HỘI THẢO

Một số tồn tại, vướng mắc của chương trình và Đề xuất, kiến nghị cho năm 2009

Ngày đăng: 24 | 12 | 2008

Đề nghị UBND tỉnh, Đại sứ quán Đan Mạch có ý kiến với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách đồng nhất giữa các tỉnh để thuận lợi cho công tác thực hiện chương trình và thanh, quyết toán, kiểm toán.

Một số tồn tại, vướng mắc của chương trình:

- Khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện cơ chế chính sách tài chính, vì chưa có cơ chế chính sách đồng bộ dành riêng cho Chương trình nên khó thực hiện.

- Chương trình triển khai chậm so với tiến độ đề ra vì vậy năm 2008 phải thực hiện cả kinh phí của năm 2007 nên khối lượng công việc rất lớn khó có thể rải ngân hết kinh phí.

- Chương trình triển khai chậm so với thời điểm giao dự toán ngân sách của Chính phủ Việt Nam. Đến nay kế hoạch thực hiện chương trình năm 2008 chưa được UBND tỉnh phê duyệt.

Đề xuất, kiến nghị:

- Về cơ chế Tài chính: Đề nghị UBND tỉnh, Đại sứ quán Đan Mạch có ý kiến với Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn các chế độ chính sách đồng nhất giữa các tỉnh để thuận lợi cho công tác thực hiện chương trình và thanh, quyết toán, kiểm toán.

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch năm 2008 để Chương trình sớm được triển khai hoạt động.

- Đến nay, thành phần Ban chỉ đạo chương trình đã có nhiều thay đổi: Đồng chí trưởng ban, đồng chí phó ban thường trực và một số thành viên khác đã chuyển công tác sang lĩnh vực khác vì vậy đề nghị UBND tỉnh sớm kiện toàn bộ máy Ban chỉ Đạo, Ban quản lý tỉnh, Ban điều phối các huyện, thành lập ban điều phối xã và hội đồng phát triển thôn bản.

- Năm 2009, huyện Than Uyên được chia tách thành 2 huyện là huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên trong đó: Huyện Tân Uyên có 9 xã và 01 thị trấn, huyện Than Uyên có 11 xã và 01 thị trấn. Vì vậy, để dự án hoạt động đạt hiệu quả đề nghị UBND tỉnh cho phép được kiện toàn Ban điều phối huyện Than Uyên và thành lập mới Ban điều phối huyện Tân Uyên.

- Do năm 2008, dự kiến triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch đạt 4.660.365.000 đồng vì vậy BQL Chương trình đề nghị Ban chỉ đạo, Đại sứ quán Đan Mạch cho phép được chuyển số kinh phí còn lại của Chương trình năm 2008 sang thực hiện vào năm 2009 là 28.062,635 triệu đồng.

- Đề nghị Ban chỉ đạo chương trình, Đại sứ quán Đan Mạch cho phép được lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu vào trong các hoạt động của Chương trình như sau:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 1.500 triệu đồng để thực hiện một số hoạt động sau:

+ Tổ chức các buổi hội thảo về Xây dựng và áp dụng các Chương trình phòng chống thiên tai như: Bảo tồn rừng đầu nguồn

+ Trang bị dụng cụ bảo quản, phương tiện vận chuyển nông sản, vật phẩm

+ Phân bố dân cư hợp lý có tính đến rủi ro thiên tai lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.

+ Hội thảo về Lựa chọn giống, chủng loại cây, con phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhường từng khu vực...

- Do khối lượng công việc quá lớn nên với 3 cán bộ hỗ trợ không đáp ứng được yêu cầu công việc nên đề nghị Đại sứ quán Đan Mạch, UBND tỉnh cho bổ sung thêm 2 - 3 cán bộ hỗ trợ.

(Trích: Báo cáo hoạt động chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Lai Châu)

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần 1 - Hợp phần Trung ương - Dự án ARD SPS

24-12-2008

Để góp phần khắc phục tình trạng nghiên cứu kinh tế chính sách phát triển kinh tế miền núi và đời sống của người dân còn hạn chế, tản mạn và ngắn hạn ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng chính sách, Dự án "Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012" do Đan Mạch tài trợ và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thực hiện đã lập một chương trình nghiên cứu về kinh tế chính sách NNNT vùng cao.

Người dân nông thôn miền núi trong bối cảnh biến động kinh tế vĩ mô 2008

24-12-2008

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình sản xuất và thị trường nông sản Việt Nam: những tháng đầu năm giá lương thực tăng nhanh đột biến, nhưng đến nay giá lương thực và các nông sản chính đều biến động theo chiều hướng gây bất lợi cho người sản xuất. Người nghèo, đặc biệt là người dân miền núi, tiếp tục đối mặt với các cú sốc và rủi ro.

Một số kết quả đầu ra đợt 1 đạt được năm 2008 của Hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện đợt 1 năm 2008 là 4.660.365.000 đồng.

Kế hoạch hoạt động năm 2008 của hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Tuy chỉ giới hạn ở một số các hoạt động mới được bắt đầu bởi BQL đang chờ hướng dẫn tài chính để thực hiện. Các hoạt động sau đã được lên kế hoạch và sẽ được thực hiện ngay sau khi có hướng dẫn tài chính và nguồn vốn được chuyển đến

Công tác chuẩn bị, tổ chức bộ máy thực hiện chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Lai Châu

24-12-2008

Đã hoàn tất công tác chuẩn bị, tổ chức bộ máy bao gồm:

Đặc điểm chung về Lai Châu

24-12-2008

Lai châu là tỉnh miền núi Tây bắc Việt Nam có địa hình phức tạp và ngăn cách bởi nhiều dải núi cao với nhiều sườn dốc nghiêng. Hơn 60% diện tích của tỉnh nằm trên độ cao 1000m so với mặt nước biển, hơn 90% diện tích có độ dốc trên 250.

Thông tin chung về dự án: "Chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD SPS ) giai đoạn 2007- 2012" Hợp phần tỉnh Lai châu.

24-12-2008

Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ nhóm nông dân tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình thực hiện chương trình, người dân được tham gia và tiếp xúc với những phương pháp tiếp cận mới, cải tiến trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn qua đó từng bước thay đổi phương pháp sản xuất nhằm cải thiện an ninh lương thực và mức sống của người dân nghèo miền núi, đặc biệt là các dân tộc thiểu số và các hộ gia định do phụ nữ làm chủ thông qua việc cải thiện quản lý nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp miền núi.

Báo cáo tài chính

19-12-2008

Các báo cáo tài chính phải phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động tài chính của từng hợp phần và phải thể hiện cả vốn nhận từ nhà tài trợ và vốn nhận từ chính phủ Việt Nam. Các báo cáo phải trình bày hợp lý và chính xác tất cả các giao dịch phát sinh trong kỳ tài chính liên quan.

Trách nhiệm của các cán bộ tài chính

19-12-2008

Vấn đề quan trọng là các cán bộ tài chính hiểu rõ được các chức năng chính của họ. Các chức năng này bao gồm:

Quản lý Tài chính và Tài sản

19-12-2008

Tất cả các tài sản cố định mà Chương trình nắm giữ phải được dán nhãn với một mã số nhận dạng riêng do Chương trình quy định và được ghi nhận vào Sổ tài sản cố định (mẫu số C53-HO, Quyết định 19/2006-QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính) ngay sau khi được mua về. Sổ tài sản cố định tối thiểu phải có các thông tin về tên tài sản, mô tả tóm tắt về tài sản, mã tài sản, ngày mua, giá mua, nơi sử dụng, người chịu trách nhiệm và tình trạng.

Hạch toán kế toán

19-12-2008

Văn bản hướng dẫn chính về hạch toán kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, về việc Ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Phần dưới đây trình bày các nghiệp vụ kế toán chủ yếu cần tuân thủ.

Thanh toán Tài chính trong chương trình ARD SPS

19-12-2008

Các khoản thanh toán cần được thực hiện theo các điều khoản hợp đồng. Nếu các điều khoản hợp đồng không quy định cụ thể thời gian thanh toán, các khoản thanh toán nên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn và các chứng từ khác đối với các khoản chi phí hợp lệ, tùy thuộc vào sự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước.