HỘI THẢO

Lai Châu: cây cao su đến với Sìn Hồ

Ngày đăng: 15 | 10 | 2008

Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo và tạo nhiều việc làm cho người dân, tiến tới làm giầu chính trên quê hương của họ.

Ngay từ đầu xuân năm mới đồng chí Nguyễn Minh Quang Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ và các đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban chỉ đạo trồng phát triển cây Cao su tỉnh; Đại diện lãnh đạo một số Sở, Ban, ngành và Thường trực huyện uỷ, HĐND, lãnh đạo UBND, BCĐ trồng phát triển cây Cao su huyện đến kiểm tra và làm việc tại xã Nậm Cuổi là vùng trọng điểm trồng cây Cao su của tỉnh, huyện năm 2008. Tại buổi làm việc đồng chí Từ Hữu Hà, Uỷ viên Ban thường vụ huyện uỷ, Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo báo cáo tiến độ thực hiện công tác tuyên truyền vân động thu hồi góp vốn quyền sử dụng đất trồng và phát triển cây Cao su trên địa bàn xã Nậm Cuổi: Qua kết quả điều tra, khảo sát toàn huyện có khoảng 7.300 ha có điều kiện trồng phát triển cây Cao su gồm ở 08 xã vùng thấp, 04 xã dọc sông Nậm Na. Trong thời gian qua UBND huyện đã thành lập BCĐ, tổ công tác giúp việc ở huyện và ở xã đã đi vào hoạt động tích cực tập trung tuyên truyền tới nhân dân của 5 bản trong xã Nậm Cuổi về chủ trương, chính sách hỗ trợ trồng cây Cao su, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đến nay đoàn quy hoạch Sở Nông nghiệp - PTNT tiến hành thống kê, đo đạc xác định ranh giới quy hoạch trồng cây Cao su trên thực địa được 1.025 ha, UBND huyện đã thu hồi và giao 2,15 ha đất cho Công ty cổ phần Cao su Lai Châu xây dựng vườn ươm, trụ sở làm việc; Thống kê, đo đạc quy chủ của các tổ chức, hộ gia đình có đất tham gia góp vốn quyền sử dụng đất được 700 ha. Kế hoạch quyết tân thực hiện đến 30 tháng 3 năm 2008, UBND huyện tiếp tục bàn giao 100 ha đảm bảo hoàn thành 100% theo kế hoạch giao đất cho Công ty cổ phần Cao su Lai Châu. Kết quả đến nay các hộ đều yên tâm phấn khởi tin tưởng vào chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển trồng cây Cao su.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn đề nghị UBND tỉnh, các Sở, Ngành cơ quan chuyên môn quan tâm hơn nữa tăng cường biện pháp đầu tư tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, công trình thuỷ lợi... tạo điều kiện cho vùng trọng điểm phát triển cây Cao su.

Ngay sau báo cáo của đồng chí Từ Hữu Hà, đồng chí Bí thư tỉnh uỷ phát biểu ý kiến chỉ đaọ: Bước đầu ghi nhận sự cố gắng vượt khó khăn của Đảng bộ, chính quyền huyện, xã Nậm Cuổi đã đạt được một số kết quả đảm bảo tiến độ đáp ứng kịp thời vụ gieo trồng cây Cao su năm 2008; Qua điều tra, khảo sát khí hậu, thổ nhưỡng huyện có một số xã có điều kiện thuận lợi phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây Cao su. Song, cây Cây su là loại cây mới xuất hiện trên địa bàn Lai Châu, là việc làm mới, việc khó các cấp uỷ, chính quyền cần xác định tư tưởng lập trường kiên định dù khó khăn đến mấy cũng phải hoàn thành vì lợi ích của nhân dân các dân tộc. Cây Cao su là cây có giá trị kinh tế cao, không những góp phần xoá đói, giảm nghèo mà cây chủ lực làm giàu. Vì vậy, mỗi cán bộ đảng viên cần gương mẫu đi đầu và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện chủ trương góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho Công ty Cao su, nhằm phát huy hết tiềm năng sức lao động hiện có, đất đai chưa sử dụng hiện còn nhiều cần ưu tiên quỹ đất có quy hoạch liền vùng, liền khoảnh (đại điền) để trồng cây Cây su; Các cấp uỷ, chính quyền xã lãnh, chỉ đạo các bản xây dựng quy ước, hương ước chăn thả gia súc, bảo về cây trồng chấm dứt trình trạng thả rông gia súc... Thời vụ trồng cây Cao su năm 2008 còn rất ngắn. Vì vậy, UBND huyện, xã phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa; Đối với Công ty cổ phần Cao su hợp đồng sử dụng lao động sở tại, ưu tiên lao động đã góp vốn quyền sử dụng đất cho Công ty, có kế hoạch bồi dưỡng lao động về quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc cây Cao su; Một số đề nghị của huyện, xã, bản là nguyện vọng chính đáng giao cho UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn sớm có kế hoạch đầu tư tổ chức thực hiện như hệ thống giao thông, điện...

