HỘI THẢO

Cây cà phê, tiềm năng lớn của Điện Biên

Ngày đăng: 20 | 10 | 2009

AGROINFO – Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng Điện Biên có những thế mạnh rất lớn về nông – lâm sản. Trong đó, cây cà phê là một thế mạnh…

Cà phê Arabica

Cà phê Arabica là nông sản đặc trưng chỉ dẫn xuất xứ của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Toàn tỉnh hiện có 1000 ha diện tích cà phê Arabica, trong đó diện tích cà phê công ty là 400 ha, cà phê tiểu điền là 600 ha. Năng suất cà phê ở đây đạt tốt, đạt 15 tấn/ha. Kế hoạch đến năm 2012 tỉnh sẽ phát triển tổng số là 2000 ha cà phê Arabica.

Cơ chế hợp tác doanh nghiệp - nhân dân

Từ năm 2008, đã có doanh nghiệp cà phê Thái Hòa đầu tư vào Mường Ảng, theo cơ chế nhân dân góp đất nương 10 triệu/ha, công ty và xã cùng ký cấp sổ “xanh” ghi nhận cổ phần cho nhân dân.

Cây cà phê là thế mạnh của Điện Biên, nhưng cần có một chiến lược ổn định

Nhân dân làm thuê cho doanh nghiệp và hưởng tiền công lao động, bình quân 50.000 đồng/ngày. Bình quân 1 tháng nhân dân trong vùng thu được khoảng 1,5 triệu/tháng. (Mức thu nhập này tăng so với trước đây nương làm ngô, sắn gấp 3 lần: trước đây làm nương sắn, ngô chỉ thu được 500.000-600.000 đồng/tháng).

Đối với diện tích cà phê trồng mới do Công ty Thái Hòa đầu tư, đến 80% diện tích cà phê Arabica trồng trên đất nương rẫy, chỉ có khoảng 20% trồng trên đất bằng. Vì vậy diện tích cà phê nương rẫy chỉ buộc thu hái bằng tay, còn lại 20% diện tích cà phê trên đất bằng có thể thu hái bằng máy. Công ty Thái Hòa hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, cung cấp toàn bộ cây giống, phân bón, đầu tư máy móc thiết bị. Công ty thuê lại chính nhân dân để trồng và chăm sóc, thu hái trên diện tích cà phê mà hộ dân đóng góp vốn.

Chi phí-giá thành-giá bán cà phê

Đầu tư cho 1 ha đất nương trồng cà phê Arabica từ năm đầu tiên đến hết năm thứ 3 tiêu tốn khoảng 140 triệu đồng/ha. Năm thứ nhất đầu tư 70 triệu đồng/ha, cho các hạng mục cuốc cỏ, hạ bậc thang, đào hố, rải phân trên miệng hố, trộn phân lấp hố, trồng cây… Năm thứ hai đầu tư khoảng 40 triệu đồng/ha. Năm thứ ba đầu tư khoảng 30 triệu đồng/ha. Năm thứ tư bắt đầu bói quả và cho thu hoạch.

Mỗi năm, ít nhất phải tỉa cành 3 lần, công tỉa cành mỗi đợt tốn 7 triệu/ha. Mỗi năm, hai lần rải phân, tiêu tốn khoảng 15 triệu/ha. Thuốc bảo vệ thực vật mất khoảng 2 triệu/ha. Ngoài ra, nhân dân còn phải lo một khoản chi phí thuê nhân công hái cà phê trong vụ thu hoạch. Giá thu hái cà phê năm nay là 1.200 đồng/kg-1.500 đồng/kg, cao gấp đôi so với mức giá hái năm trước- chỉ ở mức 600 đồng/kg

Đất đồi nếu được đầu tư cải tạo, sẽ giúp người dân thoát nghèo

Giá bán cà phê quả tươi Arabica năm 2009: 5000 đồng/kg, giá bán khô dự kiến 23-24 triệu/tấn.

Tiêu thụ cà phê

Công ty Thái Hòa bao tiêu mua toàn bộ cà phê Arabica. Nông dân trồng cà phê có thể đăng ký bán cà phê cho Công ty, đăng ký bán phải có chữ ký của 3 bên: doanh nghiệp, lãnh đạo xã, công ty, người dân. Công ty có gửi thông báo giá mua theo mức giá sàn. Năm nay, mức giá sàn mua cà phê tươi là 4000 đồng/kg quả tươi. Nếu giá thị trường cao hơn mức giá sàn, thì công ty tiến hành thu mua theo giá thị trường. Người dân nào có đăng ký, thì được công ty bao tiêu mua theo mức giá sàn.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Tệ nạn HIV và buôn bán ma túy ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

20-10-2009

AGROINFO - Ban đầu là đối tượng nghiện hút, tiêm chích dẫn đến bị lây nhiễm HIV.

