HỘI THẢO

“Tam nông” ở Đắk R’lấp

Ngày đăng: 01 | 03 | 2010

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng bộ huyện Đắk R’lấp đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn…

Những năm trước đây, mặc dù ngành nông nghiệp ở Đắk R’lấp đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nguyên nhân là do nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn hạn chế, dẫn đến các cơ chế, chính sách đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

 
Nông dân xã Nghĩa Thắng (Đắk R’ lấp) chăm sóc vườn cao su. Ảnh: C.T

Trước tình hình đó, bên cạnh việc đánh giá đúng thực trạng của ngành nông nghiệp, rồi công tác xóa đói, giảm nghèo, kết cấu hạ tầng nông thôn, Đảng bộ Đắk R’lấp đã xây dựng chương trình hành động, đề ra những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Theo đó, cùng với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn, huyện đã tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ nông dân. Nhờ triển khai quyết liệt từ huyện đến cơ sở nên những biện pháp này bước đầu phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển tích cực. Toàn huyện hiện nay đã nâng được tổng diện tích gieo trồng lên gần 37.000 ha, trong đó, cây lương thực, hoa màu: 1.142 ha, cây lâu năm: 35.568 ha. Tổng đàn gia súc có 23.773 con; trong đó, trâu: 240 con, bò: 2.941 con, heo: 18.370 con và dê: 2.258 con. Tổng đàn gia cầm có 242.026 con, tăng gấp nhiều lần so với đầu nhiệm kỳ. Công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt, các cấp chính quyền địa phương đã giúp cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nhiều bon chuyển từ tập quán làm lúa rẫy sang làm lúa nước tập trung cho năng suất cao. Các loại cây trồng mới như chanh dây cho thu nhập cao ngày càng được mở rộng về diện tích. Chỉ tính riêng từ năm 2008 đến nay, huyện đã phát triển diện tích chanh dây lên được 120 ha, hiện đang trong thời kỳ cho thu hoạch, với năng suất bình quân đạt 70 tấn/ha. Để đẩy nhanh việc giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân, tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đầu tư thâm canh, sử dụng các giống mới, giống lai có năng suất cao trong sản xuất… Kết quả là diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực tăng lên nhanh chóng; nhiều hộ nông dân đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ các sản phẩm nông nghiệp. Toàn huyện hiện đã có 79 trang trại được cấp phép, tập trung chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi, gắn với chế biến. Doanh thu hàng năm từ kinh tế trang trại mang lại khá lớn. Theo thống kê của UBND huyện thì trang trại có thu nhập cao nhất trong năm 2009 là 2,5 tỷ đồng, còn thấp nhất là 120 triệu đồng.

Trong thời gian qua, huyện cũng đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ nông dân sản xuất. Huyện đã đứng ra ký kết với các công ty phân bón giúp nông dân mua phân trả chậm trên 717 tấn. Hội nông dân các cấp cũng thành lập được 31 câu lạc bộ, thu hút 1.150 hội viên tham gia và xây dựng nguồn quỹ hỗ trợ nhau đầu tư phát triển kinh tế gần 1,1 tỷ đồng. Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bằng các nguồn vốn khác nhau, huyện Đắk R’lấp đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như điện, đường giao thông, trường học, nước sinh hoạt và các công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất. Đến nay, tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã và các thôn; hệ thống điện được kéo đến các thôn, bon; toàn huyện có 37 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đáp ứng được năng lực tưới trên 40%. Trên địa bàn huyện hiện có các nhà máy chế biến tinh bột sắn, mủ cao su khô, hạt điều, sấy mít khô, cơ bản tiêu thụ nông sản cho nông dân và giải quyết công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động ở vùng nông thôn. Sắp tới đây, huyện sẽ có thêm hai nhà máy sản xuất nước chanh dây và chế biến hạt điều với công suất lớn. Theo đồng chí Trần Hồng Sơn, Phó Bí thư Huyện ủy Đắk R’lấp thì Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI đã đề ra các mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2006-2010 là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 17%; cơ cấu kinh tế là nông-lâm nghiệp, thương mại-dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 16,5 triệu đồng/năm; tổng sản lượng các loại cây công nghiệp, lương thực tăng trên hai lần so với đầu nhiệm kỳ, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%. Với việc thực hiện chủ trương “tam nông”, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng chuyên canh, phát triển thủy lợi và giao thông nông thôn phục vụ sản xuất trong thời gian qua thì việc hoàn thành mục tiêu trên là rất khả quan…

