HỘI THẢO

UBND tỉnh đối thoại với các doanh nghiệp làm ăn tại Lào Cai

Ngày đăng: 18 | 02 | 2009

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về giải quyết cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trước ảnh hưởng tác động của vấn đề suy giảm kinh tế toàn cầu, sáng 18/2/2009, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc gặp mặt trao đổi cùng các doanh nghiệp Trung ương đang đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tìm biện pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung sản xuất kinh doanh hiệu quả...

Tới dự có các đồng chí: Bùi Quang Vinh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai; Nguyễn Hữu Vạn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Sùng Chúng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí phó chủ tịch UBND, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành có liên quan và đặc biệt là sự có mặt của 27/43 doanh nghiệp Trung ương đang đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Chủ trì cuộc trao đổi, đồng chí chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Vạn đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp Trung ương đang hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Điều đó được khẳng định qua những đóng góp về an sinh xã hội, nộp ngân sách... của các đơn vị cho địa phương (các doanh nghiệp Trung ương chiếm trên 50% nộp thuế doanh nghiệp trong những năm vừa qua). Hội nghị đã nghe đại diện các ngành chức năng của tỉnh báo cáo tình hình hoạt động đầu tư; sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian qua cũng như hoạt động hợp tác, hỗ trợ của các ngành trên các lĩnh vực có liên quan như: kế hoạch đầu tư; ngân hàng; thuế; thông tin –truyền thông...

Với tinh thần cùng hợp tác, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã mời các doanh nghiệp phát biểu nêu lên khó khăn, vướng mắc ở khâu nào và cần có sự hợp tác, giải quyết kịp của các ngành, các cấp tỉnh, địa phương.

Đại diện các doanh nghiệp trung ương đang hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn như: Tổng công ty thép Việt Nam; Tập đoàn công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Hoá chất Việt Nam; Công ty TNHH một thành viên Apatít Việt Nam; Tổng công ty Sông Đà; Công ty điện lực 1... đã nêu rõ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp cần sự trợ giúp của UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan của tỉnh. Trong đó tập trung ở các vấn đề như: nguồn vốn, hiện đã có chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, đề nghị các ngân hàng của tỉnh nhanh chóng làm tốt công tác giải ngân; công tác đền bù giải phóng mặt bằng cần nhanh chóng sắp xếp tái định cư cho dân trong diện di chuyển; nguồn nhân lực địa phương cần được hỗ trợ, tạo điều kiện đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp; các đơn vị dịch vụ cần đáp ứng điện, nước tạo điều kiện hợp tác, phục vụ cho các nhà máy sản xuất ổn định, nhất là các khu công nghiệp. Ngành giao thông vận tải tạo điều kiện nâng cấp các tuyến đường đến các nhà máy, khu công nghiệp như tuyến Lào Cai - Văn Bàn; Lào Cai - Bát Xát... Ngành tài nguyên - môi trường cần tạo điều kiện về thẩm định cấp phép; Ngành thuế cần thực hiện các chính sách miễn giảm thuế theo quy định của Nhà nước; gúp các đơn vị giải quyết khó khăn về hoàn thuế GTGT, hoặc chậm nộp thuế ... Đồng thời, các doanh nghiệp đều cam kết đẩy nhanh các dự án đã được phê duyệt đầu tư; tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát biểu tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Quang Vinh nhấn mạnh: Khó khăn của các doanh nghiệp cũng chính là khó khăn của tỉnh; Doanh nghiệp có phát tài thì Lào Cai mới phát triển. Do vậy đồng chí yều cầu UBND tỉnh và các ngành có liên quan phải chia sẻ khó khăn cùng các doanh nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp vực lại sản xuất, đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả đầu tư các dự án, nhất là các dự án trọng điểm trên các lĩnh vực: xây dựng thuỷ điện, công nghiệp... nhằm đảm bảo ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

 Nằm trong chương trình giúp đỡ 61 huyện nghèo của cả nước (tỉnh Lào Cai có 3 huyện: Si Mai Cai, Bắc Hà và Mường Khương); Tổng công ty Thép Việt Nam- đơn vị đang có nhiều hoạt động  đầu tư các dự án tại Lào Cai đã nhận đỡ đầu hỗ trợ huyện Bắc Hà ngày 18/2/2009, ông Mai Văn Tinh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty thép Việt Nam vừa trao 5 tỷ đồng số tiền cam kết hỗ trợ nói trên. Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Phạm Văn Cường, Phó chủ tịch UBND  tỉnh đã tiếp nhận 5 tỷ đồng của Công ty thép Việt Nam  hỗ trợ cho huyện Bắc Hà.

