HỘI THẢO

Đăk Nông: Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng

Ngày đăng: 17 | 08 | 2008

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên 651.438 ha, trong đó tổng diện tích đất lâm nghiệp là 391.635 ha với 29.422 ha đất chưa có rừng. Trong khi đó, Đắk Nông là vùng đất có nhiều ưu thế để phát triển diện tích rừng trồng như: có nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc, hàng năm có lượng mưa lớn, đất đai thổ nhưỡng màu mỡ… phù hợp với việc trồng rừng.

Chính vì vậy, ngay sau khi thành lập tỉnh, HĐND tỉnh Đắk Nông đã thông qua “chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”, và ngày 31-8-2005, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 46/2005/QĐ-UBND kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp. Các chính sách trên với nhiều ưu đãi nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng. Chính sách được áp dụng để khuyến khích các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều) và cây ăn quả lâu năm, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng. Đặc biệt khuyến khích đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, các loại đất còn hoang hoá, đất có rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng sản xuất là rừng lồ ô, tre nứa, rừng nghèo kiệt kém hiệu quả kinh tế và môi trường nhằm cải tạo thành các khu rừng trồng, tăng độ che phủ của rừng. Theo kết qủa rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 4-6-2007, thì trong diện tích đất lâm nghiệp thuộc rừng đặc dụng hiện vẫn còn 4.970 ha đất chưa có rừng; diện tích đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn còn 4.167 ha đất chưa có rừng và diện tích rừng sản xuất còn 20.285 ha đất chưa có rừng.

Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, tỉnh đã và đang thực hiện một số chính sách ưu đãi tập trung vào lĩnh vực đất đai, khoa học công nghệ, lao động, tiêu thụ sản phẩm, thủ tục hành chính... Theo đó, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các quy định hiện hành, chủ đầu tư trồng rừng được sử dụng một phần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhưng không vượt quá 20% diện tích đất chưa có rừng (đối với hộ gia đình, cá nhân). Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư trong và ngoài tỉnh có vốn đầu tư được liên doanh, liên kết hợp tác với các chủ rừng thực hiện dự án đầu tư phát triển trồng rừng và một số loại cây công nghiệp, sản xuất nông-lâm kết hợp, xây dựng vườn rừng theo mô hình kinh tế trang trại. Đối với chủ rừng không có khả năng liên doanh, liên kết mà đang quản lý đất rừng không hiệu quả thì sẽ bị Nhà nước thu hồi diện tích này giao cho các nhà đầu tư để trồng rừng, cao su hoặc điều. Tỉnh khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân liên kết với các nhà đầu tư để triển khai trồng rừng trên diện tích đất nông nghiệp đã bị thoái hoá thông qua hợp đồng đầu tư, phân chia sản phẩm.

Về khoa học công nghệ và giống cây trồng thì ngoài những chính sách chung của Nhà nước, hàng năm tỉnh sẽ đầu tư kinh phí mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất nông-lâm nghiệp, giống cho các nhà đầu tư thông qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Về lao động thì chủ đầu tư trồng rừng được thuê lao động với số lượng không hạn chế; khuyến khích và ưu tiên ký hợp đồng thuê lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, người nghèo, lao động nữ và người thiếu việc làm ở nông thôn. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, chủ đầu tư trồng rừng được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, các qũy tín dụng hỗ trợ đầu tư khác để tạo việc làm cho người lao động tại chỗ và thu hút lao động từ các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất. Về tiêu thụ sản phẩm thì các cấp, các ngành trong tỉnh có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường giúp chủ đầu tư trồng rừng định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩn khai thác từ rừng trồng được tự do lưu thông trên thị trường. Tỉnh đảm bảo giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trồng rừng. Chủ đầu tư được cung cấp thông tin về bản đồ, tình hình kinh tế, xã hội khu vực quy hoạch trồng rừng và các vấn đề có liên quan.

Với chính sách này, trong thời gian qua việc trồng rừng trên địa bàn tỉnh đã phát triển theo hướng quy hoạch ổn định và hiệu quả. Ngày càng có nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có hàng chục đơn vị, doanh nghiệp đầu tư trồng rừng, với diện tích rừng trồng mới từ khi thành lập tỉnh đến nay trên 4.000 ha, chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu. Ngoài ra, còn có hàng nghìn héc ta rừng được trồng mới của các Công ty lâm nghiệp, các cá nhân trồng phân tán, trồng ở khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... góp phần tăng độ che phủ trên địa bàn tỉnh, đẩy nhanh việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo ra nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư sống gần rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được từ chính sách khuyến khích trồng rừng mang lại, thì trong thời gian qua cũng đã xuất hiện một số doanh nghiệp lợi dụng vào chính sách này đến thuê đất trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nhưng thực tế sau khi thuê được đất họ đã sang nhượng lại hoặc sử dụng vào mục đích khác để trục lợi, gây thiệt hại trong việc thu ngân sách cho địa phương và làm ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của tỉnh. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng của tỉnh cần nâng cao năng lực thẩm định các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng cũng như các lĩnh vực khác, nhất là năng lực tài chính; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý để kịp thời phát hiện ngăn chặn những sai phạm, góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khi đầu tư vào Đắk Nông.

Nguồn: www.daknongbusiness.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Đăk Nông: Đẩy mạnh các giải pháp xoá đói giảm nghèo

26-8-2008

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc nên công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo, Đắk Nông đã đề ra nhiều biện pháp cho giai đoạn 2007 – 2010.

Kế hoạch thực hiện chương trình ARD SPS

26-2-2009

Sẽ có một giai đoạn tiền khởi động để giải quyết một số vấn đề tồn tại nhằm giúp giai đoạn khới động thực sự có thể tập trung vào các vấn đề thực sự như: xây dựng hướng dẫn, thủ tục hành chính chi tiết và kế hoạch thực hiện cụ thể.

Quản lý và tổ chức chương trình ARD SPS

26-2-2009

Việc quản lý của chương trình ARD SPS được thực hiện ở cấp độ tổng thể và hang ngày. Ủy Ban hỗn hợp và các Ban chỉ đạo chương trình là quản lý ở cấp độ tổng thể, còn các Ban quản lý chương trình (PMU), Ban điều phối cấp huyện và Hội đồng phát triển thôn bản là cấp độ quản lý hàng ngày.

Ngân sách chương trình ARD SPS

26-2-2009

Tổng ngân sách của Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 230 triệu Curon Đan Mạch. Các hạng mục ngân sách chính như sau.

Các hợp phần trong chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARD SPS)

26-2-2009

Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARD SPS) gồm có một hợp phần trung ương và một Hợp phần tỉnh. Hợp phần tỉnh hỗ trợ các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu ở miền bắc Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên.

Khung hoạt động chiến lược của Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

26-2-2009

Tầm nhìn cho Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ARD SPS), 2007-2012, là hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực giảm nghèo và cải thiện các điều kiện sống của người dân nông thôn, trong đó tập trung vào những nhóm người nghèo dễ bị tổn thương ở miền núi như các dân tộc thiểu số và các hộ với chủ hộ là nữ.

Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS)

26-2-2009

Việt Nam và Đan Mạch đã hợp tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ đầu những năm 1990. Phương pháp tiếp cận theo chương trình cho sự hợp tác này đã được bắt đầu triển khai từ năm 2000 với Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) có tổng vốn là 450 triệu Curon Đan Mạch trong giai đoạn 5 năm. Chương trình sau này đã được kéo dài tới giữa năm 2007.

Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARD SPS)

12-2-2009

Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARD SPS) gồm có một hợp phần trung ương và một Hợp phần tỉnh. Hợp phần tỉnh hỗ trợ các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu ở miền bắc Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên.

Thông tin về địa bàn dự án Hợp phần tỉnh Điện Biên

20-1-2009

Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng tây bắc, miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsali của Lào ở phía Tây.

Quyết định số 32/BNN-KHCN về Phê duyệt danh mục đề tài/dự án thuộc Chương trình nghiên cứu sinh kế vùng cao

14-1-2009

Ngày 06 tháng 01 năm 2009, Bộ NN đã ký Quyết định số 32/BNN-KHCN về Phê duyệt danh mục đề tài/dự án thuộc Chương trình nghiên cứu sinh kế vùng cao.

Cần sớm ban hành hướng dẫn chi tiêu tài chính và định mức chi tiết

13-1-2009

Trong báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình ARD SPS của hợp phần tỉnh Điện Biên đã có kiến nghị gửi Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn thủ tục chi tiêu tài chính thực hiện chương trình.