HỘI THẢO

Chuyến đi thực địa Tây Nguyên của nhóm chuyên gia tư vấn Quỹ nghiên cứu các chính sách vùng cao, Dự án Danida

Ngày đăng: 21 | 05 | 2009

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Quỹ nghiên cứu chính sách vùng cao thuộc Tiểu hợp phần 1, Hợp phần Trung ương, dự án Danida, nhóm các chuyên gia tư vấn thuộc Quỹ nghiên cứu đã tổ chức một chuyến đi thực địa 7 ngày tại các tỉnh Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 10/5/2009).

Mục đích của chuyến đi là để tìm hiểu đời sống văn hoá xã hội của người dân vùng cao, học hỏi những mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn hay và phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong triển khai một số dự án điển hình phục vụ cho công tác soạn thảo chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn vùng cao.

Đoàn đã đi thăm mô hình cao su tiểu điền tại huyện Dak Hà, tỉnh Kon Tum. Mô hình này nằm trong chủ trương trồng cao su cho các hộ nghèo và bà con dân tộc của huyện Dak Hà. Với chủ trương này, các hộ nghèo, hộ không nghèo và bà con dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình chưa rõ ràng vì chương trình mới được bắt đầu tiến hành và bà con đang trồng và chăm sóc những hecta cao su đầu tiên.

Tại Kon Tum, đoàn cũng đã đến thăm và làm việc với xã H’mon nơi có mô hình tái đinh cư cho bà con dân tộc. Mặc dù mô hình này đã xây dựng được những ngôi nhà kiên cố hơn cho bà con dân tộc thiểu số nhưng vẫn gặp phải không ít những khó khăn. Quỹ đất xấu và ít nên nhiều bà con không có nơi canh tác và giao trồng, phải đi làm thuê kiếm sống. Việc cấp bìa đỏ cho dân chồng chéo dẫn đến tranh chấp. Ngoài ra, bà con vẫn phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Hướng giải quyết hầu như là không có. Tình hình an ninh chính trị cũng vì thế mà rất khó kiểm soát.

Cũng trong chuyến đi này, đoàn đã đến thăm những xã nghèo nhất của huyện Kongchro, Gia Lai. Bà con dân tộc ở đây phần đông đi làm thuê và có cuộc sống rất khó khăn. Lãnh đạo huyện Kongchro cũng đang có chủ trương đưa cây cao su lên trồng giúp bà con thoát nghèo.

Đoàn đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, người dân tham gia mô hình thí điểm “ Quản lý rừng cộng đồng” tại huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nông do Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GTZ) thực hiện. Với mô hình này, người dân được trực tiếp lập kế hoạch, tham gia bảo vệ, khai thác rừng và hưởng lợi từ rừng. Các nguyên tắc quản lý, khai thác rừng được thể hiện trong Bản Quy ước do chính nhân dân xây dựng và được huyện phê duyệt. Đây là một mô hình quản lý rừng khá hiệu quả nhưng vẫn đang là thí điểm nên việc nhân rộng mô hình gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, đoàn còn đi tham quan các mô hình khác ở các tỉnh như mô hình đồn điền cà phê ở Dak Lak, mô hình khoai lang Nhật ở Dak Nong, tham quan mô hình trang trại ở Kon Tum, v.v...

Chuyến đi đã mang lại những nhận thức mới mẻ và cụ thể về đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân tộc thiểu số Tây Nguyên cho các nhà tư vấn. Những nhận thức này rất hữu ích trong việc tư vấn xác định các ưu tiên nghiên cứu cho những năm tiếp theo cũng như trong việc đề xuất các ý kiến tư vấn về chiến lược và định hướng cho các đề tài nghiên cứu.

