HỘI THẢO

An sinh xã hội ’vực dậy’ nông dân nghèo

Ngày đăng: 02 | 03 | 2010

Đồng bào dân tộc, lao động nghèo ở nông thôn có thể được hỗ trợ lên tới 40% - 50% để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện...

Ngoài ra, người già ở độ tuổi nghỉ hưu không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp; người còn khả năng làm việc nhưng không có việc sẽ được hộ trợ bằng “việc làm công”…Bằng các biện pháp hỗ trợ trên, đề án "Hệ thống an sinh xã hội (ASXH) với dân cư nông thôn giai đoạn 2011-2020" (do Viện khoa học LĐ – XH- Bộ LĐ - TB - XH xây dựng) đặt ra mục tiêu bảo đảm cho mọi người dân nông thôn được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ASXH. Theo dự thảo đề án, sẽ cần huy động tổng ngân sách thực hiện lên tới 879.000 tỷ đồng. Hiện, Bộ LĐ – TB – XH đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan về dự thảo đề án, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3 tới.

 
Lao động nghèo, đồng bào dân tộc sẽ được hỗ trợ kinh phí mua BHXH tự nguyện. Ảnh: Trung Kiên

Mở rộng đối tượng được trợ giúp

Ông Đặng Kim Chung, Phó viện trướng Viện Khoa học LĐ- XH, cho rằng, mọi người dân khi có thu nhập dưới mức sống tối thiểu đều nhận được trợ giúp xã hội (TGXH) là chính đáng. Chính vì thế, ngoài những đối tượng thuộc diện chính sách, dự thảo của đề án còn mở rộng đối tượng TGXH thường xuyên như: người già không có lương hưu, các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu và trong hộ không còn người có khả năng lao động.

Ngoài ra, đề án xây dựng các chính sách TGXH bổ sung cho các mục tiêu dài hạn như: trợ giúp cho các gia đình nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng khó khăn để họ cho con đi học hoặc các bà mẹ đi khám thai định kỳ và cả trong thời gian nuôi con nhỏ… Trẻ em tại vùng khó khăn sẽ được nhận tiền học và một khoản cho gia đình để không phải đi làm phụ giúp gia đình.

Đặc biệt, các nhóm đối tượng đặc thù như: người khuyết tật không thuộc hộ nghèo, trẻ mồ côi cả cha mẹ hoặc không còn người nuôi dưỡng do bố mẹ bị chết vì HIV/AIDS hoặc đang chấp hành án tù, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ… cũng được xem xét để được nhận TGXH.

Đối với người thất nghiệp ở nông thôn sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), nhất là các chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề. Theo đó, một cơ chế liên thông giữa BHTN, trợ cấp thất nghiệp và TGXH sẽ được xây dựng đề đảm bảo sau thời gian hưởng BHTN mà người lao động vẫn không tìm được việc làm mới và hoàn cảnh gia đình rất khó khăn thì chuyển sang thụ hưởng các chính sách về TGXH.

BHXH là trụ cột chính

Theo ông Chung, thực tế cho thấy, những chính sách ASXH trước đây đều chưa đánh giá chính xác thực trạng về đời sống, trình độ dân trí, cách tiếp cận thông tin…của các đối tượng. Cách xác định đối tượng từ trước cho tới nay còn mang tính tương đối, phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ địa phương. Chính vì thế, việc cải thiện công tác xác định đối tượng và quản lý biến động đối tượng cũng được nêu ra trong nội dung của đề án. “Sắp tới, chúng tôi sẽ xây dựng bộ công cụ kiểm tra nhanh để bảo đảm rằng những người đủ tiêu chuẩn sẽ nhận được trợ giúp kịp thời không nhất thiết phải chờ đến cuối năm”, ông Chung nói.

“Sẽ có rất nhiều hình thức hỗ trợ, trong đó chúng tôi xác định tập trung vào hướng hỗ trợ tạo việc làm. Nếu hỗ trợ tiền mặt sẽ phải có điều kiện để tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại”- Ông Đặng Kim Chung, Phó viện trướng Viện Khoa học LĐ- XH, cho biết.

Trong trường hợp gặp rủi ro đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, tác động của khủng hoảng, của cải cách kinh tế…người dân cũng sẽ nhanh chóng được nhận sự hỗ trợ từ quỹ dự phòng trợ giúp đột xuất tại các địa phương.

Đề án cũng đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống dân cư vùng nông thôn, song về lâu dài, chính sách thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội vẫn được coi là trụ cột chính của hệ thống ASXH. Giải pháp này bảo đảm cho đại bộ phận người lao động có nguồn thu nhập thay thế khi bị mất việc làm tạm thời hoặc vĩnh viễn (mất sức hoặc hưu trí), đồng thời giảm gánh nặng chi phí của Nhà nước trợ giúp khi có rủi ro. “Chúng tôi đề xuất, mức hỗ trợ mua BHXH tự nguyện của người dân tộc thiểu số và lao động nghèo ở nông thôn có thể lên tới 40 - 50% ”, ông Chung cho biết.

Tuyết Trịnh (Đất Việt)

NỘI DUNG KHÁC

“Tam nông” ở Đắk R’lấp

1-3-2010

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng bộ huyện Đắk R’lấp đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn…

Đắk Nông: Lúa vụ đông xuân đang bị hạn hán và rầy nâu phá hoại

1-3-2010

Theo ngành Nông nghiệp, đến nay, đã có hàng trăm ha lúa vụ đông xuân 2009-2010 ở các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp bị rầy nâu xâm hại nặng và có nguy cơ ảnh hưởng sang nhiều địa phương khác. Ngoài ra, còn có hàng chục ha lúa bị khô hạn, trong đó nhiều nơi không còn nước tưới...

Nghệ An: Tiếng nói từ cơ sở về vấn đề phát triển chăn nuôi lợn

27-2-2010

Đồng chí Cao Xuân Mai, Bí thư Đảng uỷ xã Diễn Nguyên - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An cho biết:

TP Lào Cai: Chú trọng sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao

25-2-2010

Đến hết năm 2009, thành phố Lào Cai có 101 ha rau an toàn. Toàn bộ diện tích rau này đã được các hộ dân tham gia sản xuất theo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác; các chỉ tiêu xét nghiệm, phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm đều đảm bảo các chỉ số an toàn và được cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau an toàn theo quy định...

Vì sao trồng rừng Dự án 661 ở Tuần Giáo không đạt chỉ tiêu?

25-2-2010

Những năm gần đây, kết quả thực hiện Dự án trồng rừng 661 trên địa bàn huyện Tuần Giáo đạt thấp và liên tục giảm, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn tại kho bạc.

Điện Biên: Pa Thơm xây dựng điểm sáng vùng biên no ấm

25-2-2010

Từ nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, Pa Thơm được đầu tư các công trình thủy lợi tại bản: Pa Sá Xá, Pa Sá Lào, giúp nhân dân mở rộng diện tích thâm canh lúa nước 2 vụ...

Tây Nguyên: Người trồng cà phê gặp… “bài toán khó”

24-2-2010

AGROINFO - Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến đây là vùng đất chuyên canh cây cà phê – có thêm nữa cũng là cao su và hồ tiêu. Lợi ích kinh tế từ việc chuyên canh cây cà phê trên vùng đất đỏ ba dan này trong những năm trước, đã rõ.

Nghệ An - Liên kết để phát triển ngành chăn nuôi lợn

24-2-2010

Năm 2008, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả thị trường biến động, điều này gây ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông hộ chăn nuôi tỉnh Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi kinh tế” (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn phối hợp tổ chức cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Quang Phúc một nông dân chăn nuôi giỏi tại làng Tân Châu, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An về những khó khăn của các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ hiện nay ở địa phương.

Hành trình thực địa Tây Nguyên

23-2-2010

Từ ngày 20-24/1/2010, Đoàn cán bộ, chuyên gia của IPSARD đã có chuyến đi thực địa tại Tây Nguyên, thực hiện nhiều hoạt động quan trọng…

Chừng nào cây chè chưa được đề cao giá trị thực...

1-2-2010

Nhiều năm qua, vùng đất Tủa Chùa nổi tiếng với những cao nguyên đá, với thứ rượu mông pê độc đáo và với giống chè tuyết shan vào hàng quý hiếm. Tuy nhiên, sự “nổi tiếng” này không mang lại sự “nổi tiếng” khác, cây chè và người trồng chè Tủa Chùa đã và đang đứng trước những khó khăn đặt ra qua hàng thập kỷ gắn bó hững hờ - đó là đầu ra sản phẩm!

Cà phê, giấc mơ làm giàu của nông dân Mường Ảng

1-2-2010

Xuân này, nếu đến Mường Ảng, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay da, đổi thịt từng ngày của vùng đất hoang hóa một thời.

Lào Cai: Tuyển chọn, đào tạo 613 lao động của ba huyện nghèo đi làm việc ở Libya và Malaysia

26-1-2010

Thông tin trên đã được ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng cục quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) công bố tại cuộc làm việc với ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh Lào Cai.