HỘI THẢO

Khuyến cáo không... “thiêng”!

Ngày đăng: 15 | 03 | 2010

Tình trạng khô hạn gay gắt hiện nay khiến ngành nông nghiệp nhiều địa phương đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng vụ đông xuân 2009-2010. Ở địa bàn Dak Lak, tình trạng này cũng đang diễn ra tại một vài nơi làm không ít hộ nông dân lo lắng.

Chính vì vậy, ngành chức năng cũng đã   khuyến cáo người dân nên chuyển đổi các loại cây trồng thích hợp để hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra. Đặc biệt là vụ đông xuân hằng năm thường rơi vào đầu mùa khô ở Tây Nguyên nên các địa phương đã chỉ đạo quyết liệt người dân hạn chế mở rộng diện tích gieo cấy, đi đôi với việc chuyển đổi cây trồng phù hợp. Song, thực tế diễn ra không như mong muốn Vụ đông xuân hằng năm, không địa phương nào là không vượt kế hoạch gieo trồng cây lúa nước. Thậm chí những vùng được coi là trọng điểm thường xảy ra hạn hán thì diện tích lúa nước tăng lên càng cao. Chẳng hạn như Buôn Đôn, kế hoạch gieo trồng được “khống chế” khoảng 600 ha. Nhưng qua kiểm tra cho thấy đã “nhảy” lên hơn 750 ha. Có nghĩa là, gần 140 ha lúa nước tăng lên ngoài kế hoạch của địa phương có nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng, dẫn đến mất trắng là điều khó tránh khỏi. Tương tự, huyện Krông Pak, diện tích lúa nước cũng vượt kế hoạch gần 190 ha. Điều đó đặt thêm gánh nặng cho chính quyền địa phương trong việc điều phối nguồn nước tưới cho hàng trăm hộ dân nhằm hạn chế nguy cơ thất bát… Các huyện khác  như Krông Buk, Krông Năng, Cư M’gar, Lak và TP. Buôn Ma Thuột... cũng đều “vượt” kế hoạch từ vài chục ha trở lên. Trong khi  điều kiện nước tưới cho ruộng lúa ở những nơi này không lấy gì bảo đảm và khả quan hơn. Theo dự báo của cơ quan Khí tượng – Thủy văn Tây Nguyên, mùa khô năm nay đến sớm và kết thúc cũng muộn hơn từ 2-3 tháng so với chu kỳ bình thường. Chi cục Thủy lợi Dak Lak cũng cho biết, đến nay các công trình thủy lợi trên địa bàn chỉ đáp ứng được từ 75-80% năng lực tưới theo thiết kế do hệ thống kênh mương nội đồng chưa được đầu tư nâng cấp đúng mức. Vì thế, chắc chắn nước tưới cho cây trồng vụ đông xuân này sẽ trở nên nóng bỏng không thua kém gì  những năm trước. Đến lúc đó, nếu ai đó còn nhớ đến lời khuyến cáo trên thì đã muộn vì thiệt hại do sự bất chấp lời cảnh báo đã thấy nhãn tiền !

Phạm Khánh (Theo Giang Đình / Báo Dak Lak)

 

NỘI DUNG KHÁC

Sử dụng thuốc BVTV: Tránh để “tiền mất, tật mang”

5-3-2010

“Chỉ cần thấy diện tích lúa của gia đình bị dịch hại, nhiều người đến ngay các quầy thuốc bảo vệ thực vật trình bày bệnh với người bán để mua thuốc về phun trị bệnh cho lúa.

Đắk Lắk: Rệp sáp hại cà phê trên diện rộng

2-3-2010

Từ đầu tháng 2 đến nay, Đắk Lắk nắng nóng, khô hanh gay gắt nên càng tạo điều kiện cho rệp sáp gây hại cà phê phát triển nhanh trên diện rộng ở hầu hết các địa bàn trọng điểm cây cà phê. Tại các huyện Ea H’Leo, Krông Năng, Krông Búk, Cư M’Gar rệp sáp đã xuất hiện, gây hại từ 10% diện tích cà phê trở lên.

An sinh xã hội ’vực dậy’ nông dân nghèo

2-3-2010

Đồng bào dân tộc, lao động nghèo ở nông thôn có thể được hỗ trợ lên tới 40% - 50% để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện...

“Tam nông” ở Đắk R’lấp

1-3-2010

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng bộ huyện Đắk R’lấp đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn…

Đắk Nông: Lúa vụ đông xuân đang bị hạn hán và rầy nâu phá hoại

1-3-2010

Theo ngành Nông nghiệp, đến nay, đã có hàng trăm ha lúa vụ đông xuân 2009-2010 ở các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp bị rầy nâu xâm hại nặng và có nguy cơ ảnh hưởng sang nhiều địa phương khác. Ngoài ra, còn có hàng chục ha lúa bị khô hạn, trong đó nhiều nơi không còn nước tưới...

Nghệ An: Tiếng nói từ cơ sở về vấn đề phát triển chăn nuôi lợn

27-2-2010

Đồng chí Cao Xuân Mai, Bí thư Đảng uỷ xã Diễn Nguyên - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An cho biết:

TP Lào Cai: Chú trọng sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao

25-2-2010

Đến hết năm 2009, thành phố Lào Cai có 101 ha rau an toàn. Toàn bộ diện tích rau này đã được các hộ dân tham gia sản xuất theo đúng quy trình, kỹ thuật canh tác; các chỉ tiêu xét nghiệm, phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm đều đảm bảo các chỉ số an toàn và được cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau an toàn theo quy định...

Vì sao trồng rừng Dự án 661 ở Tuần Giáo không đạt chỉ tiêu?

25-2-2010

Những năm gần đây, kết quả thực hiện Dự án trồng rừng 661 trên địa bàn huyện Tuần Giáo đạt thấp và liên tục giảm, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn tại kho bạc.

Điện Biên: Pa Thơm xây dựng điểm sáng vùng biên no ấm

25-2-2010

Từ nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, Pa Thơm được đầu tư các công trình thủy lợi tại bản: Pa Sá Xá, Pa Sá Lào, giúp nhân dân mở rộng diện tích thâm canh lúa nước 2 vụ...

Tây Nguyên: Người trồng cà phê gặp… “bài toán khó”

24-2-2010

AGROINFO - Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến đây là vùng đất chuyên canh cây cà phê – có thêm nữa cũng là cao su và hồ tiêu. Lợi ích kinh tế từ việc chuyên canh cây cà phê trên vùng đất đỏ ba dan này trong những năm trước, đã rõ.

Nghệ An - Liên kết để phát triển ngành chăn nuôi lợn

24-2-2010

Năm 2008, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả thị trường biến động, điều này gây ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông hộ chăn nuôi tỉnh Nghệ An trong điều kiện chuyển đổi kinh tế” (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn phối hợp tổ chức cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Quang Phúc một nông dân chăn nuôi giỏi tại làng Tân Châu, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An về những khó khăn của các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ hiện nay ở địa phương.

Hành trình thực địa Tây Nguyên

23-2-2010

Từ ngày 20-24/1/2010, Đoàn cán bộ, chuyên gia của IPSARD đã có chuyến đi thực địa tại Tây Nguyên, thực hiện nhiều hoạt động quan trọng…