CCMU

NỘI DUNG KHÁC

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020

31-3-2009

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 quy định rõ để công tác quy hoạch có hiệu quả, đạt được mục tiêu phát triển bền vững, công tác đánh giá môi trường chiến lược cần phải được lồng ghép và tiến hành song song với quy trình xây dựng quy hoạch ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình đó. Theo đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 và đánh giá môi trường chiến lược phải được xây dựng ngay từ giai đoạn lập quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

30-3-2009

Lào Cai là tỉnh vùng cao Biên giới, nằm giữa vùng Đông bắc và vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung quốc với 203 km đường biên giới – vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cây cao su Điện Biên, những điều ngẫm ngợi

30-12-2008

Sau nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp, kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa XII đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch phát triển cây cao su và chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh (giai đoạn đến năm 2020), với 45 đại biểu tán thành/47 đại biểu có mặt. Ai cũng biết, cao su là loại cây trồng mới, lần đầu tiên đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh lại trồng với diện tích lớn, có tác động trực tiếp tới đời sống của người dân nên việc thảo luận, làm rõ hơn những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại để chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, thực sự có lợi cho dân là rất cần thiết. Xin ghi lại một vài ý kiến, những nghĩ suy của đại biểu HĐND tỉnh bày tỏ tại kỳ họp về nghị quyết này.

Báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình Hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên, Giai đoạn 2007-2012 do Đan Mạch tài trợ

30-3-2009

“Cải thiện an ninh lương thực và mức sống của nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là của các dân tộc thiểu số, thông qua cải thiện quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và bằng kỹ thuật canh tác vùng cao”.

Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và PTNT năm 2008 hợp phần tỉnh Lai Châu

30-3-2009

Tuy chỉ giới hạn ở một số các hoạt động mới được bắt đầu bởi BQL đang chờ hướng dẫn tài chính để thực hiện. Các hoạt động sau đã được lên kế hoạch và sẽ được thực hiện ngay sau khi có hướng dẫn tài chính và nguồn vốn được chuyển đến

Kết quả thực hiện Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp và PTNT (ARD-SPS) Hợp phần tỉnh Lào Cai đến hết tháng 11 năm 2008

30-3-2009

Ngày 16/11/2007, UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định số: 3049/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Hỗ trợ phát triển Nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2007-2012”.

Kế hoạch thực hiện của tỉnh Đắk Nông

30-3-2009

Các hoạt động hỗ trợ tại Tỉnh Đắk Nông bao gồm 4 mảng: (i) Khuyến nông dựa theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân, (ii) Sản xuất, bảo quản, chế biến và mar-keting, (iii) Lập kế hoạch địa phương và Xây dựng năng lực, và (iv) Hỗ trợ giao đất giao rừng. Ngoài ra, còn có một số hỗ trợ cho các hoạt động chuẩn bị và hỗ trợ kỹ thuật. Hỗ trợ dựa trên nguyên tắc lập kế hoạch từ dưới lên, khuyến nông dựa trên nhu cầu, khuyến nông theo nhóm thông qua các nhóm nông dân sở thích, đào tạo tiểu giảng viên và phương pháp nông dân tập huấn cho nông dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ còn nhấn mạnh đến một loạt các vấn đề liên ngành như môi trường, dân tộc, quản lý nhà nước, giới và HIV/AIDS.

Họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu kinh tế chính sách vùng cao.

17-3-2009

Sáng ngày 17/03/2009, tại hội trường Viện CS & CL PTNNNT, Tiểu phần 1 - Hợp phần Trung ương Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” đã tổ chức buổi họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu.

Kết quả bước đầu triển khai đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lào Cai

23-11-2008

Sáng 27/11, Sở Nông nghiệp – PTNT tổ chức hội nghị đánh giá kết quả gần 3 năm thực hiện đề án “Phát triển và nâng cao hiệu qủa kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010”.

Năng lực chủ đầu tư thấp

25-11-2008

Trong phiên họp thường kỳ tháng 11, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ cắt giảm (tạm dừng, hoãn) khoảng 80 dự án trên địa bàn tỉnh với số vốn trên 50 tỷ đồng. Đây chủ yếu là những dự án do các huyện, xã làm chủ đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm, chưa đủ thủ tục giải ngân...

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

26-11-2008

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015