TIN TỨC-SỰ KIỆN

9 nhóm nhiệm vụ tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững

Ngày đăng: 07 | 05 | 2008

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua đồng thời nêu rõ những giải pháp Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững bao gồm:

Thứ nhất, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, hình thành nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính, tạo ra chuẩn mực mới cho nền hành chính quốc gia.

Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; chuyển mạnh việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng coi trọng hơn nữa các chỉ tiêu chất lượng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

Thứ ba, đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, nhất là những công trình giao thông quan trọng ở những vùng có dung lượng hàng hoá lớn, có tính kết nối vận tải cao nhằm giải tỏa ách tắc, tăng khả năng lưu thông hàng hoá, tiết kiệm chi phí vận tải, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Thứ tư, chú trọng phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút mạnh các dự án đầu tư có trình độ công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu.

Thứ năm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh; quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá; sơ kết hoạt động của các tập đoàn kinh tế và làm rõ hơn vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế.

Thứ sáu, đồng thời với việc chuẩn bị Đề án trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cần khẩn trương xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng để giảm thiểu tối đa những hiểm họa có thể xảy ra, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân.

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội nhằm hỗ trợ thiết thực những đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển, nhất là những người làm công ăn lương; thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm cho người nghèo được thụ hưởng hợp lý thành quả của sự tăng trưởng.

Thứ tám, tiếp tục  đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ chín, tăng cường công tác đối ngoại và quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước.

NỘI DUNG KHÁC

Về bản chất của doanh nghiệp KH&CN ở nước ta

6-5-2008

Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) của Việt Nam được hình thành gắn liền với việc ươm tạo công nghệ. Đây chính là một lực lượng sản xuất mới, thực hiện ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất kinh doanh (SXKD); tạo ra ngành nghề mới, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bài viết lý giải bản chất của doanh nghiệp KH&CN và đưa ra một minh chứng cụ thể về hoạt động của loại hình doanh nghiệp mới này.

Hội thảo "Tìm hiểu vai trò đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam"

7-5-2008

Gần đây, vai trò của Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực Sông Mê Kông. Trong khi tìm kiếm cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên đáng tin cậy và giá rẻ, Trung Quốc đang cố gắng tận dụng môi trường đầu tư thuận lợi ở các nước láng giềng trung gian. Xu thế này đem lại cả cơ hội và thách thức đối với kinh tế, con người và môi trường của Việt Nam.

Hội thảo "Tìm hiểu vai trò đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam"

8-5-2008

Gần đây, vai trò của Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng trong khu vực Sông Mê Kông. Trong khi tìm kiếm cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên đáng tin cậy và giá rẻ, Trung Quốc đang cố gắng tận dụng môi trường đầu tư thuận lợi ở các nước láng giềng trung gian. Xu thế này đem lại cả cơ hội và thách thức đối với kinh tế, con người và môi trường của Việt Nam.

Thương mại Quảng Tây - Việt Nam 3 tháng đầu năm 2008

5-5-2008

Trong 3 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Quảng Tây đạt 894.495 nghìn USD trong đó riêng tháng 3 đạt 375,568 nghìn USD tăng 143,2% so với vùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu quý 1 là 626.703 nghìn USD (tháng 3 là 263,448 nghìn USD) tăng 280,2%, xuất khẩu là 267,792 nghìn USD (tháng 3 là 112,120 nghìn USD) tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cần một cơ chế kinh tế nông thương Việt Nam

5-5-2008

Chưa bao giờ “tôn ti” truyền thống kinh tế - xã hội Việt Nam “Hết gạo chạy rong... nhất nông nhì sĩ” lại phản ánh khá rõ nét cục diện khủng hoảng lương thực - thực phẩm toàn cầu như hiện nay.

ADB hỗ trợ đối phó khủng hoảng lương thực

5-5-2008

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa tuyên bố sẽ hỗ trợ khẩn cấp giúp các nước nghèo đối phó với tình trạng giá lương thực leo thang.

Mỗi ngày thất thu 500 triệu đồng tiền thuế vì đường lậu

2-5-2008

Nội dung cuộc trò chuyện với TS. Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

Mạng lưới bán lẻ đông, nhưng rời rạc

2-5-2008

Với một tổ chức thị trường như hiện nay - đông nhưng không có tổ chức, manh mún và rời rạc - thị trường rất dễ tổn thương khi có những biến động, như vừa xảy ra với cơn sốt giá gạo. Đó là nhận định của ông Hoàng Thọ Xuân (ảnh), vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương.

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổ chức chia tay cán bộ nghỉ hưu

2-5-2008

AGROINFO - Sáng ngày 29/04/2008, tại Hội trường Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT, Lãnh đạo Viện, Phòng Tổ chức Hành chính, BCH Công đoàn Viện, Đoàn Thanh niên Viện đã tổ chức buổi chia tay các đồng chí Hoàng Văn Nội, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Thêm đã hoàn thành nghĩa vụ lao động được Nhà nước cho nghỉ hưu. Đến dự buổi lễ chia tay có TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng, TS. Nguyễn Đình Long và TS. Dương Ngọc Thí - Phó Viện trưởng cùng đông đảo các cán bộ đồng nghiệp của các đồng chí.

Trung Quốc áp dụng thuế mới đối với xuất khẩu phân bón

1-5-2008

Kể từ ngày 20/4/2008 đến30/9/2008, đối với tất cả các hình thức thương mại, địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm phân bón và một số nguyên liệu, trên cơ sở nộp thuế suất xuấu khẩu hiện hành, nay phải nộp thêm thuế xuất khẩu đặc biệt, thuế suất là 100%

Định hướng phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững

29-4-2008

Chỉ thị số 1140/CT-BNN-TT ngày 28 tháng 4 năm 2008 Về việc phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững trong thời gian tới

Cộng đồng quốc tế cần phải rút bài học từ giá lương thực leo thang

29-4-2008

Ông Áp-ba-si-an, chuyên gia của Cục Thương mại và Thị trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc nhìn nhận về thực tế cuộc khủng hoảng lương thực giá lương thực leo thang mang tính toàn cầu hiện nay.