HỘI THẢO

Thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên: Cần đảm bảo quyền lợi của người dân

Ngày đăng: 18 | 01 | 2010

Sau hơn 2 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su, toàn tỉnh đã trồng được gần 2.500ha cây cao su. Dự án được triển khai đem lại cơ hội việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vùng dự án và vùng lân cận. Tuy nhiên, đây cũng là năm thứ 2 dự án trồng mới cây cao su không đạt kế hoạch được giao. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó cơ bản là quyền lợi của người dân chưa được thực hiện, gây tâm lý hoài nghi cho người dân…

Minh chứng bước đầu cho tính khả thi của dự án trồng cao su ở tỉnh ta đó là tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây cao su đạt tiêu chuẩn so với các vùng như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên - những cái nôi phát triển cây cao su ở nước ta. Dự án phát triển cao su đã giúp lao động địa phương có việc làm, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tính ưu việt của dự án là vậy, song lại có một nghịch lý là ở một vài nơi người dân không thực sự hào hứng với việc tham gia phát triển cây cao su. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết: Việc đo đạc quy chủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân chậm triển khai nên không có cơ sở để hỗ trợ kinh phí theo Quyết định 25/QĐ – UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh gây cho người dân tâm lý hoài nghi, sợ mất đất. Ngay cả với Điện Biên - huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện dự án trồng cao su đến nay sau 2 năm chờ đợi mòn mỏi người dân có đất chuyển sang trồng cao su vẫn không nhận được tiền hỗ trợ đền bù. Chị Lò Thị Hiên, bản Pom Khoang, xã Thanh Nưa bức xúc: Gia đình tôi có đất canh tác chuyển sang trồng cao su đã gần 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Quyết định 25 của UBND tỉnh. Khi họp dân, trưởng bản còn giải thích rằng, để đảm bảo cuộc sống cho người dân khi cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, chúng tôi sẽ được hỗ trợ giống, phân bón để trồng lương thực xen trong vườn cao su. Nói là vậy nhưng đã 4 vụ rồi chúng tôi vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào. Diện tích đất trồng ngô, lúa không còn; trồng xen cây họ đậu, cây lương thực trong vườn cây cao su không hiệu quả do lớp đất mặt bị rửa trôi lại không có vốn mua phân bón nên năng suất thấp, nhiều chỗ có làm nhưng không được thu… Không chỉ gia đình tôi mà nhiều gia đình khác cùng chung tình trạng.”

Phát triển cây cao su cần tính toán kỹ bài toán lợi ích. Ảnh minh họa: Internet

Việc chậm hỗ trợ kinh phí cho người dân có đất trồng cao su khiến người dân chán nản, mất niềm tin và còn kéo theo nhiều hệ luỵ khác. Ở một vài nơi người dân phá nhổ cây cao su đã trồng hay xô xát với cán bộ địa phương, ngăn cản công nhân Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên khai hoang trồng mới. Điển hình là việc hàng chục hộ dân bản Huổi Toong, xã Mường Nhé (huyện Mường Nhé) đã ngăn cản, đập phá máy móc, xô xát với công nhân của Công ty CPCS Điện Biên vào trung tuần tháng 1 vừa qua. Người dân giữ đất và chỉ giao đất cho Công ty CPCS Điện Biên khi nhận được tiền hỗ trợ, nhận được giống, phân bón theo Quyết định 25 của UBND tỉnh.

Là một tỉnh nghèo, phần lớn nông dân có đất chuyển đổi sang trồng cao su cuộc sống còn rất khó khăn, trong khi cây cao su phải trồng từ 5 - 7 năm mới cho thu hoạch. Đảm bảo cuộc sống cho người nông dân nghèo trong từng ấy thời gian để họ yên tâm phát triển cao su là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và giải quyết kịp thời.

Theo Báo Điện Biên Phủ (Minh Thùy)

NỘI DUNG KHÁC

Trong tháng 1/2010: Tất cả 164 xã của tỉnh Lào Cai sẽ được sử dụng điện lưới Quốc gia

18-1-2010

Ông Lê Ngọc Hưng, giám đốc sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết: Dự kiến từ 20 đến 25/1/2010 sẽ đóng điện lưới cho xã Dền Thàng, huyện Bát Xát và đây là xã cuối cùng của tỉnh Lào Cai có điện lưới Quốc gia.

