HỘI THẢO

Chính sách mới cho Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Ngày đăng: 28 | 12 | 2008

26/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quy chế hoạt động, một số chính sách và tổ chức quản lý Nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại đây. Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai là trục nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai

Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (KKTCKLC) là trở thành vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ nằm trên tuyến hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai theo quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt -Trung đến năm 2020.

Các dự án đầu tư trong Khu Thương mại - Công nghiệp thuộc KKTCKLC được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%, áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư đi vào hoạt động, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

Miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được lắp ráp, tái chế, tiêu thụ trong Khu Thương mại - Công nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu từ nước ngoài và từ nội địa vào Khu Thương mại - Công nghiệp (trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi).

Nguồn: Website Chính phủ

NỘI DUNG KHÁC

UBND tỉnh đối thoại với các doanh nghiệp làm ăn tại Lào Cai

18-2-2009

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về giải quyết cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trước ảnh hưởng tác động của vấn đề suy giảm kinh tế toàn cầu, sáng 18/2/2009, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc gặp mặt trao đổi cùng các doanh nghiệp Trung ương đang đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tìm biện pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung sản xuất kinh doanh hiệu quả...

Sa Pa: Tạo đà để nông - lâm nghiệp phát triển

18-11-2008

Những năm gần đây, Sa Pa không chỉ vươn lên để xứng đáng là vùng đất du lịch nổi tiếng mà còn đạt được nhiều kết quả trong sản xuất nông-lâm nghiệp nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh và địa phương.

Đăk Nông hỗ trợ đồng bào dân tộc trồng cao su

2-11-2008

Qua 9 năm thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp, huyện ĐăkR’Lấp và Tuy Đức (Đăk Nông) đã hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trồng hơn 4.000 ha cao su tiểu điền, mỗi hộ đầu tư trồng từ 1 đến 3ha.

Phá rừng ở Đắk Lắk: “ông nói gà, bà nói vịt”

10-11-2008

Mặc dù hiện nay tình trạng các hộ dân ở Đắk Lắk đang ồ ạt phá rừng, lấn chiếm đất để trồng các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp (chủ yếu là cao su, cà phê, sắn) nhưng số liệu công bố của mỗi nơi một khác và theo hình tháp. Càng lên cao thì số liệu diện tích rừng bị thiệt hại càng teo tóp lại, theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”.

Đắk Lắk công bố chính sách ưu đãi đầu tư

2-11-2009

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành chính sách ưu đãi với những hỗ trợ cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều dự án ở ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Lai Châu: cây cao su đến với Sìn Hồ

15-10-2008

Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo và tạo nhiều việc làm cho người dân, tiến tới làm giầu chính trên quê hương của họ.

Lai Châu tiếp tục khai thác thế mạnh, thúc đẩy, kinh tế - xã hội phát triển

13-9-2008

Đảng bộ và nhân dân Lai Châu, trên cơ sở tiềm năng, thành tích đạt được đã kịp thời đề ra những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, khả thi nhằm quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết XI của Đảng bộ tỉnh. Những nhiệm vụ, giải pháp này là sự thể hiện quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đưa Lai Châu đến năm 2010 ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và đến năm 2020 trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển khá trong cả nước.

Điện Biên khó khăn về giải quyết nhà ở và nước sinh hoạt

11-8-2008

Sau khi Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” được ban hành, tỉnh Điện Biên đã bắt tay vào việc xây dựng đề án đồng thời điều tra, rà soát lại các đối tượng trong diện được ưu đãi theo quyết định trên.

Đăk Nông: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn

26-9-2008

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên trên 6.514 Km2, dân số khoảng 430 nghìn người, trong đó dân số sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 86%. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ lực, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,6%. Nhưng trong khoảng 10 năm tới, theo định hướng phát triển của tỉnh thì cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ có nhiều thay đổi, trong đó ngành công nghiệp- thương mại- dịch vụ- xây dựng sẽ giữ vai trò chủ lực.

Đăk Nông với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2007 - 2010

11-8-2008

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể các cấp tỉnh Đắk Nông đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả, cộng với sự phấn đấu, nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đăk Nông: Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng

17-8-2008

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên 651.438 ha, trong đó tổng diện tích đất lâm nghiệp là 391.635 ha với 29.422 ha đất chưa có rừng. Trong khi đó, Đắk Nông là vùng đất có nhiều ưu thế để phát triển diện tích rừng trồng như: có nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc, hàng năm có lượng mưa lớn, đất đai thổ nhưỡng màu mỡ… phù hợp với việc trồng rừng.

Đăk Nông: Đẩy mạnh các giải pháp xoá đói giảm nghèo

26-8-2008

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc nên công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo, Đắk Nông đã đề ra nhiều biện pháp cho giai đoạn 2007 – 2010.