HỘI THẢO

Cây cao su Điện Biên, những điều ngẫm ngợi

Ngày đăng: 30 | 12 | 2008

Sau nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp, kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa XII đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch phát triển cây cao su và chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh (giai đoạn đến năm 2020), với 45 đại biểu tán thành/47 đại biểu có mặt. Ai cũng biết, cao su là loại cây trồng mới, lần đầu tiên đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh lại trồng với diện tích lớn, có tác động trực tiếp tới đời sống của người dân nên việc thảo luận, làm rõ hơn những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại để chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, thực sự có lợi cho dân là rất cần thiết. Xin ghi lại một vài ý kiến, những nghĩ suy của đại biểu HĐND tỉnh bày tỏ tại kỳ họp về nghị quyết này.

Cả một thời gian dài qua, việc tìm cây mũi nhọn cho kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà vẫn rất bế tắc. Từ dự án cây trẩu, cây ten rồi cây quế đều rơi vào ngõ cụt khi không loại cây trồng nào trở thành cây mũi nhọn bền vững, giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân. Năm nay, khi ký kết với Tập đoàn Cao su Việt Nam về việc triển khai trồng cao su trên địa bàn, lãnh đạo tỉnh đặt rất nhiều hy vọng về loại cây đa chức năng này. Rất nhanh chóng, chủ trương được ban hành rồi đề án quy hoạch, chính sách về cây cao su cũng lần lượt nghiên cứu, ra đời. Đặt ra rất nhiều vấn đề về triển khai đề án này, đại biểu Hà Quý Văn nguyên là Giám đốc Sở NN-PTNT - người gắn bó và am hiểu nhiều về lĩnh vực nông lâm nghiệp, nêu ý kiến: Việc triển khai trồng cây cao su ngay từ bước đầu đã ở diện rộng mà chưa có thử nghiệm là có phần mạo hiểm. Việc thực hiện đề án này đã quan tâm tới phong tục, tập quán của người dân trong chăn nuôi chưa (vì bà con thường có tập quán chăn thả chứ không chăn dắt nên dễ bị ảnh hưởng tới diện tích trồng cao su)? Trong diện tích 72.900ha đất quy hoạch trồng cao su chưa thể hiện rõ lấy diện tích đất rừng sản xuất, đất nương rẫy là bao nhiêu và diện tích đất trống, đồi núi trọc chiếm bao nhiêu? Theo diện tích quy hoạch, khảo sát thì phần lớn diện tích trồng cao su có độ cao từ 600 - 800m (chiếm 43,7%), trong khi đây cũng là diện tích nương rẫy sản xuất của người dân nên cần có giải pháp về đời sống cho nhân dân. Việc xử lý giao đất trồng cao su do cơ quan nào phải rõ: vì hiện nay việc giao đất đang chồng chéo, ví dụ đất thực hiện dự án 327 do huyện giao, đất trồng rừng theo dự án 661 do tỉnh giao còn đất trồng cao su do Sở NN-PTNT giao. Về việc góp cổ phần bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đề án là người đại diện của nhóm hộ, cộng đồng phải xem xét lại vì việc đứng tên cổ đông này còn liên quan đến người thừa kế tài sản, phân chia lợi tức... Từ ý kiến này, đại biểu đề xuất khi trồng cao su xong rồi mới giao cho người dân quản lý, trông nom.

Cùng cách suy nghĩ như trên, đại biểu Vừ A Phía, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, việc khảo sát, quy hoạch đất trồng cao su đã xem xét, tính đến những quy hoạch, đề án khác chưa, đặc biệt là đề án phát triển đàn trâu, bò thịt trên địa bàn tỉnh? Vì diện tích khảo sát, quy hoạch trồng cao su đã bao gồm luôn cả diện tích đồng cỏ cho đề án chăn nuôi trâu, bò thịt; khi ấy người dân sẽ chăn thả ở đâu, lấy nguồn thức ăn từ đâu cho đàn trâu, bò? Ông cũng nêu thêm ý kiến về việc khảo sát kỹ diện tích trồng cao su, tránh việc lấy đất vừa trồng rừng (tốn công sức người dân, tiền bạc của Nhà nước vì sẽ phải đền bù); đồng thời phải lưu ý đối chiếu với quy hoạch về vùng nguyên liệu cho dự án nhà máy gỗ ván dăm ở Tuần Giáo. Đại biểu Nguyễn Quốc Tuân (TX Mường Lay) thì băn khoăn về chính sách đối với người dân khi bị thu hồi đất trồng cao su kể cả khi trở thành cổ đông của Công ty Cao su. Vì theo ông, không phải ai cũng có kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch mủ khi cây cao su cho khai thác, nên chắc chắn sẽ có một bộ phận người dân không có việc làm, không có thu nhập trong khi không có đất sản xuất.

Còn đại biểu Nguyễn Văn Lực (huyện Điện Biên) và đại biểu Trần Quốc Phú (Sở Tài nguyên - Môi trường) lại đề cập đến đề án cây cao su ở khía cạnh về tác động tới môi trường. Ông Lực cho rằng, trong bản quy hoạch phát triển cây cao su chưa thấy đề cập tác động môi trường, trong khi Chính phủ quy định việc triển khai các dự án cây trồng từ 100ha trở lên phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường? Dưới góc độ một nhà chuyên môn, đại biểu Trần Quốc Phú đề nghị phải xem xét tác động tới môi trường của cây cao su, vì thực tế khi cây cao su phát triển, khép tán thì thảm thực vật dưới tán cao su rất khó phát triển, còn khi rừng cao su xanh tốt, trưởng thành lại không hề có chim muông đến làm tổ, sinh sống. Từ hiện tượng nêu ra, ông đề nghị phải nghiên cứu đến việc ảnh hưởng tới nguồn nước, môi trường của cây cao su. Nhiều ý kiến tham gia góp ý vào đề án trồng cao su như: việc xây dựng chính sách chưa cụ thể, cần phải thực hiện triệt để phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra khi triển khai dự án này...

Tất cả ý kiến của các vị đại biểu HĐND đều nhằm hoàn thiện hơn bản quy hoạch, làm rõ những chính sách với người dân sao cho mỗi nghị quyết mà HĐND tỉnh ban hành phải là những chính sách có lợi cho dân, đảm bảo đời sống người dân. Là một loại cây trồng mới và ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân nên những băn khoăn, trăn trở của đại biểu cũng là điều dễ hiểu như vị chủ tọa kỳ họp đã kết luận và đề nghị đại biểu cũng cần có quyết tâm để thực hiện cho được chủ trương này.

(Báo Điện Biên Phủ)

NỘI DUNG KHÁC

Báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình Hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên, Giai đoạn 2007-2012 do Đan Mạch tài trợ

30-3-2009

“Cải thiện an ninh lương thực và mức sống của nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là của các dân tộc thiểu số, thông qua cải thiện quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và bằng kỹ thuật canh tác vùng cao”.

Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và PTNT năm 2008 hợp phần tỉnh Lai Châu

30-3-2009

Tuy chỉ giới hạn ở một số các hoạt động mới được bắt đầu bởi BQL đang chờ hướng dẫn tài chính để thực hiện. Các hoạt động sau đã được lên kế hoạch và sẽ được thực hiện ngay sau khi có hướng dẫn tài chính và nguồn vốn được chuyển đến

Kết quả thực hiện Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp và PTNT (ARD-SPS) Hợp phần tỉnh Lào Cai đến hết tháng 11 năm 2008

30-3-2009

Ngày 16/11/2007, UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định số: 3049/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Hỗ trợ phát triển Nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2007-2012”.

Kế hoạch thực hiện của tỉnh Đắk Nông

30-3-2009

Các hoạt động hỗ trợ tại Tỉnh Đắk Nông bao gồm 4 mảng: (i) Khuyến nông dựa theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân, (ii) Sản xuất, bảo quản, chế biến và mar-keting, (iii) Lập kế hoạch địa phương và Xây dựng năng lực, và (iv) Hỗ trợ giao đất giao rừng. Ngoài ra, còn có một số hỗ trợ cho các hoạt động chuẩn bị và hỗ trợ kỹ thuật. Hỗ trợ dựa trên nguyên tắc lập kế hoạch từ dưới lên, khuyến nông dựa trên nhu cầu, khuyến nông theo nhóm thông qua các nhóm nông dân sở thích, đào tạo tiểu giảng viên và phương pháp nông dân tập huấn cho nông dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ còn nhấn mạnh đến một loạt các vấn đề liên ngành như môi trường, dân tộc, quản lý nhà nước, giới và HIV/AIDS.

Họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu kinh tế chính sách vùng cao.

17-3-2009

Sáng ngày 17/03/2009, tại hội trường Viện CS & CL PTNNNT, Tiểu phần 1 - Hợp phần Trung ương Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” đã tổ chức buổi họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu.

Kết quả bước đầu triển khai đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lào Cai

23-11-2008

Sáng 27/11, Sở Nông nghiệp – PTNT tổ chức hội nghị đánh giá kết quả gần 3 năm thực hiện đề án “Phát triển và nâng cao hiệu qủa kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010”.

Năng lực chủ đầu tư thấp

25-11-2008

Trong phiên họp thường kỳ tháng 11, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ cắt giảm (tạm dừng, hoãn) khoảng 80 dự án trên địa bàn tỉnh với số vốn trên 50 tỷ đồng. Đây chủ yếu là những dự án do các huyện, xã làm chủ đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm, chưa đủ thủ tục giải ngân...

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

26-11-2008

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

Thực hiện Quyết định số 975/QĐ-TTg ở Lai Châu: Một vài bất cập

25-8-2008

Có thể khẳng định việc cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, trình độ dân trí. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc đưa thông tin, báo chí về với bà con vẫn bộc lộ một số khó khăn cần tháo gỡ.

Đắk Lắk: 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 410 triệu USD

8-8-2008

6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 410 triệu USD bằng 73% kế hoạch và tăng 7,35% so với cùng kỳ năm 2007.

Lai Châu: Những bất cập trong việc di dân tái định cư

27-8-2008

Để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, có hơn 18 nghìn hộ dân vùng lòng hồ phải di dời. Công tác di dân TĐC đã được 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu tiến hành từ năm 2004, nhưng trong việc thực hiện vẫn còn một số bất cập...