HỘI THẢO

Lãi suất còn cao, rủi ro quá lớn

Ngày đăng: 14 | 10 | 2009

AGROINFO - Anh Hoàng văn Bổ, Thôn Tượng 3 – xã Hợp Thành – Lào Cai: “lãi suất hiện nay cho gia đình anh vay cao quá, sợ lâu mới trả hết nợ, mà vật nuôi trong hai ba năm tới chết do bệnh hay do gì thì mình cũng phải chịu, nên nhiều rủi ro quá…”

Vay vốn sản xuất nông nghiệp quá nhiểu rủi ro
Gia đình anh Bổ có 5 người, 2 vợ chồng, 1 em gái và 2 con. Thu nhập từ gia đình chủ yếu có từ việc làm thuê và làm nông nghiệp với khoảng 6 triệu đồng/năm. Hiện nay gia đình có trồng thêm thảo quả, nhưng không đáng kể vì mới trồng, chưa đem lại thu nhập nhiều.

Năm 2008, gia đình có vay của ngân hàng theo diện hỗ trợ chính sách 12 triệu, trả trong 30 tháng với lãi suất 0,95%/tháng và đã đầu tư vào nuôi trâu, lợn, gà. Theo đánh giá của anh Bổ, năm 2009, nhiều khả năng thu nhập gia đình sẽ có thể tăng lên một chút do bắt đầu có sản phẩm từ hoạt động chăn nuôi này. Tuy nhiên, thu nhập từ việc trồng lúa lại có khả năng giảm do chi phí tăng lên nhiều hơn.

Đối với việc trồng lúa nông nghiệp, gia đình sản xuất ra chủ yếu để ăn, một phần còn lại bán đi để trang trải hoạt động hàng ngày (thêm thực phẩm thịt, cá…). Tiền thu nhập từ việc làm thêm cũng không mang lại nhiều, nhưng năm nay có khả năng nhiều hơn do có việc làm nhiều hơn.

Vào vụ mùa hiện tại, gia đình đang gặp phải nhiều khó khăn do vốn ít, giá giống tăng lên, thuốc trừ sâu tăng lên, giá thóc giảm, hàng tháng tiền lãi ngân hàng vẫn đang phải trả mà chưa biêt chắc kết quả chăn nuôi có tốt không. Khó khăn thì đang phải đối mặt nhưng cũng không quá nhiều và quá khó như các hộ trong cùng khu vực

Anh Bổ mong muốn được vay nhiều tiền hơn để làm kinh tế nông nghiệp với lãi suất thấp hơn. Anh nói “lãi suất hiện nay cho gia đình anh vay cao quá, sợ lâu mới trả hết nổi, mà vật nuôi trong hai ba năm tới chết do bệnh hay do gì thì mình cũng phải chịu, nên nhiều rủi ro quá”. Ngoài ra, cũng như nhiều người dân khác, anh mong được tham gia các chương trình tập huấn khuyến nông sản xuất và được dạy cách nuôi trồng an toàn để yên tâm sản xuất, không lo bệnh dịch như trước nữa.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Cần được vay vốn và tập huấn sản xuất

14-10-2009

AGROINFO - Ngoài vệc cho vay vốn, theo ông nên tổ chức nhiều cuộc tập huấn hơn về kỹ năng trồng cây, kỹ năng nuôi con, làm sao để tránh rét cho đàn vật nuôi nhưng phải với chi phí rẻ thì dân mới làm được.

Lo các con thiếu tiền phải nghỉ học

14-10-2009

AGROINFO - Bà Sấu lo lắng vì các con càng học lớn càng mất nhiều tiền mà nhà thì không kiếm ra, cứ phải nộp nhiều khoản quá thì đành phải nghỉ học ở nhà phụ mẹ làm ruộng, sau mới có khả năng học tiếp.

Không nên phân biệt hộ nghèo và hộ rất nghèo

14-10-2009

AGROINFO - Để đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo, cần có tiêu chí chung, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của xã.

Chuyển lên phố lúc tuổi già cũng gặp khó khăn

14-10-2009

AGROINFO - Hiện nay ông bà đã nhiều tuổi, còn một ít đất vườn nhưng không khai thác được, đành để cho con cháu làm hộ, cuộc sống chủ yếu dựa vào con cháu hỗ trợ, có buôn bán lặt vặt nhưng không đáng kể…

Chuyển sang phi nông nghiệp: Biết “xoay” thì sẽ khá hơn làm nông nghiệp

14-10-2009

AGROINFO - Anh mở quán cắt tóc đồng thời kiêm thêm nghề chạy xe ôm, chị mở tiệm tạp hóa, tạp phẩm kết hợp với chạy chợ nên kinh tế đỡ vất vả hơn…

Muốn được tập huấn chuyển đổi sản xuất

14-10-2009

AGROINFO – Từ khi chuyển đổi sản xuất đến nay, gia đình tôi gặp không ít khó khăn, cho nên tôi muốn được tham gia các lớp tập huấn các kỹ năng sản xuất- kinh doanh…

Nhà nông cần vốn và đầu ra ổn định cho nông sản

14-10-2009

AGROINFO – Quá trình đi thực địa của cán bộ nghiên cứu thuộc AGROINFO cho thấy: Người nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn khác nhau…

Vì sao một chủ trương đúng lại không được cuộc sống chấp nhận?

4-6-2009

Tính đến ngày 24/06/2009, Quyết định 80 TTg của Thủ tướng Chính phủ về “khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” vừa tròn 7 năm. Các phương tiện truyền thông thường gọi việc tiêu thụ nông sản qua hợp đồng là “Liên kết 4 nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước). Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng, tuy nhiên nó dường như không thực hiện được. Vì sao vậy?

Chuyến đi thực địa Tây Nguyên của nhóm chuyên gia tư vấn Quỹ nghiên cứu các chính sách vùng cao, Dự án Danida

21-5-2009

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Quỹ nghiên cứu chính sách vùng cao thuộc Tiểu hợp phần 1, Hợp phần Trung ương, dự án Danida, nhóm các chuyên gia tư vấn thuộc Quỹ nghiên cứu đã tổ chức một chuyến đi thực địa 7 ngày tại các tỉnh Tây Nguyên (từ ngày 4 đến ngày 10/5/2009).