HỘI THẢO

Kế hoạch thực hiện của tỉnh Đắk Nông

Ngày đăng: 30 | 03 | 2009

Các hoạt động hỗ trợ tại Tỉnh Đắk Nông bao gồm 4 mảng: (i) Khuyến nông dựa theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân, (ii) Sản xuất, bảo quản, chế biến và mar-keting, (iii) Lập kế hoạch địa phương và Xây dựng năng lực, và (iv) Hỗ trợ giao đất giao rừng. Ngoài ra, còn có một số hỗ trợ cho các hoạt động chuẩn bị và hỗ trợ kỹ thuật. Hỗ trợ dựa trên nguyên tắc lập kế hoạch từ dưới lên, khuyến nông dựa trên nhu cầu, khuyến nông theo nhóm thông qua các nhóm nông dân sở thích, đào tạo tiểu giảng viên và phương pháp nông dân tập huấn cho nông dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ còn nhấn mạnh đến một loạt các vấn đề liên ngành như môi trường, dân tộc, quản lý nhà nước, giới và HIV/AIDS.

Dưới đây là các kế hoạch thực hiện dự án của Tỉnh Đắc Nông:

Giai đoạn khởi động

Hoàn thành tổ chức hệ thống hành chính

Hoàn thành mẫu qui trình quản lý chung (bao gồm các qui chế và thủ tục hoạt động cho Quĩ phát triển xã và thôn/buôn)

Xác định, lựa chọn các cơ sở cung cấp dịch vụ chính và cho họ có đủ thời gian để liên hệ và huy động những người có thể làm giảng viên

Đánh giá nhu cầu về đào tạo giảng viên nguồn (ToT)

Đào tạo giảng viên nguồn cho một nhóm các cán bộ chủ chốt từ tỉnh, các huyện và các cơ sở tư nhân (bao gồm cả các tổ chức quần chúng) để họ trở thành một phần trong số các giảng viên sau này.

Chi tiết các kế hoạch thực hiện cho toàn bộ giai đoạn thực hiện 5 năm, bao gồm kế hoạch chi tiết và ngân sách cho năm 2008

Cụ thể hóa các chỉ số đánh giá

Thành lập hệ thống theo dõi

Lựa chọn các xã trong những huyện mục tiêu để bắt đầu chương trình

Lựa chọn một cơ sở cung cấp dịch vụ đảm nhiệm công tác hỗ trợ tổ chức các Nhóm nông dân sở thích và các Lớp học đầu bờ trong các xã đã chọn

Tổ chức các Nhóm nông dân sở thích và các Lớp học đầu bờ, xác định nhu cầu đào tạo, tập huấn

Phân tích nhu cầu hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị văn phòng của tỉnh, các huyện và các xã, tiến hành mua sắm thiết bị

Khuyến nông dựa theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân

Chuẩn bị kế hoạch tập huấn cho các Nhóm nông dân sở thích và các lớp học đầu bờ

Tập huấn cho những nam nữ nông dân trẻ có lòng nhiệt tình

Hợp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo kỹ thuật và tiến hành đào tạo kỹ thuật

Xác định các biện pháp kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi gia súc và canh tác (nông) lâm nghiệp cần kiểm chứng

Thử nghiệm, kiểm chứng các kỹ thuật canh tác (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và phân tích kết quả.

Nhân rộng các mô hình kiểm chứng thành công

Thu thập và phổ biến các kiến thức bản địa về canh tác và lâm nghiệp (thu thập kiến thức, tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo và chuẩn bị tài liệu đào tạo)

Chuẩn bị và tổ chức các lớp học chữ và ngôn ngữ

Xác định nhu cầu về tài liệu thông tin và tập huấn và chuẩn bị tài liệu

Thành lập các thư viện thôn/buôn

Xây dựng năng lực cho các cán bộ địa phương trong cung cấp dịch vụ khuyến nông (xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo, kiểm tra thí điểm)

