HỘI THẢO

Những “gánh nặng” giáo dục miền núi!

Ngày đăng: 20 | 10 | 2009

AGROINFO - Nhìn chung, mỗi xã có 1 trường tiểu học và trung học cơ sở. Một số xã có trường mầm non. Đa số trường tiểu học ở xã, bản miền núi còn rất thô sơ và thiếu thốn về cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy và học tập, thiếu giáo viên.

Đến thăm 1 trường tiểu học của xã Mường Pồn, huyện Điện Biên cho thấy:

Trường có 3 gian lớp học, trong đó 2 gian được xây kiên cố nhờ nguồn vốn 135 giai đoạn I, vẫn còn 1 gian lớp học tạm bằng tranh tre, xiêu vẹo. Cả trường có khoảng 30 học sinh, trong đó lớp 1 và lớp 2 có11 học sinh, lớp 4 và 5 cũng có số học sinh tương tự. Nhưng lớp 3 chỉ có 7 học sinh.Trường không có ban giám hiệu, chỉ có 3 cô giáo, 1 cô giáo kiêm trưởng nhóm của trường.

Chỉ có 20% học sinh được phát không sách giáo khoa mới, còn lại là sử dụng sách giáo khoa cũ do cô giáo tự liên hệ xin từ các trường khác.

Học sinh thường xuyên nghỉ học vào ngày cuối tuần, ngày thứ sáu, sĩ số của cả 3 lớp chỉ có 24, vắng 6 em, lý do là nghỉ làm việc cho bố mẹ (làm nương rẫy, đi nhặt hạt dẻ để bán, đi làm thuê, bán hàng-giới thiệu cho khách du lịch ở các điểm du lịch). Những trường hợp này thường nghỉ học từ rất sớm, hầu hết chỉ học hết tiểu học. Bố mẹ các cháu cho biết, họ biết là không cho con học là đời nó sẽ khổ, nhưng do gia đình quá khó khăn, không có tiền cho con đi học.

Đối với các đối tượng là hộ nghèo nhất của bản mà chúng tôi có dịp trao đổi, thì vẫn phải nộp tiền đóng góp cho trường (ngay cả ở cấp tiểu học). Ngay khi xem xét trên hầu hết các sổ liên lạc giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, các ý kiến cha mẹ đều phản ánh là xin hoãn nộp tiền, chưa có tiền nộp. Ngay cả đối với gia đình trưởng bản, là gia đình có khả năng kinh tế tốt nhất so với các hộ còn lại trong bản, thì bố mẹ và các cháu đều có lựa chọn là chỉ ưu tiên đầu tư nuôi cho 1 hoặc 2 đứa con đi học cấp 3 trên huyện, và học cấp cao hơn ở tỉnh, Còn lại là cố gắng chỉ học hết cấp 2 là tình nguyện ở nhà làm việc giúp bố mẹ kiếm tiền. Đối tượng có con đi học Đại học chỉ nằm trong nhóm con cái của các hộ cán bộ, hoặc các chủ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

Ở huyện chỉ có một trường cấp 3. Gia đình nào có con học cấp 3 trên huyện ngoài lo gạo để ăn, còn phải lo tiền học phí, tiền ở trọ cho các cháu. Tiền ăn và tiền ở cho mỗi cháu ít nhất là 300.000 đồng/tháng. Đối với các hộ trung bình khá, đây đã là một khoản tiền tương đối nặng gánh, do đó hộ nghèo sẽ hầu như không có khả năng theo nổi.

Thanh niên đến tuổi lao động, do không có trình độ, địa phương không có nghề, nên hầu hết rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm, bị kẻ xấu lôi kéo rơi vào nghiện ma túy (hít và tiêm chích heroin), rồi dần trở thành lực lượng buôn bán ma túy vận chuyển từ Lào sang. An ninh trật tự xã huyện bị ảnh hưởng.

Ý thức lao động địa phương rất hạn chế. Đa số bà con dân tộc sống và làm việc theo kiểu tự phát, không có thói quen tuân thủ thời gian làm việc, vì vậy không đáp ứng được các yêu cầu của các nhà máy sản xuất trong vùng. Lao động địa phương vẫn thất nghiệp, trong khi đó, các nhà máy vẫn phải chịu tốn kém để thuê lao động từ dưới xuôi lên làm việc.