Nguồn: www.baolaocai.vn

NỘI DUNG KHÁC

Sa Pa: Tạo đà để nông - lâm nghiệp phát triển

18-11-2008

Những năm gần đây, Sa Pa không chỉ vươn lên để xứng đáng là vùng đất du lịch nổi tiếng mà còn đạt được nhiều kết quả trong sản xuất nông-lâm nghiệp nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh và địa phương.

Đăk Nông hỗ trợ đồng bào dân tộc trồng cao su

2-11-2008

Qua 9 năm thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp, huyện ĐăkR’Lấp và Tuy Đức (Đăk Nông) đã hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trồng hơn 4.000 ha cao su tiểu điền, mỗi hộ đầu tư trồng từ 1 đến 3ha.

Phá rừng ở Đắk Lắk: “ông nói gà, bà nói vịt”

10-11-2008

Mặc dù hiện nay tình trạng các hộ dân ở Đắk Lắk đang ồ ạt phá rừng, lấn chiếm đất để trồng các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp (chủ yếu là cao su, cà phê, sắn) nhưng số liệu công bố của mỗi nơi một khác và theo hình tháp. Càng lên cao thì số liệu diện tích rừng bị thiệt hại càng teo tóp lại, theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”.

Đắk Lắk công bố chính sách ưu đãi đầu tư

2-11-2009

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành chính sách ưu đãi với những hỗ trợ cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều dự án ở ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Lai Châu: cây cao su đến với Sìn Hồ

15-10-2008

Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo và tạo nhiều việc làm cho người dân, tiến tới làm giầu chính trên quê hương của họ.

Lai Châu tiếp tục khai thác thế mạnh, thúc đẩy, kinh tế - xã hội phát triển

13-9-2008

Đảng bộ và nhân dân Lai Châu, trên cơ sở tiềm năng, thành tích đạt được đã kịp thời đề ra những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, khả thi nhằm quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết XI của Đảng bộ tỉnh. Những nhiệm vụ, giải pháp này là sự thể hiện quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đưa Lai Châu đến năm 2010 ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và đến năm 2020 trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển khá trong cả nước.

Điện Biên khó khăn về giải quyết nhà ở và nước sinh hoạt

11-8-2008

Sau khi Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” được ban hành, tỉnh Điện Biên đã bắt tay vào việc xây dựng đề án đồng thời điều tra, rà soát lại các đối tượng trong diện được ưu đãi theo quyết định trên.

Đăk Nông: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn

26-9-2008

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên trên 6.514 Km2, dân số khoảng 430 nghìn người, trong đó dân số sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 86%. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ lực, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,6%. Nhưng trong khoảng 10 năm tới, theo định hướng phát triển của tỉnh thì cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ có nhiều thay đổi, trong đó ngành công nghiệp- thương mại- dịch vụ- xây dựng sẽ giữ vai trò chủ lực.

Đăk Nông với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2007 - 2010

11-8-2008

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể các cấp tỉnh Đắk Nông đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả, cộng với sự phấn đấu, nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đăk Nông: Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng

17-8-2008

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên 651.438 ha, trong đó tổng diện tích đất lâm nghiệp là 391.635 ha với 29.422 ha đất chưa có rừng. Trong khi đó, Đắk Nông là vùng đất có nhiều ưu thế để phát triển diện tích rừng trồng như: có nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc, hàng năm có lượng mưa lớn, đất đai thổ nhưỡng màu mỡ… phù hợp với việc trồng rừng.

Đăk Nông: Đẩy mạnh các giải pháp xoá đói giảm nghèo

26-8-2008

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc nên công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo, Đắk Nông đã đề ra nhiều biện pháp cho giai đoạn 2007 – 2010.

Kế hoạch thực hiện chương trình ARD SPS

26-2-2009

Sẽ có một giai đoạn tiền khởi động để giải quyết một số vấn đề tồn tại nhằm giúp giai đoạn khới động thực sự có thể tập trung vào các vấn đề thực sự như: xây dựng hướng dẫn, thủ tục hành chính chi tiết và kế hoạch thực hiện cụ thể.