Bát Xát: 601 hộ nghèo có nhà mới đón Tết

18-1-2010

Đến thời điểm này, đã có 300 ngôi nhà của các hộ nghèo ở Bát Xát theo quyết định 167/CP hoàn thành và đưa vào sử dụng; 301 ngôi nhà đang được khẩn trương xây dựng để các gia đình được đón Tết nguyên đán trong ngôi nhà mới.

Tết Nguyên đán Canh Dần: Thêm 136 thôn, buôn tại các tỉnh Tây Nguyên có điện

28-12-2009

Tin vui cho nhiền thôn, buôn trước dịp Tết Nguyên đán...

Kon Tum đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên

28-12-2009

Tính đến cuối năm 2008, tỉnh Kon Tum có hơn 61.000 thanh niên có việc làm (chiếm khoảng 55%), nhưng chủ yếu là làm nông nghiệp. Số thanh niên có việc làm tương đối ổn định chỉ chiếm 25,6%.

Đắk Nông: Vụ mùa 2009, đạt kết quả cao cả 3 mặt diện tích, năng suất và sản lượng

28-12-2009

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì vụ mùa năm 2009, toàn tỉnh đã gieo trồng được 104.856 ha cây trồng các loại. Trong đó, vụ hè thu: 76.592 ha, đạt 100,42% kế hoạch, sản lượng 189.182 tấn; vụ thu đông: 28.264 ha, đạt 87% kế hoạch, sản lượng ước đạt trên 40.000 tấn. Nhìn chung, như những năm trước đây, tình hình sản xuất lúa nước và ngô vụ mùa này vẫn tiếp tục gia tăng về diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm. Mặc dù một số loại cây trồng vụ thu đông có giảm về diện tích, nhưng nhờ nông dân tăng cường thâm canh, đầu tư tốt nên không ảnh hưởng đến tổng sản lượng lương thực của toàn vụ.

Nông dân Đắk Mil – Đăk Nông thi đua làm giàu

25-12-2009

Với sự nỗ lực, cần cù, sáng tạo trong lao động và sản xuất, nhiều hội viên nông dân ở Đắk Mil, Đắk Nông đã ngày càng ăn nên làm ra, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Lào Cai: Phát triển đàn đại gia súc, giúp Si Ma Cai xoá đói, giảm nghèo

25-12-2009

Si Ma Cai là một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, nằm trong 63 huyện nghèo trên toàn quốc. Đất nông nghiệp ít, chủ yếu là núi không thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, huyện lấy phát triển chăn nuôi đại gia súc làm mũi nhọn mở hướng xóa đói giảm nghèo bền vững.

Điểm tựa của nhà nông!

24-12-2009

Trước tình trạng người nông dân đang thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm để sản xuất kinh doanh như hiện nay việc thành lập các tổ chức, các hội đoàn thể để hướng dẫn, song hành cùng người nông dân xóa đói giảm nghèo là vô cùng cần thiết. Một trong các hình thức đoàn thể hoạt động rất hiệu quả hiện nay là Hội nông dân tại các địa phương.

Khi người nghèo được tiếp sức!

24-12-2009

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Xuất phát từ chủ trương, nhiều chính sách được xây dựng, áp dụng tại các huyện nghèo và đã đem lại hiệu quả nhất định.

Lào Cai: Nhựa hoá đường đến trung tâm xã

24-12-2009

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2 (2007 - 2010) của tỉnh Lào Cai là nâng cấp 100% đường đến trung tâm xã, trong đó 60% số xã có đường được rải nhựa đến trung tâm. Sau 3 năm thực hiện đã có 54,3% số xã có đường nhựa tới trung tâm xã và sẽ hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Lào Cai

24-12-2009

Ngày (22/12), Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tiếp và có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp Trung Quốc do Trung tâm Khai phát mậu dịch khu vực tiểu vùng sông Lan Thương – Mê Kông (thuộc Ty thương vụ tỉnh Vân Nam- Trung Quốc) tổ chức.

Các trường đại học Việt - Trung hội thảo về "Tam nông"

24-12-2009

AGROINFO - Ngày 22-12-2009 tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã diễn ra cuộc "Hội thảo Các trường đại học Việt Nam - Trung Quốc: Về nông nghiệp - nông thôn - nông dân"...