NỘI DUNG KHÁC

Làng nghề: Lao động nhập cư làm thuê mất việc

20-10-2009

AGROINFO - Các làng nghề khảo sát phụ thuộc nhiều vào đơn hàng xuất khẩu. Làng nghề đang gặp phải khó khăn lớn, khi các đơn hàng xuất khẩu giảm đột ngột từ cuối năm 2008.

Xây dựng chương trình ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách nông nghiệp, nông thôn vùng cao năm 2010

19-10-2009

AGROINFO – Ngày 15-10 – 2009, tại Điện Biên, IPSARD đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng chương trình ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách nông nghiệp, nông thôn vùng cao năm 2010”...

Cần cải tiến hoạt động của Hội Nông dân

15-10-2009

AGROINFO - Nguyễn Văn Minh (Đông La –Hoài Đức –Hà Nội) : Chính quyền xã, huyện xem xét và cải tổ hội nông dân, tăng hiệu quả hoạt động của hội để cung cấp thông tin cho nông dân, hỗ trợ nông dân trong chăn nuôi, trồng trọt…

Khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản

15-10-2009

AGROINFO - Nguyễn Văn Trung, (Đông La – Hoài Đức – Hà Nội): Bà con rất mong Nhà Nước và chính quyền quan tâm và đầu tư hệ thống đường xá và có chính sách quản lý thu mua để nông sản của Đông Lao có đầu ra thuận lợi.

Chính sách phát triển cây trồng cần ổn định

15-10-2009

AGROINFO - Cô Nguyễn Thị Cốm, Đông La (Hoài Đức – Hà Nội): Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì thực hiện không đồng đều, có hộ thì được, hộ thì không. Người nông dân sản xuất manh mún, tự phát, chạy theo thị trường: giá của nông sản nào cao thì đua nhau trồng, đến khi nguồn cung thừa thì mất giá, làm lỗ nặng…

Làm thuê để trả nợ ngân hàng

14-10-2009

AGROINFO - Ông Nông văn Sằn (xã Hợp Thành, Lào Cai): “Nếu bán trâu để trả nợ ngân hàng thì lại không còn công cụ sản xuất nữa, cũng chưa có vốn để nuôi gà, lợn nên cũng chưa biết làm thế nào...”

Lãi suất còn cao, rủi ro quá lớn

14-10-2009

AGROINFO - Anh Hoàng văn Bổ, Thôn Tượng 3 – xã Hợp Thành – Lào Cai: “lãi suất hiện nay cho gia đình anh vay cao quá, sợ lâu mới trả hết nợ, mà vật nuôi trong hai ba năm tới chết do bệnh hay do gì thì mình cũng phải chịu, nên nhiều rủi ro quá…”

Cần được vay vốn và tập huấn sản xuất

14-10-2009

AGROINFO - Ngoài vệc cho vay vốn, theo ông nên tổ chức nhiều cuộc tập huấn hơn về kỹ năng trồng cây, kỹ năng nuôi con, làm sao để tránh rét cho đàn vật nuôi nhưng phải với chi phí rẻ thì dân mới làm được.

Lo các con thiếu tiền phải nghỉ học

14-10-2009

AGROINFO - Bà Sấu lo lắng vì các con càng học lớn càng mất nhiều tiền mà nhà thì không kiếm ra, cứ phải nộp nhiều khoản quá thì đành phải nghỉ học ở nhà phụ mẹ làm ruộng, sau mới có khả năng học tiếp.

Không nên phân biệt hộ nghèo và hộ rất nghèo

14-10-2009

AGROINFO - Để đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo, cần có tiêu chí chung, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của xã.

Chuyển lên phố lúc tuổi già cũng gặp khó khăn

14-10-2009

AGROINFO - Hiện nay ông bà đã nhiều tuổi, còn một ít đất vườn nhưng không khai thác được, đành để cho con cháu làm hộ, cuộc sống chủ yếu dựa vào con cháu hỗ trợ, có buôn bán lặt vặt nhưng không đáng kể…

Chuyển sang phi nông nghiệp: Biết “xoay” thì sẽ khá hơn làm nông nghiệp

14-10-2009

AGROINFO - Anh mở quán cắt tóc đồng thời kiêm thêm nghề chạy xe ôm, chị mở tiệm tạp hóa, tạp phẩm kết hợp với chạy chợ nên kinh tế đỡ vất vả hơn…