HỘI THẢO

Công tác kế hoạch, tài chính của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

Ngày đăng: 24 | 12 | 2008

Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vì vậy kế hoạch hoạt động năm 2008 của Chương tình cơ bản được xây dựng dựa trên văn kiện Chương trình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 28/11/2007 bao gồm 4 hợp phần:

+ Khuyến nông dựa theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân

+Sản xuất, bảo quản, chế biến và marketing

+Lập kế hoạch địa phương và xây dựng năng lực

+Hỗ trợ giao đất, giao rừng.

Căn cứ nguồn vốn tài trợ đã được phê duyệt, ngày 04/3/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 484/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch vốn năm 2008 với tổng kinh phí được duyệt là 33.648.810.000 đồng (nguồn vốn do Chính phủ Đan Mạch tài trợ) và 699.699.000 đồng (nguồn vốn đối ứng của tỉnh).

Ngày 25/8/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2195/QĐ-UBND về việc phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các đơn vị, theo đó Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (hợp phần tỉnh Đăk Lăk) được phân bổ 34.375.000.000 đồng theo Công văn số 7709/BTC-NSNN của Bộ Tài Chính và đã được cấp đợt một là 4.660.365.000 đồng (từ nguồn vốn do Chính phủ Đan Mạch tài trợ); UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1178/QĐ-UBND ngày 16/5/2008 theo đó Ban quản lý Chương tình đã được cấp vốn đối ứng đợt một là 455.000.000 triệu đồng. UBND tỉnh cũng đã cấp vốn đối ứng đợt hai theo đề nghị của Sở Tài chính là 135.000.000 đồng, theo đó tổng số vốn đối ứng của tỉnh dự tính sẽ được cấp trong năm 2008 là 590.000.000 đồng.

Theo Thông báo của Đại sứ quán Đan Mạch, Hà Nội ngày 16/9/2008 nguồn vốn của Chương tình đã được chuyển Kho bạc Nhà nược Trung ương để bổ sung vốn của Chương trình năm 2008 cho các tỉnh là 167.803.900.000 đồng. Theo đó, vốn của Chương trình sẽ chuyển cho hợp phần tỉnh Đăk Lăk là 29.714.635.000 đồng. Số tiền này hiện nay chưa có Thông báo của Bộ Tài chính và Ban quản lý Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (hợp phần tỉnh Đăk Lăk) cũng chưa nhận được. Nếu được Bộ Tài chính cấp thêm 29.714.635.000 đồng thì ngân sách của Chương trình tài trợ cho tỉnh năm 2008 là 34.375.000.000 đồng như phân bổ đầu năm.

Tính đến 30/11/2008 nguồn vốn của Chương trình đã giải ngân được: 393.153.187 đồng; nguồn vốn đối ứng của tỉnh đã giải ngân được 466.424.330 đồng. Dự kiến từ nay đến 31/12/2008 nguồn vốn của Chương trình sẽ giải ngân được 4.817.443.187 đồng (100% kế hoạch vốn được cấp đợt thứ nhất bằng 14% so với kế hoạch dự kiến cả năm); nguồn vốn đối ứng của tỉnh sẽ giải ngân được 590.000.000 đồng (100% kế hoạch). Tổng số vốn của Chương trình năm 2008 dự kiến xin chuyển sang năm 2009 khoảng 29,5 tỷ đồng (chi tiết đính kèm phụ lục 01 và 02).

(Trích: Báo cáo hoạt động chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk)

NỘI DUNG KHÁC

Công tác tổ chức của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk

24-12-2008

Căn cứ Thông tu 03/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA và văn kiện chương trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh gồm 14 thành viên do một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban (Quyết định số 3411/QĐ-UBND ngày 21/12/2007; thành lập Ban quản lý Chương trình tỉnh 10 thành viên do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban (Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 08/01/2008). Trưởng ban quản lý Chương trình tỉnh cũng đã ban hành Thông báo số 03/TB-BQLCT ngày 12/8/2008 về việc phân công nhiệm vụ cán bộ của Ban quản lý Chương trình tỉnh.

Một số tồn tại, vướng mắc của chương trình và Đề xuất, kiến nghị cho năm 2009

24-12-2008

Đề nghị UBND tỉnh, Đại sứ quán Đan Mạch có ý kiến với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách đồng nhất giữa các tỉnh để thuận lợi cho công tác thực hiện chương trình và thanh, quyết toán, kiểm toán.

Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS

24-12-2008

Để góp phần khắc phục tình trạng nghiên cứu kinh tế chính sách phát triển kinh tế miền núi và đời sống của người dân còn hạn chế, tản mạn và ngắn hạn ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng chính sách, Dự án "Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012" do Đan Mạch tài trợ và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thực hiện đã lập một chương trình nghiên cứu về kinh tế chính sách NNNT vùng cao.

Người dân nông thôn miền núi trong bối cảnh biến động kinh tế vĩ mô 2008

24-12-2008

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và thị trường nông sản Việt Nam: những tháng đầu năm giá lương thực tăng nhanh đột biến, nhưng đến nay giá lương thực và các nông sản chính đều biến động theo chiều hướng gây bất lợi cho người sản xuất. Người nghèo, đặc biệt là người dân miền núi, tiếp tục đối mặt với các cú sốc và rủi ro.

Một số kết quả đầu ra đợt 1 đạt được năm 2008 của Hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đợt 1 năm 2008 là 4.660.365.000 đồng.

Kế hoạch hoạt động năm 2008 của hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Tuy chỉ giới hạn ở một số các hoạt động mới được bắt đầu bởi BQL đang chờ hướng dẫn tài chính để thực hiện. Các hoạt động sau đã được lên kế hoạch và sẽ được thực hiện ngay sau khi có hướng dẫn tài chính và nguồn vốn được chuyển đến

Công tác chuẩn bị, tổ chức bộ máy thực hiện chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Đã hoàn tất công tác chuẩn bị, tổ chức bộ máy bao gồm:

Đặc điểm chung về Lai Châu

24-12-2008

Lai châu là tỉnh miền núi Tây bắc Việt Nam có địa hình phức tạp và ngăn cách bởi nhiều dải núi cao với nhiều sườn dốc nghiêng. Hơn 60% diện tích của tỉnh nằm trên độ cao 1000m so với mặt nước biển, hơn 90% diện tích có độ dốc trên 250.

Thông tin chung về dự án: "Chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD SPS ) giai đoạn 2007- 2012" Hợp phần tỉnh Lai châu.

24-12-2008

Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ nhóm nông dân tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình thực hiện chương trình, người dân được tham gia và tiếp xúc với những phương pháp tiếp cận mới, cải tiến trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn qua đó từng bước thay đổi phương pháp sản xuất nhằm cải thiện an ninh lương thực và mức sống của người dân nghèo miền núi, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và các hộ gia định do phụ nữ làm chủ thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp miền núi.

Báo cáo tài chính

19-12-2008

Các báo cáo tài chính phải phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động tài chính của từng hợp phần và phải thể hiện cả vốn nhận từ nhà tài trợ và vốn nhận từ chính phủ Việt Nam. Các báo cáo phải trình bày hợp lý và chính xác tất cả các giao dịch phát sinh trong kỳ tài chính liên quan.

Trách nhiệm của các cán bộ tài chính

19-12-2008

Vấn đề quan trọng là các cán bộ tài chính hiểu rõ được các chức năng chính của họ. Các chức năng này bao gồm:

Quản lý Tài chính và Tài sản

19-12-2008

Tất cả các tài sản cố định mà Chương trình nắm giữ phải được dán nhãn với một mã số nhận dạng riêng do Chương trình quy định và được ghi nhận vào Sổ tài sản cố định (mẫu số C53-HO, Quyết định 19/2006-QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính) ngay sau khi được mua về. Sổ tài sản cố định tối thiểu phải có các thông tin về tên tài sản, mô tả tóm tắt về tài sản, mã tài sản, ngày mua, giá mua, nơi sử dụng, người chịu trách nhiệm và tình trạng.