Đánh giá nhu cầu cần thiết về trang thiết bị và mua sắm thiết bị cho Sở Nông nghiệp và PTNT và ở cấp huyện

Tăng cường năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ tại địa phương (đánh giá nhu cầu đào tạo, và tiến hành các khoá đào tạo)

Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến vấn đề giới

Chuẩn bị và phổ biến thông tin về HIV/AIDS

Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến môi trường

Sản xuất, bảo quản, chế biến và marketing

Lựa chọn các công nghệ/ kinh nghiệm và các hệ thống canh tác cải tiến tại các vùng cao khác của Việt Nam và nước ngoài, thử nghiệm và giới thiệu triển khai

Các nghiên cứu khả thi về marketing

Tập huấn cho các nhóm nông dân về các chủ đề liên quan đến thị trường, phát triển kinh doanh

Nâng cấp các hệ thống lưu kho, vận chuyển và hệ thống chung chuyển, hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, hỗ trợ cho công tác marketing tại địa phương

Nghiên cứu hiện trạng xử lý và bảo quản sau thu hoạch tại các huyện mục tiêu của Chương trình. Phân tích kết quả

Tập huấn về xử lý sau thu hoạch, triển khai các công nghệ bảo quản cải tiến

Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống thông qua các hoạt động như điều tra thị trường, tập huấn và hỗ trợ sản xuất

Quĩ phát triển thôn/buôn sẽ hỗ trợ để tăng thu nhập từ sản xuất

Nghiên cứu về hiện trạng hạ tầng thuỷ lợi, các hình thức tổ chức đối với người sử dụng và hiện trạng duy tu bảo dưỡng các cơ sở vật chất.

Cải thiện tổ chức và quản lý các hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ (tiến hành các khảo sát, lập nhóm người sử dụng, tiến hành đào tạo và thiết lập các phương pháp)

Xác định nhu cầu đào tạo cho các cán bộ xã, huyện và tỉnh về lập kế hoạch từ dưới lên

Lập kế hoạch và tiến hành tập huấn cho các cán bộ cấp xã và lãnh đạo thôn/buôn

Lập kế hoạch và tổ chức tham quan các địa phương khác trong nước

Xác định nhu cầu nâng cấp trang thiết bị trong các xã, phân loại ưu tiên và tiến hành mua

Xem xét lại quy trình lập kế hoạch, điều chỉnh để phù hợp với nguyên tắc lập kế hoạch từ dưới lên và có các ý kiến phản hồi

Thành lập Quỹ Phát triển xã và thôn bản (bao gồm các quy trình, thủ tục và thủ tục đăng ký xin cấp hỗ trợ)

Lập kế hoạch theo yêu cầu bằng cách rà soát lại và cập nhật các kế hoạch của địa phương

Lập kế hoạch và giới thiệu hệ thống lập kế hoạch và quản lý hộ thông qua tập huấn và mô hình “láng giềng tốt”

Chia sẻ kinh nghiệm và các bài học

Hỗ trợ giao đất giao rừng

Tập huấn về hệ thống hành chính và luật pháp

Đào tạo về tiềm năng kinh tế trong của việc giao đất giao rừng và các phương án sở hữu đất khác nhau cho nông dân và các cán bộ kỹ thuật địa phương

Lựa chọn khu vực thí điểm, phân ranh giới và đăng ký đất

Nhân rộng

Khảo sát, sơ kết và Đánh giá

Đánh giá, sơ kết hàng năm

Đánh giá giữa kỳ

Cập nhật số liệu hiện trạng đầu kỳ

(Báo cáo tiến độ hợp phần tỉnh Đắc Nông)

NỘI DUNG KHÁC

Họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu kinh tế chính sách vùng cao.

17-3-2009

Sáng ngày 17/03/2009, tại hội trường Viện CS & CL PTNNNT, Tiểu phần 1 - Hợp phần Trung ương Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” đã tổ chức buổi họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu.

Kết quả bước đầu triển khai đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lào Cai

23-11-2008

Sáng 27/11, Sở Nông nghiệp – PTNT tổ chức hội nghị đánh giá kết quả gần 3 năm thực hiện đề án “Phát triển và nâng cao hiệu qủa kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010”.