Sinh kế khu tái cư Si Pa Phìn

20-10-2009

AGROINFO - Bà con ở đây sống dựa vào tiền lãi buôn bán kinh doanh hàng hóa qua biên giới Việt-Lào. 70-80% hộ dân sang Lào mua bán trao đổi các loại hàng hóa: chó, gà, vịt, măng khô…

Tín dụng nông thôn, hỗ trợ như thế nào cho phù hợp?

20-10-2009

AGROINFO - Hầu hết bà con dân tộc ở bản, đặc biệt là hộ nghèo cho biết không được hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, hay hướng dẫn làm ăn kinh tế. Vì vậy hộ nghèo không dám vay vốn, vì không biết vay để làm gì, và làm gì để trả vốn và lãi vay.

Những “gánh nặng” giáo dục miền núi!

20-10-2009

AGROINFO - Nhìn chung, mỗi xã có 1 trường tiểu học và trung học cơ sở. Một số xã có trường mầm non. Đa số trường tiểu học ở xã, bản miền núi còn rất thô sơ và thiếu thốn về cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy và học tập, thiếu giáo viên.

Làng nghề: Lao động nhập cư làm thuê mất việc

20-10-2009

AGROINFO - Các làng nghề khảo sát phụ thuộc nhiều vào đơn hàng xuất khẩu. Làng nghề đang gặp phải khó khăn lớn, khi các đơn hàng xuất khẩu giảm đột ngột từ cuối năm 2008.

Xây dựng chương trình ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách nông nghiệp, nông thôn vùng cao năm 2010

19-10-2009

AGROINFO – Ngày 15-10 – 2009, tại Điện Biên, IPSARD đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng chương trình ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách nông nghiệp, nông thôn vùng cao năm 2010”...

Cần cải tiến hoạt động của Hội Nông dân

15-10-2009

AGROINFO - Nguyễn Văn Minh (Đông La –Hoài Đức –Hà Nội) : Chính quyền xã, huyện xem xét và cải tổ hội nông dân, tăng hiệu quả hoạt động của hội để cung cấp thông tin cho nông dân, hỗ trợ nông dân trong chăn nuôi, trồng trọt…

Khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản

15-10-2009

AGROINFO - Nguyễn Văn Trung, (Đông La – Hoài Đức – Hà Nội): Bà con rất mong Nhà Nước và chính quyền quan tâm và đầu tư hệ thống đường xá và có chính sách quản lý thu mua để nông sản của Đông Lao có đầu ra thuận lợi.

Chính sách phát triển cây trồng cần ổn định

15-10-2009

AGROINFO - Cô Nguyễn Thị Cốm, Đông La (Hoài Đức – Hà Nội): Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì thực hiện không đồng đều, có hộ thì được, hộ thì không. Người nông dân sản xuất manh mún, tự phát, chạy theo thị trường: giá của nông sản nào cao thì đua nhau trồng, đến khi nguồn cung thừa thì mất giá, làm lỗ nặng…

Làm thuê để trả nợ ngân hàng

14-10-2009

AGROINFO - Ông Nông văn Sằn (xã Hợp Thành, Lào Cai): “Nếu bán trâu để trả nợ ngân hàng thì lại không còn công cụ sản xuất nữa, cũng chưa có vốn để nuôi gà, lợn nên cũng chưa biết làm thế nào...”

Lãi suất còn cao, rủi ro quá lớn

14-10-2009

AGROINFO - Anh Hoàng văn Bổ, Thôn Tượng 3 – xã Hợp Thành – Lào Cai: “lãi suất hiện nay cho gia đình anh vay cao quá, sợ lâu mới trả hết nợ, mà vật nuôi trong hai ba năm tới chết do bệnh hay do gì thì mình cũng phải chịu, nên nhiều rủi ro quá…”

Cần được vay vốn và tập huấn sản xuất

14-10-2009

AGROINFO - Ngoài vệc cho vay vốn, theo ông nên tổ chức nhiều cuộc tập huấn hơn về kỹ năng trồng cây, kỹ năng nuôi con, làm sao để tránh rét cho đàn vật nuôi nhưng phải với chi phí rẻ thì dân mới làm được.