HỘI THẢO

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020

Ngày đăng: 31 | 03 | 2009

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 quy định rõ để công tác quy hoạch có hiệu quả, đạt được mục tiêu phát triển bền vững, công tác đánh giá môi trường chiến lược cần phải được lồng ghép và tiến hành song song với quy trình xây dựng quy hoạch ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình đó. Theo đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 và đánh giá môi trường chiến lược phải được xây dựng ngay từ giai đoạn lập quy hoạch tỉnh.

Mục đích

Xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh ĐăkNông đến năm 2020, tập chung vào đề xuất phương án và nhiệm vụ phát triển, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông một cách có khoa học nhằm phát huy lợi thế của tỉnh đối với vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển của vùng đối với tỉnh và hội nhập với phát triển chung của đất nước và khu vực trong thời kỳ 2011 - 2020

Phạm vi quy hoạch

 
 Một góc Gia Nghĩa

Không gian và thời gian: Không gian của quy hoạch tổng thể bao gồm toàn bộ Tỉnh Đăk Nông. Thời gian quy hoạch của dự án từ nay đến năm 2020.

Phạm vi hoạt động: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có thể bao trùm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh, đề cập đến tất cả các nghành, của các lĩnh vực xã hội, các khu vực lãnh thổ và cả lĩnh vực môi trường, bảo vệ an ninh quốc phòng của tỉnh.

Quan điểm phát triển

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong tỉnh, tập trung khai thác có hiệu quả các thế mạnh về đất, tài nguyên rừng, tiểm năng thuỷ điện, khoáng sản bô xít và các lợi thế về du lịch sinh thái và tăng cường thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài.

Xem toàn văn báo cáo tại đây

IPSARD

NỘI DUNG KHÁC

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

30-3-2009

Lào Cai là tỉnh vùng cao Biên giới, nằm giữa vùng Đông bắc và vùng Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung quốc với 203 km đường biên giới – vị trí địa lý như vậy tạo cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cây cao su Điện Biên, những điều ngẫm ngợi

30-12-2008

Sau nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp, kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh khóa XII đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch phát triển cây cao su và chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh (giai đoạn đến năm 2020), với 45 đại biểu tán thành/47 đại biểu có mặt. Ai cũng biết, cao su là loại cây trồng mới, lần đầu tiên đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh lại trồng với diện tích lớn, có tác động trực tiếp tới đời sống của người dân nên việc thảo luận, làm rõ hơn những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại để chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, thực sự có lợi cho dân là rất cần thiết. Xin ghi lại một vài ý kiến, những nghĩ suy của đại biểu HĐND tỉnh bày tỏ tại kỳ họp về nghị quyết này.

Báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình Hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên, Giai đoạn 2007-2012 do Đan Mạch tài trợ

30-3-2009

“Cải thiện an ninh lương thực và mức sống của nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là của các dân tộc thiểu số, thông qua cải thiện quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và bằng kỹ thuật canh tác vùng cao”.

Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và PTNT năm 2008 hợp phần tỉnh Lai Châu

30-3-2009

Tuy chỉ giới hạn ở một số các hoạt động mới được bắt đầu bởi BQL đang chờ hướng dẫn tài chính để thực hiện. Các hoạt động sau đã được lên kế hoạch và sẽ được thực hiện ngay sau khi có hướng dẫn tài chính và nguồn vốn được chuyển đến

Kết quả thực hiện Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp và PTNT (ARD-SPS) Hợp phần tỉnh Lào Cai đến hết tháng 11 năm 2008

30-3-2009

Ngày 16/11/2007, UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định số: 3049/QĐ-UBND phê duyệt Dự án “Hỗ trợ phát triển Nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2007-2012”.

Kế hoạch thực hiện của tỉnh Đắk Nông

30-3-2009

Các hoạt động hỗ trợ tại Tỉnh Đắk Nông bao gồm 4 mảng: (i) Khuyến nông dựa theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân, (ii) Sản xuất, bảo quản, chế biến và mar-keting, (iii) Lập kế hoạch địa phương và Xây dựng năng lực, và (iv) Hỗ trợ giao đất giao rừng. Ngoài ra, còn có một số hỗ trợ cho các hoạt động chuẩn bị và hỗ trợ kỹ thuật. Hỗ trợ dựa trên nguyên tắc lập kế hoạch từ dưới lên, khuyến nông dựa trên nhu cầu, khuyến nông theo nhóm thông qua các nhóm nông dân sở thích, đào tạo tiểu giảng viên và phương pháp nông dân tập huấn cho nông dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ còn nhấn mạnh đến một loạt các vấn đề liên ngành như môi trường, dân tộc, quản lý nhà nước, giới và HIV/AIDS.

Họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu kinh tế chính sách vùng cao.

17-3-2009

Sáng ngày 17/03/2009, tại hội trường Viện CS & CL PTNNNT, Tiểu phần 1 - Hợp phần Trung ương Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” đã tổ chức buổi họp nhóm các chuyên gia Tư vấn và Nghiên cứu Quỹ nghiên cứu.

Kết quả bước đầu triển khai đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lào Cai

23-11-2008

Sáng 27/11, Sở Nông nghiệp – PTNT tổ chức hội nghị đánh giá kết quả gần 3 năm thực hiện đề án “Phát triển và nâng cao hiệu qủa kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010”.

Năng lực chủ đầu tư thấp

25-11-2008

Trong phiên họp thường kỳ tháng 11, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ cắt giảm (tạm dừng, hoãn) khoảng 80 dự án trên địa bàn tỉnh với số vốn trên 50 tỷ đồng. Đây chủ yếu là những dự án do các huyện, xã làm chủ đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm, chưa đủ thủ tục giải ngân...

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

26-11-2008

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

Thực hiện Quyết định số 975/QĐ-TTg ở Lai Châu: Một vài bất cập

25-8-2008

Có thể khẳng định việc cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, trình độ dân trí. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc đưa thông tin, báo chí về với bà con vẫn bộc lộ một số khó khăn cần tháo gỡ.