HỘI THẢO

Điện Biên đang bị hoang mạc

Ngày đăng: 03 | 02 | 2009

Toàn tỉnh Điện Biên hiện chỉ có 7,87% tổng diện tích tự nhiên (75.216,72 ha) là không bị nguy cơ hoang mạc hoá...

Cận kề hoang mạc...

Thiếu nước, khô hạn làm cho đất mất khả năng canh tác, lớp mùn nhiều dinh dưỡng suy giảm, đất trở nên rắn chắc, thoái hoá dẫn đến nguy cơ bị hoang mạc hoá. Như vậy, điều kiện khí hậu mà trực tiếp là chế độ mưa trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra thoái hoá đất, là tiền đề dẫn đến nguy cơ hoang mạc hoá.

Tham gia quá trình làm thoái hoá đất còn có một số nhân tố quan trọng khác như địa hình, độ che phủ rừng và cấu trúc thảm thực vật. Địa hình đất dốc không chỉ hạn chế tính thấm nước của đất, khiến cho quá trình tạo dòng chảy mặt nhanh, đất dễ bị sạt lở, tạo điều kiện cho quá trình rửa trôi vào bất kỳ thời gian nào, hạn chế quá trình tích lũy mùn và dưỡng chất.

Ngoài những nguyên nhân khách quan gây thoái hoá đất như trên, còn có nguyên nhân chủ quan là con người. Việc sử dụng đất không hợp lý như: Trồng cây ngắn ngày trên đất dốc, phương thức canh tác chủ yếu là quảng canh, không có biện pháp phục hồi, bồi thường, bảo vệ đất... tất yếu dẫn đến thoái hoá đất.

Ngăn ngừa thế nào?

Việc tìm ra nguyên nhân gây hoang mạc hoá chỉ là bước khởi đầu để phòng chống hoang mạc. Vấn đề quan trọng hơn là phải xác định được các vùng hiện đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hoá. Với các chỉ tiêu lựa chọn, bằng phương pháp chồng ghép bản đồ, lập ma trận, đã xác định được ở Điện Biên có 4 vùng: Vùng có nguy cơ hoang mạc mạnh (chiếm 14,8%); vùng có nguy cơ hoang mạc trung bình (47,22%); vùng có nguy cơ hoang mạc hoá yếu (30,11%) và vùng không bị nguy cơ hoang mạc hoá (7,87%).

Để phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ hoang mạc hoá ở Điện Biên, cần tiến hành đồng bộ 2 nhóm giải pháp: Giải pháp công trình và giải pháp phi công trình.

Giải pháp công trình bao gồm việc đánh giá năng lực của các công trình thuỷ lợi đã có và đề xuất xây dựng các công trình thuỷ lợi mới như: Hồ đập, kênh mương, trạm bơm cho các khu vực trong toàn tỉnh.

Giải pháp phi công trình bao gồm việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền cơ sở, cộng đồng dân cư trong việc sử dụng nước, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó là xây dựng mô hình canh tác trên đất dốc, bao gồm việc làm ruộng bậc thang, mô hình nông lâm kết hợp, mô hình xen canh cây họ đậu, mô hình phát triển chăn nuôi...

Ngoài ra, cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, ưu đãi cho những người tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng, trao quyền sử dụng đất lâu dài để người dân yên tâm đầu tư trồng rừng...

TS. Lê Trần Chân

Nguồn: hoinongdan.nongthon.com.vn

NỘI DUNG KHÁC

Đắc Lắc: Chiếm dụng đất quốc phòng vẫn được cấp “sổ đỏ”

22-2-2009

4 hộ dân được nhận khoán vườn cà phê của Nông trường 352 (nay là Công ty cà phê 15, Quân khu 5) đã làm giả hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), sau đó kiện ngược lại doanh nghiệp đòi quyền lợi.

Lai Châu: Nhiều nơi tái định cư chưa được cấp đất sản xuất

4-8-2008

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lai Châu vừa mở cuộc điều tra dư luận xã hội về công tác di dân tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Đối tượng điều tra là các hộ dân đã thực hiện di dân tái định cư đến nơi ở mới tại các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Than Uyên.

Lai Châu thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

13-10-2008

Hầu hết các chương trình chính sách đối với đồng bào dân tộc thực hiện tại Lai Châu đều đạt kết quả khá. Chương trình 135 đã triển khai xây dựng 388 công trình tại 75 trong tổng số 90 xã, phường, thị trấn của tỉnh, thực hiện được gần 18 tỷ đồng trong tổng số 37 tỷ đồng theo kế hoạch.

Lào Cai gắn vùng rừng nguyên liệu với cơ sở chế biến

24-9-2008

Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, Tỉnh ủy Lào Cai đề ra năm giải pháp về: Khoa học-kỹ thuật, nhân lực, quy hoạch đất đai, tài chính và cơ chế, chính sách ưu đãi. Tập trung rà soát ba loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất theo hướng bảo đảm chính xác, ranh giới cụ thể, nhằm sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý, khoa học.

Lào Cai chú trọng thực hiện chính sách dân tộc

26-12-2008

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới; diện tích tự nhiên là 8.050 km2; dân số trên 63 vạn người thuộc 27 dân tộc anh em, dân tộc thiểu số chiếm gần 65%, chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, có xã 100% dân số là người dân tộc thiểu số. Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Tỉnh Lào Cai có 9 huyện và 1 thị xã với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được hưởng Chương trình 135 của Chính phủ.

Chính sách mới cho Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

28-12-2008

26/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quy chế hoạt động, một số chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại đây. Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai là trục nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai

UBND tỉnh đối thoại với các doanh nghiệp làm ăn tại Lào Cai

18-2-2009

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về giải quyết cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trước ảnh hưởng tác động của vấn đề suy giảm kinh tế toàn cầu, sáng 18/2/2009, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc gặp mặt trao đổi cùng các doanh nghiệp Trung ương đang đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tìm biện pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung sản xuất kinh doanh hiệu quả...

Sa Pa: Tạo đà để nông - lâm nghiệp phát triển

18-11-2008

Những năm gần đây, Sa Pa không chỉ vươn lên để xứng đáng là vùng đất du lịch nổi tiếng mà còn đạt được nhiều kết quả trong sản xuất nông-lâm nghiệp nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh và địa phương.

Đăk Nông hỗ trợ đồng bào dân tộc trồng cao su

2-11-2008

Qua 9 năm thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp, huyện ĐăkR’Lấp và Tuy Đức (Đăk Nông) đã hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trồng hơn 4.000 ha cao su tiểu điền, mỗi hộ đầu tư trồng từ 1 đến 3ha.

Phá rừng ở Đắk Lắk: “ông nói gà, bà nói vịt”

10-11-2008

Mặc dù hiện nay tình trạng các hộ dân ở Đắk Lắk đang ồ ạt phá rừng, lấn chiếm đất để trồng các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp (chủ yếu là cao su, cà phê, sắn) nhưng số liệu công bố của mỗi nơi một khác và theo hình tháp. Càng lên cao thì số liệu diện tích rừng bị thiệt hại càng teo tóp lại, theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”.

Đắk Lắk công bố chính sách ưu đãi đầu tư

2-11-2009

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành chính sách ưu đãi với những hỗ trợ cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều dự án ở ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Lai Châu: cây cao su đến với Sìn Hồ

15-10-2008

Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo và tạo nhiều việc làm cho người dân, tiến tới làm giầu chính trên quê hương của họ.