Năng lực chủ đầu tư thấp

25-11-2008

Trong phiên họp thường kỳ tháng 11, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ cắt giảm (tạm dừng, hoãn) khoảng 80 dự án trên địa bàn tỉnh với số vốn trên 50 tỷ đồng. Đây chủ yếu là những dự án do các huyện, xã làm chủ đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm, chưa đủ thủ tục giải ngân...

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

26-11-2008

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

Thực hiện Quyết định số 975/QĐ-TTg ở Lai Châu: Một vài bất cập

25-8-2008

Có thể khẳng định việc cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, trình độ dân trí. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc đưa thông tin, báo chí về với bà con vẫn bộc lộ một số khó khăn cần tháo gỡ.

Đắk Lắk: 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 410 triệu USD

8-8-2008

6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 410 triệu USD bằng 73% kế hoạch và tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2007.

Lai Châu: Những bất cập trong việc di dân tái định cư

27-8-2008

Để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, có hơn 18 nghìn hộ dân vùng lòng hồ phải di dời. Công tác di dân TĐC đã được 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu tiến hành từ năm 2004, nhưng trong việc thực hiện vẫn còn một số bất cập...

Phát triển kinh tế - xã hội ở Lai Châu: Tạo đột phá từ hệ thống chính sách

28-8-2008

Ngày 27-5, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hội Khoa học Kinh tế Hà Nội đã tổ chức và chủ trì hội thảo về đề tài “Hoàn thiện hệ thống chính sách tạo động lực phát triển đột phá và bền vững kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn 2020”. Vấn đề này được nhiều nhà khoa học quan tâm và đóng góp những ý kiến tâm huyết, mong vùng đất nghèo của đất nước sớm được khởi sắc...

Đắk Lắk: Tình hình sản xuất Nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng trong 2 tháng đầu năm 2009

24-2-2009

Theo UBND huyện Krông Năng cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2009 huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tổ chức giao kế hoạch sản xuất năm 2009 cho các xã, thị trấn; triển khai sản xuất vụ Đông – Xuân 2008-2009, phòng trừ dịch bệnh, chống hạn và đảm bảo nước tưới đối với cây trồng.

Cây cà phê, thế mạnh ở Đắk Lắk

20-9-2008

Tìm ra một hướng đi đúng với tiềm năng, thế mạnh là quá trình khảo nghiệm từ thực tiễn, thông qua đó, Đảng bộ, chính quyền mới có chủ trương, chính sách phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lòng dân. Cây cà-phê đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Đắk Lắk, hàng vạn gia đình giàu lên nhờ trồng cây thế mạnh đó.

Lai Châu: Tin vui và trăn trở cho công tác khuyến nông tại địa bàn khó khăn

4-3-2009

Những ngày cuối năm 2008, người làm công tác khuyến nông vui mừng kỷ niệm 15 năm thành lập hệ thống khuyến nông, khuyến ngư trong cả nước. Trải qua 15 năm hoạt động tổ chức khuyến nông không ngừng được củng cố và phát triển. Mỗi năm hàng chục nghìn mô hình trình diễn trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngành nghề nông thôn được các tổ chức khuyến nông cùng bà con nông dân xây dựng triển khai có hiệu quả, năng suất vượt trội từ 15 - 30% so với sản xuất truyền thống.

Lai châu: Tăng cường các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới

1-8-2008

Nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa chính quyền tỉnh Lai Châu và Châu Hồng Hà (Trung Quốc), ngày 13/7/2004, đoàn cán bộ của Châu Hồng Hà, huyện Kim Bình, huyện Lục Xuân và một số doanh nghiệp của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí La Sùng Mẫn, Bí thư Châu ủy Châu Hồng Hà đã sang thăm và làm việc tại tỉnh Lai Châu. Đây là một trong những hoạt động nhằm phát huy thế mạnh của Cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng.