HỘI THẢO

Lào Cai – Phát triển mạng lưới chợ nông thôn miền núi

Ngày đăng: 30 | 11 | 2009

AGROINFO - Với số vốn hàng trăm tỷ đồng, tính đến tháng 11 năm 2009, Lào Cai đã cải tạo 23 chợ trong hệ thống mạng lưới chợ nông thôn, chợ biên giới, hoàn thành trước kế hoạch 2006 – 2010 một năm.

Chợ vùng cao được xây dựng theo hướng vừa là chợ thương mại, vừa là nơi để đồng bào sinh hoạt, giao lưu văn hóa nhằm nâng cao dân trí và hình thành, phát triển tư duy sản xuất hàng hóa. Vì vậy, các chợ được đầu tư xây dựng mới, ngoài việc đảm bảo tính kiên cố và đồng bộ còn phải đề cập đến các yếu tố về lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc.

Chợ nông thôn miền núi vừa là nơi trao đổi thương mại, vừa là điểm giao lưu văn hoá (Ảnh:www.chudu24.com)

Ở Lào Cai, chợ Bắc Hà, Si Ma Cai là những điển hình rõ nét nhất, thể hiện rõ nét đặc điểm kinh tế và văn hoá, lịch sử của địa phương. Ngoài các chợ trung tâm cụm xã, toàn tỉnh đã có thêm 7 cửa hàng đại lý thương nghiệp bán lẻ tại các điểm: cụm xã Thanh Bình, Nậm Chảy (huyện Mường Khương); Bản Liền, Cốc Ly (Bắc Hà); Tả Phìn, Bản Hồ (Sa Pa); Dương Quỳ (Văn Bàn) và xã Tòng Sành (huyện Bát Xát)..., nâng số lượng cửa hàng bán lẻ toàn tỉnh lên hàng trăm điểm, đảm bảo đáp ứng cung cấp đủ các mặt hàng chính sách, tư liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng và thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Nhiều địa phương như Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát và Mường Khương, hệ thống thương nghiệp phát triển nhanh và bài bản. Ở đâu có đường giao thông là có điểm đại lý cung cấp đầy đủ mặt hàng thiết yếu cho người dân và thực hiện thu mua nông sản cho nông dân tới đó. Mới đây đã xuất hiện một số doanh nghiệp và tổ chức cá nhân ở Bảo Thắng, Bảo Yên đứng ra thu mua hàng hoá nông sản cho nông dân và nhận làm điểm đại lý trao đổi thu mua hàng khi nông dân có nhu cầu.

Bên cạnh đó, Lào Cai đã đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý HTX thương mại dịch vụ, cán bộ ban quản lý chợ và lao động nông thôn tham gia kinh doanh thương mại, có chính sách hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đối tượng hỗ trợ là những sản phẩm đã được bình chọn, đáp ứng các tiêu chí cơ bản về chất lượng, tính đặc trưng, có giá trị đặc biệt trên thị trường và mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất và có khả năng sản xuất với khối lượng lớn như rau sạch, hoa cao cấp, gạo Séng cù, lúa hương thơm và tương ớt Mường Khương và sản phẩm dệt thổ cẩm các loại. Đổi lại, người dân nông thôn sẽ được các nhà phân phối đưa những mặt hàng sản xuất trong nước đến tận nơi có nhu cầu với giá hợp lý và thanh toán thuận lợi nhất./.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Triển vọng ngành lúa gạo và nông sản Việt Nam 2009

26-11-2009

AGROINFO- Ngày 27 tháng 11 năm 2009, tại Cần Thơ sẽ diễn ra Hội thảo “Triển vọng ngành lúa gạo và nông sản Việt Nam 2009”. Đây là hoạt động do trung tâm thông tin Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT AGROINFO (IPSARD) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức...

264 hộ dân chưa di dời khi Thủy điện Bản Vẽ bắt đầu tích nước

19-11-2009

Thuỷ điện Bản Vẽ là công trình được Chính phủ tập trung đầu tư, xây dựng tại Nghệ An, là công trình thuỷ điện lớn, đa mục tiêu.Sau hơ 6 năm khởi công xây dựng, ngày 17/11 công trình thủy điện này đã bắt đầu chặn dòng sông Nậm Nơn để tích nước vào hồ...

Lào Cai cung cấp phân bón và nông cụ cho 4 xã

19-11-2009

Từ đầu tháng 11/2009 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai đã tiến hành việc cung cấp thiết bị máy nông cụ, vật tư phân bón và giống gia súc trị giá 140.000 EUR do Tổ chức AIDA (Tây Ban Nha) hỗ trợ giúp đồng bào 4 xã vùng cao của huyện Bát Xát...

Khó khăn trong cơ giới hoá ở Đồng bằng Sông Cửu Long

6-11-2009

AGROINFO - Kết quả điều tra của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2007 cho thấy tỉ lệ cơ giới hoá trong thu hoạch lúa ở khu vực này còn thấp: khâu gặt mới cơ giới hoá máy gặt lúa đảm đương được 1% diện tích ở ĐBSCL, máy sấy lúa hiện có khoảng 6.600 máy, chỉ đáp ứng khoảng 33,5% sản lượng lúa.

Đồng bằng sông Cửu Long – trông chờ cơ giới hoá

6-11-2009

AGROINFO - ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp quan trọng vào bậc nhất của nông nghiệp Việt Nam. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, nông dân ĐBSCL đang trông chờ việc đầu tư thúc đẩy cơ giới hoá.

Trang trại sợ thông tin!

5-11-2009

AGROINFO – Đây là phản hồi của người nông dân về tác động của các hoạt động báo chí truyền thông đối với đời sống của họ, được ghi nhận trong tác phẩm “Truyền thông nông nghiệp – nông thôn – nông dân”…

Sông nước Cửu Long Giang

4-11-2009

AGROINFO - Trong chuyến đi thực địa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, chuyên gia của AGROINFO/ IPSARD đã ghi lại những hình ảnh về đời sống: sản xuất và sinh hoạt của cư dân nông nghiệp đồng bằng châu thổ...

Rau sạch Hà Nội - nỗi lo không của riêng ai

30-10-2009

AGROINFO - Mỗi năm thành phố Hà Nội đã tự sản xuất được khoảng 570.000 tấn rau, đáp ứng được 60% nhu cầu về rau xanh trên địa bàn, còn 40% vẫn phải nhập từ các địa phương khác. Riêng về sản xuất rau an toàn, Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu.

Cây cà phê, tiềm năng lớn của Điện Biên

20-10-2009

AGROINFO – Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng Điện Biên có những thế mạnh rất lớn về nông – lâm sản. Trong đó, cây cà phê là một thế mạnh…

Tệ nạn HIV và buôn bán ma túy ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

20-10-2009

AGROINFO - Ban đầu là đối tượng nghiện hút, tiêm chích dẫn đến bị lây nhiễm HIV.

Sinh kế khu tái cư Si Pa Phìn

20-10-2009

AGROINFO - Bà con ở đây sống dựa vào tiền lãi buôn bán kinh doanh hàng hóa qua biên giới Việt-Lào. 70-80% hộ dân sang Lào mua bán trao đổi các loại hàng hóa: chó, gà, vịt, măng khô…

Tín dụng nông thôn, hỗ trợ như thế nào cho phù hợp?

20-10-2009

AGROINFO - Hầu hết bà con dân tộc ở bản, đặc biệt là hộ nghèo cho biết không được hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, hay hướng dẫn làm ăn kinh tế. Vì vậy hộ nghèo không dám vay vốn, vì không biết vay để làm gì, và làm gì để trả vốn và lãi vay.