Ngay sau buổi làm việc các đồng chí trong đoàn đi kiểm tra thực địa vùng đất quy hoạch trồng cây Cao su, vườn ươm cây giống, trụ sở làm việc của Công ty, tại nơi đây đông đảo đồng bào các dân tộc trong xã vui mừng đón tiếp và tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng Đoàn và cùng tham gia nhịp điệu múa xoè, tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng khắp núi rừng. Chương trình trồng phát triển cây Cao su trên địa bàn huyện Sìn Hồ có nhiều động lực hứa hẹn bao điều tốt đẹp, chương trình phát triển trồng cây Cao su là ý Đảng hợp lòng dân.

Nguồn: www.khuyennongvn.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Lai Châu tiếp tục khai thác thế mạnh, thúc đẩy, kinh tế - xã hội phát triển

13-9-2008

Đảng bộ và nhân dân Lai Châu, trên cơ sở tiềm năng, thành tích đạt được đã kịp thời đề ra những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, khả thi nhằm quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết XI của Đảng bộ tỉnh. Những nhiệm vụ, giải pháp này là sự thể hiện quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đưa Lai Châu đến năm 2010 ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và đến năm 2020 trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển khá trong cả nước.

Điện Biên khó khăn về giải quyết nhà ở và nước sinh hoạt

11-8-2008

Sau khi Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” được ban hành, tỉnh Điện Biên đã bắt tay vào việc xây dựng đề án đồng thời điều tra, rà soát lại các đối tượng trong diện được ưu đãi theo quyết định trên.

Đăk Nông: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn

26-9-2008

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên trên 6.514 Km2, dân số khoảng 430 nghìn người, trong đó dân số sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 86%. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ lực, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 5,6%. Nhưng trong khoảng 10 năm tới, theo định hướng phát triển của tỉnh thì cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ có nhiều thay đổi, trong đó ngành công nghiệp- thương mại- dịch vụ- xây dựng sẽ giữ vai trò chủ lực.

Đăk Nông với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2007 - 2010

11-8-2008

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận, đoàn thể các cấp tỉnh Đắk Nông đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả, cộng với sự phấn đấu, nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Đăk Nông: Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng

17-8-2008

Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên 651.438 ha, trong đó tổng diện tích đất lâm nghiệp là 391.635 ha với 29.422 ha đất chưa có rừng. Trong khi đó, Đắk Nông là vùng đất có nhiều ưu thế để phát triển diện tích rừng trồng như: có nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc, hàng năm có lượng mưa lớn, đất đai thổ nhưỡng màu mỡ… phù hợp với việc trồng rừng.

Đăk Nông: Đẩy mạnh các giải pháp xoá đói giảm nghèo

26-8-2008

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc nên công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo, Đắk Nông đã đề ra nhiều biện pháp cho giai đoạn 2007 – 2010.

Kế hoạch thực hiện chương trình ARD SPS

26-2-2009

Sẽ có một giai đoạn tiền khởi động để giải quyết một số vấn đề tồn tại nhằm giúp giai đoạn khới động thực sự có thể tập trung vào các vấn đề thực sự như: xây dựng hướng dẫn, thủ tục hành chính chi tiết và kế hoạch thực hiện cụ thể.

Quản lý và tổ chức chương trình ARD SPS

26-2-2009

Việc quản lý của chương trình ARD SPS được thực hiện ở cấp độ tổng thể và hang ngày. Ủy Ban hỗn hợp và các Ban chỉ đạo chương trình là quản lý ở cấp độ tổng thể, còn các Ban quản lý chương trình (PMU), Ban điều phối cấp huyện và Hội đồng phát triển thôn bản là cấp độ quản lý hàng ngày.

Ngân sách chương trình ARD SPS

26-2-2009

Tổng ngân sách của Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 230 triệu Curon Đan Mạch. Các hạng mục ngân sách chính như sau.

Các hợp phần trong chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARD SPS)

26-2-2009

Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ARD SPS) gồm có một hợp phần trung ương và một Hợp phần tỉnh. Hợp phần tỉnh hỗ trợ các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và Lai Châu ở miền bắc Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên.

Khung hoạt động chiến lược của Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

26-2-2009

Tầm nhìn cho Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ARD SPS), 2007-2012, là hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực giảm nghèo và cải thiện các điều kiện sống của người dân nông thôn, trong đó tập trung vào những nhóm người nghèo dễ bị tổn thương ở miền núi như các dân tộc thiểu số và các hộ với chủ hộ là nữ.