HỘI THẢO

Lai châu: Tăng cường các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới

Ngày đăng: 01 | 08 | 2008

Nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa chính quyền tỉnh Lai Châu và Châu Hồng Hà (Trung Quốc), ngày 13/7/2004, đoàn cán bộ của Châu Hồng Hà, huyện Kim Bình, huyện Lục Xuân và một số doanh nghiệp của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí La Sùng Mẫn, Bí thư Châu ủy Châu Hồng Hà đã sang thăm và làm việc tại tỉnh Lai Châu. Đây là một trong những hoạt động nhằm phát huy thế mạnh của Cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng.

Tại buổi làm việc, đại diện của chính quyền hai địa phương đã trao đổi, bàn bạc về việc triển khai một số hoạt động ghiao lưu kinh tế và phát triển du lịch thông qua Cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng và một số đường tiểu ngạch khác. Hiện nay, ngoài các loại hàng hóa thông thường xuất nhập qua khu vực cửa khẩu, Công ty khoáng sản Lai Châu và Tổng công ty gang thép Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) đã thống nhất sơ bộ và chuẩn bị ký hợp đồng khai thác và xuất khẩu quặng thép tại mỏ sắt Huổi Luông, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Tỉnh Lai Châu đang làm đường vào mỏ. Chuẩn bị máy móc thiết bị và cân điện tử, dự định đến ngày 20/8/2004 sẽ xuất khẩu lô quặng sắt đầu tiên sang Trung Quốc. Đại diện các doanh nghiệp của Châu Hồng Hà đã đề nghị tỉnh Lai Châu nghiên cứu tiến hành ký kết một số hợp đồng xuất khẩu các loại quặng kim loại khác như: kẽm, chì, đồng và dự án xây dựng nhà máy xi măng tại Lai Châu.

Tỉnh Lai Châu đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng Khu kinh tế của khẩu gồm các hạng mục: San ủi mặt bằng; xây cổng cửa khẩu Quốc gia tại gần mốc 66; xây dựng chợ cửa khẩu và các ki ốt cho thuê; chuẩn bị nâng cấp tuyến đường Pa So - Ma Lù Thàng để thuận tiện cho giao lưu hàng hóa; đồng thời tổ chức mời, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào Khu kinh tế cửa khẩu. Từ tháng 3/2004, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Lai Châu đã ban hành chính sách ưu đãi đối với Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, trong đó có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như: được thuê đất sản xuất, kinh doanh trong 50 năm, miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ kinh dự án đi vào hoạt động và ghiảm 50% cho 5 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng dối với máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu; các loại xe công vụ, xe của doanh nghiệp, xe vận tải hành khách và xe vận tải hàng háo theo hợp đồng được phép ra vào từ Châu Hồng Hà đến trung tâm tỉnh lỵ Lai Châu... Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng đạt trên 92,7 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng xuất khẩu gần 83 tỷ đồng.

 

Nguồn: Báo Kinh tế Việt Nam và Thế giới, Số 1642, 16/07/2004

NỘI DUNG KHÁC

Đắk Lắk cần tập trung khai thác tối đa các ngành kinh tế mũi nhọn

12-12-2008

Ngày 11/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có buổi làm việc tại Đắk Lắk, tìm hiểu tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2008 và chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn trong định hướng phát triển năm 2009 của địa phương.

Đắk Lắk bảo tồn, phục dựng gần 100 lễ hội

26-8-2008

Tỉnh Đắk Lắk đã bảo tồn, sưu tầm và phục dựng hoàn chỉnh được gần 100 lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Lai Châu: Chính sách đãi ngộ chưa tương xứng

4-8-2008

Kể từ khi được tách địa giới hành chính, tỉnh Lai Châu vẫn bộn bề khó khăn. Tài nguyên quan trọng nhất, nguồn nhân lực, vẫn chưa thu hút có hiệu quả, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao còn rất chậm, kém hấp dẫn và hầu như ít hiệu quả.

Xung quanh việc thực hiện chính sách kéo điện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

6-7-2008

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc bãi bỏ việc cấp vải theo Quyết định 168/QĐ - TTg, để thực hiện chính sách kéo điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong tỉnh; trên cơ sở khảo sát sơ bộ của các địa phương và tham mưu cho các Sở Công nghiệp, Tài chính Vật giá ..... ngày 26/9/2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định số 3069/QĐ – UB về việc phân bổ kinh phí cho các địa phương để thực hiện chính sách kéo điện lưới cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

“Tam nông” ở Tây Nguyên

6-8-2008

Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân (gọi tắt là tam nông) sẽ được Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đưa lên bàn nghị sự trong Hội nghị Trung ương 7 tới đây. Cho dù đất nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt nhưng đây là điều cần thiết cho khoảng 80% dân số đang là đối tượng trong ngành Kinh tế này. Đối với nông nghiệp Tây Nguyên, tuy không phải là vựa lúa của cả nước nhưng là nơi tập trung phần lớn diện tích cây công nghiệp-cây kinh tế thế mạnh và là nguồn lực phát triển của vùng.

Trung tâm Khuyến nông Điện Biên: Lập kế hoạch khuyến nông phù hợp với nguyện vọng của người dân

14-8-2008

Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 9.554,107 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 11,32%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 37%. Dân số khoảng 438,9 ngìn người, lương thực bình quân đầu người ước đạt 347kg/người/năm. Hiện nay hệ thống khuyến nông của tỉnh Điện Biên đã được kiện toàn từ tỉnh đến xã.

Lào Cai công bố mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân thuộc Chương trình 135 giai đoạn II

5-7-2008

Ngày 31/3/2008 UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND về "Quy định về mức hỗ trợ, phân cấp quản lý sử dụng vốn thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg giai đoạn 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lào Cai".

Đăk Lăk: Phấn đấu đến năm 2010: 100% thôn, buôn, tổ dân phố có chi bộ Đảng

5-11-2008

Tỉnh ủy Đăk Lăk đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, 100% thôn, buôn, tổ dân phố có chi bộ đảng.

Đổi mới công tác khuyến nông ở Lào Cai

16-12-2008

Trong những năm qua, công tác khuyến nông ở tỉnh Lào Cai đã không ngừng đổi mới và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

Đắk Nông xây dựng các mô hình khuyến nông

8-8-2008

Công tác khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Trong những năm qua, tỉnh Ðác Nông đã từng bước chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đắk Lắk mở rộng đầu tư vào thủy điện, nông nghiệp

25-7-2008

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã cấp nhiều giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư vào các dự án như: Dự án xây dựng thuỷ điện Đray H’Linh 3, có tổng vốn đầu tư trên 71 tỷ đồng (do Cty TNHH xây lắp điện Hưng Phúc triển khai thực hiện), dự án sơ chế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Thái Lan), với tổng số vốn đầu tư gần 6 triệu USD, quy mô 220.000 tấn sản phẩm/năm (Cty TNHH CP Việt Nam), dự án đầu tư xây dựng xưởng ươm tơ, tổng vốn đầu tư 3 tỷ đồng của Hợp tác xã nông nghiệp Cao Sơn...

Điện Biên: Hỗ trợ hơn 60 nghìn tấn giống nông nghiệp vụ xuân - hè

28-10-2008

Thực hiện kế hoạch phân bổ hỗ trợ giống ngô, đậu tương vụ xuân-hè 2005 của UBND tỉnh, Phòng Nông nghiệp-Địa chính huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã cấp 60.470kg giống cho 18 xã và 3 đơn vị trong huyện.