại Cần Thơ sẽ diễn ra Hội thảo “Triển vọng ngành lúa gạo và nông sản Việt Nam 2009”. Đây là hoạt động do trung tâm thông tin Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT AGROINFO (IPSARD) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức...

264 hộ dân chưa di dời khi Thủy điện Bản Vẽ bắt đầu tích nước

19-11-2009

Thuỷ điện Bản Vẽ là công trình được Chính phủ tập trung đầu tư, xây dựng tại Nghệ An, là công trình thuỷ điện lớn, đa mục tiêu.Sau hơ 6 năm khởi công xây dựng, ngày 17/11 công trình thủy điện này đã bắt đầu chặn dòng sông Nậm Nơn để tích nước vào hồ...

Lào Cai cung cấp phân bón và nông cụ cho 4 xã

19-11-2009

Từ đầu tháng 11/2009 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai đã tiến hành việc cung cấp thiết bị máy nông cụ, vật tư phân bón và giống gia súc trị giá 140.000 EUR do Tổ chức AIDA (Tây Ban Nha) hỗ trợ giúp đồng bào 4 xã vùng cao của huyện Bát Xát...

Khó khăn trong cơ giới hoá ở Đồng bằng Sông Cửu Long

6-11-2009

AGROINFO - Kết quả điều tra của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2007 cho thấy tỉ lệ cơ giới hoá trong thu hoạch lúa ở khu vực này còn thấp: khâu gặt mới cơ giới hoá máy gặt lúa đảm đương được 1% diện tích ở ĐBSCL, máy sấy lúa hiện có khoảng 6.600 máy, chỉ đáp ứng khoảng 33,5% sản lượng lúa.

Đồng bằng sông Cửu Long – trông chờ cơ giới hoá

6-11-2009

AGROINFO - ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp quan trọng vào bậc nhất của nông nghiệp Việt Nam. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, nông dân ĐBSCL đang trông chờ việc đầu tư thúc đẩy cơ giới hoá.