Nguyễn Hải (Báo Đăk Nông)

NỘI DUNG KHÁC

Đắk Nông: Lúa vụ đông xuân đang bị hạn hán và rầy nâu phá hoại

1-3-2010

Theo ngành Nông nghiệp, đến nay, đã có hàng trăm ha lúa vụ đông xuân 2009-2010 ở các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp bị rầy nâu xâm hại nặng và có nguy cơ ảnh hưởng sang nhiều địa phương khác. Ngoài ra, còn có hàng chục ha lúa bị khô hạn, trong đó nhiều nơi không còn nước tưới...

Nghệ An: Tiếng nói từ cơ sở về vấn đề phát triển chăn nuôi lợn

27-2-2010

Đồng chí Cao Xuân Mai, Bí thư Đảng uỷ xã Diễn Nguyên - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An cho biết:

TP Lào Cai: Chú trọng sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao

25-2-2010

Đến hết năm 2009, thành phố Lào Cai có 101 ha rau an toàn. Toàn bộ diện tích rau này đã được các hộ dân tham gia sản xuất theo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác; các chỉ tiêu xét nghiệm, phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm đều đảm bảo các chỉ số an toàn và được cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau an toàn theo quy định...

Vì sao trồng rừng Dự án 661 ở Tuần Giáo không đạt chỉ tiêu?

25-2-2010

Những năm gần đây, kết quả thực hiện Dự án trồng rừng 661 trên địa bàn huyện Tuần Giáo đạt thấp và liên tục giảm, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn tại kho bạc.

Điện Biên: Pa Thơm xây dựng điểm sáng vùng biên no ấm

25-2-2010

Từ nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, Pa Thơm được đầu tư các công trình thủy lợi tại bản: Pa Sá Xá, Pa Sá Lào, giúp nhân dân mở rộng diện tích thâm canh lúa nước 2 vụ...

Tây Nguyên: Người trồng cà phê gặp… “bài toán khó”

24-2-2010

AGROINFO - Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến đây là vùng đất chuyên canh cây cà phê – có thêm nữa cũng là cao su và hồ tiêu. Lợi ích kinh tế từ việc chuyên canh cây cà phê trên vùng đất đỏ ba dan này trong những năm trước, đã rõ.

Nghệ An - Liên kết để phát triển ngành chăn nuôi lợn

24-2-2010

Năm 2008, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả thị trường biến động, điều này gây ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông hộ chăn nuôi tỉnh Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi kinh tế” (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn phối hợp tổ chức cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Quang Phúc một nông dân chăn nuôi giỏi tại làng Tân Châu, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An về những khó khăn của các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ hiện nay ở địa phương.

Hành trình thực địa Tây Nguyên

23-2-2010

Từ ngày 20-24/1/2010, Đoàn cán bộ, chuyên gia của IPSARD đã có chuyến đi thực địa tại Tây Nguyên, thực hiện nhiều hoạt động quan trọng…

Chừng nào cây chè chưa được đề cao giá trị thực...

1-2-2010

Nhiều năm qua, vùng đất Tủa Chùa nổi tiếng với những cao nguyên đá, với thứ rượu mông pê độc đáo và với giống chè tuyết shan vào hàng quý hiếm. Tuy nhiên, sự “nổi tiếng” này không mang lại sự “nổi tiếng” khác, cây chè và người trồng chè Tủa Chùa đã và đang đứng trước những khó khăn đặt ra qua hàng thập kỷ gắn bó hững hờ - đó là đầu ra sản phẩm!

Cà phê, giấc mơ làm giàu của nông dân Mường Ảng

1-2-2010

Xuân này, nếu đến Mường Ảng, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay da, đổi thịt từng ngày của vùng đất hoang hóa một thời.

Lào Cai: Tuyển chọn, đào tạo 613 lao động của ba huyện nghèo đi làm việc ở Libya và Malaysia

26-1-2010

Thông tin trên đã được ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng cục quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) công bố tại cuộc làm việc với ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Lào Cai.

Điện Biên: Chủ động phòng chống rét cho đàn gia súc

26-1-2010

Để bảo vệ đàn gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại bà con nên nhốt tại chuồng, che chắn cẩn thận.