HỘI THẢO

Lo các con thiếu tiền phải nghỉ học

Ngày đăng: 14 | 10 | 2009

AGROINFO - Bà Sấu lo lắng vì các con càng học lớn càng mất nhiều tiền mà nhà thì không kiếm ra, cứ phải nộp nhiều khoản quá thì đành phải nghỉ học ở nhà phụ mẹ làm ruộng, sau mới có khả năng học tiếp.

Bà Nông thị Sấu – 54 tuổi – Thôn cáng 3 – xã Hợp Thành – Lào Cai. Gia đình bà có 3 người, một mình bà nuôi hai con đang tuổi đi học với nguồn thu nhập chủ yếu từ lao động của bà bàng việc trồng lúa. Các con còn đi học nên không giúp được gì nhiều hơn. Một năm bà làm ruộng với doanh thu dưới 4 triệu đồng, số tiền đó là tiền ăn cho 3 người, tiền học cho các con và cả tiền tái sản xuất như giống, thuốc trừ sâu, phân bón nên hầu như làm ra bao nhiêu là ăn hết. Ngoài ra còn phải đi vay thêm để ăn, tiền lại chờ vụ tới thu hoạch thì trả.

Năm 2009, theo bà Sấu, gia đình sẽ không có gì khá hơn vì ruộng trên đồi, núi rất khó làm, khó thu hoạch, gieo cấy mà sức bà ngày càng yếu, nếu các con có làm thì cũng được ít thôi vì bận đi học cả ngày nên chắc sẽ không cải thiện gì hơn so với 2008 cả.

Bà Sấu lo lắng vì các con càng học lớn càng mất nhiều tiền mà nhà thì không kiếm ra, cứ phải nộp nhiều khoản quá thì đành phải nghỉ học ở nhà phụ mẹ làm ruộng, sau mới có khả năng học tiếp. Ngoài ra bà phản ảnh giá lúa không tăng mà giá phân bón, giá thóc giống cao quá nên làm nông nghiệp cũng khó hơn.

Bà muốn được nhà nước tiếp tục hỗ trợ (gia đình bà năm 2008 đã được hỗ trợ tiền ăn tết cho nguời nghèo với 600N đồng/người nên rất phấn khởi). Bà cho rằng các chính sách như vậy, hay bỏ thủy lợi phí, hay hỗ trợ người nghèo xây nhà rất quan trọng với người nghèo như hộ của bà.

Có hai đứa con, một đứa đang học lớp 9 không phải đóng tiền học, đứa lớp 11 phải đóng nên bà muốn được hỗ trợ luôn. Bà cho biết: “Đóng tiền nhiều quá mà gia đình chỉ có 1 người già làm kiếm tiền nên muốn xin miễn học phí cho các con…”

Năm 2008, bà được vay tiền ngân hàng 11 triệu đồng dưới dạng hỗ trợ chính sách, lãi suất thấp. Bà có đầu tư vào vịt, gà lợn… nhưng rồi qua đợt rét chết cả, bây giờ đang lo không biết trả nợ bằng gì và chỉ mong sao nhà nước có cách gì cho những gia đình như bà thoát khỏi tình trạng nợ nần và nghèo đói như bây giờ.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Không nên phân biệt hộ nghèo và hộ rất nghèo

14-10-2009

AGROINFO - Để đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo, cần có tiêu chí chung, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của xã.

Chuyển lên phố lúc tuổi già cũng gặp khó khăn

14-10-2009

AGROINFO - Hiện nay ông bà đã nhiều tuổi, còn một ít đất vườn nhưng không khai thác được, đành để cho con cháu làm hộ, cuộc sống chủ yếu dựa vào con cháu hỗ trợ, có buôn bán lặt vặt nhưng không đáng kể…

Chuyển sang phi nông nghiệp: Biết “xoay” thì sẽ khá hơn làm nông nghiệp

14-10-2009

AGROINFO - Anh mở quán cắt tóc đồng thời kiêm thêm nghề chạy xe ôm, chị mở tiệm tạp hóa, tạp phẩm kết hợp với chạy chợ nên kinh tế đỡ vất vả hơn…

Muốn được tập huấn chuyển đổi sản xuất

14-10-2009

AGROINFO – Từ khi chuyển đổi sản xuất đến nay, gia đình tôi gặp không ít khó khăn, cho nên tôi muốn được tham gia các lớp tập huấn các kỹ năng sản xuất- kinh doanh…

Nhà nông cần vốn và đầu ra ổn định cho nông sản

14-10-2009

AGROINFO – Quá trình đi thực địa của cán bộ nghiên cứu thuộc AGROINFO cho thấy: Người nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn khác nhau…

Vì sao một chủ trương đúng lại không được cuộc sống chấp nhận?

4-6-2009

Tính đến ngày 24/06/2009, Quyết định 80 TTg của Thủ tướng Chính phủ về “khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” vừa tròn 7 năm. Các phương tiện truyền thông thường gọi việc tiêu thụ nông sản qua hợp đồng là “Liên kết 4 nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước). Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng, tuy nhiên nó dường như không thực hiện được. Vì sao vậy?

Chuyến đi thực địa Tây Nguyên của nhóm chuyên gia tư vấn Quỹ nghiên cứu các chính sách vùng cao, Dự án Danida

21-5-2009

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Quỹ nghiên cứu chính sách vùng cao thuộc Tiểu hợp phần 1, Hợp phần Trung ương, dự án Danida, nhóm các chuyên gia tư vấn thuộc Quỹ nghiên cứu đã tổ chức một chuyến đi thực địa 7 ngày tại các tỉnh Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 10/5/2009).

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020

31-3-2009

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 quy định rõ để công tác quy hoạch có hiệu quả, đạt được mục tiêu phát triển bền vững, công tác đánh giá môi trường chiến lược cần phải được lồng ghép và tiến hành song song với quy trình xây dựng quy hoạch ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình đó. Theo đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 và đánh giá môi trường chiến lược phải được xây dựng ngay từ giai đoạn lập quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

30-3-2009

Lào Cai là tỉnh vùng cao Biên giới, nằm giữa vùng Đông bắc và vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung quốc với 203 km đường biên giới – vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.