TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp đi lên, nông dân đi xuống

Ngày đăng: 11 | 01 | 2008

Nông thôn, nông nghiệp, nông dân luôn là đề tài nóng, đặc biệt là sau khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một năm ra nhập WTO cần nhìn nhận, đánh giá lại việc nông dân được gì và mất gì? Xung quanh vấn đề này, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Đức Thịnh, Phó trưởng Bộ môn Hệ thống nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

Tuy chưa có kết quả thống kê toàn diện và đầy đủ nhưng có thể nói, vào WTO đến giờ này nông nghiệp VN chưa mất gì đáng kể. Thậm chí chúng ta được khá nhiều so với tính toán.

Về xuất khẩu, năm nay nông nghiệp dù bị dịch bệnh, thiên tai nhưng kim ngạch vẫn tăng. Đặc biệt, nông sản xuất khẩu trúng giá. Gạo VN đã có giá tương đương gạo Thái Lan. Hồ tiêu lên đến 3.500 USD/tấn, cao gấp đôi mọi năm. Những sản phẩm như cà phê, chè... đều có kết quả tốt.

* Thị trường xuất khẩu thuận lợi, nông sản được giá, doanh nghiệp (DN) và nông dân gắn kết hơn, vậy đời sống nông dân có nâng cao, thưa ông?

- Tuy trực tiếp tạo ra những thành quả trên nhưng chất lượng sống của nông dân lại đi xuống. Nông dân vẫn sống chật vật với nông nghiệp, họ từng bước bỏ quê lên thành thị làm thuê. Cuộc sống được cải thiện dần từ những công việc làm thuê đó. Đây là xu thế chung ở nông thôn hiện nay.

Nhà nước vừa qua công bố mức sống người dân, trong đó có nông dân đã tăng lên 6,6%. Theo tôi, con số này không phản ánh thực chất đời sống nông dân. Cách tính này là lấy tổng thu của sản xuất nông nghiệp trừ đi tổng chi để ra kết quả 6,6%.

Tuy nhiên con số này chưa bao hàm khoản đóng góp của nông dân như thuế, phí, xây dựng hạ tầng... và chưa tính khoản phải giữ lại để tái sản xuất. Xét thêm phần chi dùng trong tình trạng giá cả tăng quá cao như hiện nay thì mức sống thực của nông dân giảm xuống... Theo tôi, hiện nay chỉ tính riêng tăng trưởng nông nghiệp và mức sống nông dân cũng thấy một nghịch lý đáng báo động.

* Thưa ông, đó là nghịch lý gì và hệ quả thế nào?

- 90% lượng gạo xuất khẩu của VN do nông dân ĐBSCL làm ra. Một lượng cực lớn cà phê VN xuất khẩu cũng do nông dân Tây nguyên đem lại, thế nhưng đời sống của bà con hai vùng này hiện thấp nhất cả nước.

Khi giá nông sản có lãi cao thì thực chất phần giá trị gia tăng lớn nhất không vào túi nông dân. Nhưng khi nông sản mất giá thì nông dân lại là người đầu tiên chịu thiệt và thiệt lớn nhất... Tình trạng đó cũng diễn ra với các vùng nông thôn, sản xuất nông lâm ngư nghiệp khác.

* Vì sao lại có nghịch lý này, thưa ông?

- Hiện chính sách nông nghiệp của VN đang có quan điểm thống trị là "chiến lược giá rẻ”. Quan điểm này tạo sức ép cho nông dân luôn phải làm ra sản phẩm càng rẻ càng tốt trong hoàn cảnh giá đầu vào của nông sản ngày một tăng.

Vậy nên dẫu giá lúa, giá tiêu xuất khẩu có tăng thì nông dân cũng không được hưởng lợi nhiều khi giá phân bón, vật tư cũng tăng. Tỉ lệ lợi nhuận của DN xuất khẩu chỉ giữ nguyên hoặc nâng lên. Nếu giá cà phê, giá gạo xuất khẩu tụt thấp như từng xảy ra thì nông dân là người đầu tiên khốn khó.

Ngoài sự hưởng lợi từ "chiến lược giá rẻ”, các DN còn thiết lập nên những thị trường độc quyền để trục lợi. Ngành chăn nuôi chỉ một số DN có vốn nước ngoài cung cấp con giống chiếm thị phần chi phối. Tương tự, ngành thức ăn chăn nuôi hiện có 241 DN nhưng 82% thị phần lại do 25 DN nắm giữ và chủ yếu là DN có vốn nước ngoài.

* Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến bức tranh này?

- Trước đây chúng ta đã có hệ thống DN cung cấp vật tư, cây con giống nông nghiệp nhưng do làm ăn kém nên khi Nhà nước mở cửa cho nước ngoài vào, hệ thống này cũng được cổ phần hóa hầu hết. Các DN nước ngoài có thế mạnh mọi mặt.

Đặc biệt họ có thế mạnh về công nghệ, giống mà các DN trong nước không có. Đầu tư vào nông nghiệp lâu thu hồi vốn, rủi ro cao nhưng với các hãng mạnh thì họ có thể tồn tại. Ngược lại các DN tư nhân trong nước thì cực khó.

Nông dân thường chịu thiệt thòi trước các biến động của thị trường
Theo nghiên cứu của chúng tôi, hiện DN tư nhân đầu tư cho nông nghiệp thì có 70% là loại hình TNHH. Tuy vậy do cơ bản là nông dân và không được hưởng chính sách bảo hộ nên họ hoạt động theo kiểu gia đình. Và hầu như không DN nào phát triển được. Tiếp cận đất đai ở nông thôn để làm nhà máy lại càng khó khăn hơn.

Thị trường vốn thật ra mới mở được vài năm gần đây, chưa có tác động cụ thể đến lĩnh vực này. Hiện cả nước có một DN tư nhân duy nhất sản xuất giống gia cầm chiếm được trên 1% thị phần... Tóm lại các chính sách bảo hộ nông nghiệp và bảo vệ nông dân của chúng ta đang có vấn đề phải xem lại.

NỘI DUNG KHÁC

KHCN cần chủ động gắn với cuộc sống sôi động của đất nước

11-1-2008

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển - người được các doanh nhân kính trọng, yêu mến không chỉ vì có những đóng góp vào sự đổi mới thể chế, môi trường kinh tế mà còn vì sự thẳng thắn, sâu sắc, khiêm tốn và cởi mở của bà. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà về chất lượng tăng trưởng kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với KH&CN trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Nông nghiệp cần những chính sách đổi mới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

14-1-2008

Mặc dù đă mang lại những hiệu quả to lớn, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, song đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đang có xu hướng chựng lại. Ngành cần thiết có một cơ chế chính sách mới, nhằm tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp Việt Nam sau một năm gia nhập WTO: Nhiều phản ứng tích cực

10-1-2008

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, những lo ngại về nguy cơ mất thị phần, giảm tính cạnh tranh khi bước vào sân chơi lớn đã trở thành động lực để có những thay đổi khá tích cực.

Tự động lưu và sao lưu tập tin MS Word

10-1-2008

Bạn đang soạn thảo một văn bản quan trọng nhưng đột nhiên chiếc máy tính của bạn bị treo hoặc tắt vụt? Bạn đành đau đớn và bực tức làm lại từ đầu vì trót quên không lưu văn bản đó. Giờ đây bạn sẽ không còn phải sợ những triệu chứng thất thường của máy vi tính ảnh hưởng tới công việc của bạn nữa...

Hội thảo "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến nông nghiệp Việt Nam"

10-1-2008

Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường tổ chức buổi trình bày kết quả nghiên cứu về "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến nông nghiệp Việt Nam".

“Thay máu” cho nông - lâm trường quốc doanh, vẫn "bình mới rượu cũ"

9-1-2008

Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông – lâm trường quốc doanh (NLTQD) dù đã được đặt ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Đó là những yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai; thiếu vốn trầm trọng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo của các bộ ngành và địa phương. Rõ ràng việc “thay máu” cho NLT đang rất cần một chính sách mới.

Thương mại Việt -Trung tăng trưởng mạnh

9-1-2008

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt trội trong vòng hơn 10 năm qua, từ trên 32 triệu USD năm 1991 lên 10,4 tỷ USD năm 2006. Tính đến tháng 10/2007, con số này là 12,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sửa Chỉ thị 03, khơi thêm vốn ngoại để kích thị trường chứng khoán

9-1-2008

Hàng loạt biện pháp như nới lỏng cho vay chứng khoán, tạo thêm thuận lợi cho luồng vốn ngoại vào thị trường, giãn tiến độ IPO các DN lớn... sẽ được UBCK Nhà nước đề xuất nhằm kích cầu, tạo bước phát triển mới cho thị trường chứng khoán.

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT gặp mặt chia tay cán bộ nghỉ hưu

9-1-2008

AGROINFO - Sáng ngày 08/01/2008, tại Hội trường Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT, Lãnh đạo Viện, Phòng Tổ chức Hành chính, BCH Công đoàn Viện đã tổ chức buổi gặp mặt chia tay đồng chí Ngô Thị Thảo đã hoàn thành nghĩa vụ lao động được Nhà nước cho nghỉ hưu. Đến dự buổi lễ chia tay có TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng, TS. Nguyễn Đình Long - Phó Viện trưởng cùng đông đảo các cán bộ đồng nghiệp của đồng chí Ngô Thị Thảo. Buổi gặp mặt chia tay diễn ra trong không khí lưu luyến và xúc động.

Tọa đàm về “Xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ nghiên cứu”

11-1-2008

Tạp chí Tia Sáng phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá KH&CN tổ chức buổi Tọa đàm về “Xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ nghiên cứu”.

Phát triển Nông thôn nhìn từ Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

8-1-2008

Làm gì để khối doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn phát triển, từng bước trở thành trụ cột kinh tế, đưa đời sống nông dân nông thôn đi lên? Để trả lời cho câu hỏi này, vừa qua Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), trong chương trình Nông thôn Ngày nay đã có phóng sự về nội dung đáng quan tâm này thông qua phỏng vấn đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà khoa học thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.

Nông nghiệp "trụ" được trước WTO, song không vững

8-1-2008

Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng nhận xét năm qua, nông nghiệp đã phát triển, cạnh tranh tốt khi Việt Nam gia nhập WTO. Thủ tướng yêu cầu, Bộ NN-PTNT cần tiếp tục rà soát, tính toán để biến thời cơ thuận lợi thành lực lượng sản xuất, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh.