TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thương mại Việt -Trung tăng trưởng mạnh

Ngày đăng: 09 | 01 | 2008

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt trội trong vòng hơn 10 năm qua, từ trên 32 triệu USD năm 1991 lên 10,4 tỷ USD năm 2006. Tính đến tháng 10/2007, con số này là 12,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Là một trong những lĩnh vực thành công trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, hợp tác kinh tế thương mại thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Theo nhận định của Vụ châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt trội trong vòng hơn 10 năm qua, từ trên 32 triệu USD năm 1991 lên 10,4 tỷ USD năm 2006. Tính đến tháng 10/2007, con số này là 12,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiến độ tăng trưởng đều đặn này là dấu hiệu khả quan để đạt mục tiêu kim ngạch hai chiều 15 tỷ USD vào năm 2010.

Trung Quốc hiện đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Việt Nam là thị trường tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất, sắt thép các loại của Trung Quốc; đồng thời xuất sang thị trường này nguyên liệu dầu thô, cao su, than đá, các nhóm hàng nông sản như thủy hải sản, rau quả, hạt điều, dầu thực vật; nhóm hàng công nghiệp như các sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa.

Phát huy lợi thế có chung đường biên giới, trong những năm qua, 7 tỉnh biên giới Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Ðiện Biên và 2 tỉnh biên giới Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam đã chủ động hợp tác phát triển kinh tế. Cụ thể là việc hình thành các khu thương mại, chợ cửa khẩu, khu kinh tế mở, và chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới như kết nối hệ thống đường sắt, đường bộ, đường không, hệ thống điện, nước và ký kết các thoả thuận hợp tác kinh tế thương mại, góp phần không nhỏ ổn định và cải thiện đời sống nhân dân vùng biên và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại hai nước.

Cũng theo đánh giá của Vụ châu Á-Thái Bình Dương, xuất khẩu qua các cửa khẩu Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Hiện Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc.

Nhằm phát huy lợi thế và hạn chế những tác động bất lợi của việc buôn bán qua cửa khẩu, góp phần vào việc cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, hàng loạt giải pháp tích cực đang được triển khai. Đáng chú ý là chủ trương đẩy mạnh buôn bán những mặt hàng lớn, trong đó Trung Quốc cung cấp các sản phẩm cơ điện, thiết bị trọn gói và nhập khẩu ổn định các sản phẩm Việt Nam có ưu thế như dầu thô, cao su, cà phê, thủy sản. Cùng với đó, hai bên cũng đang xúc tiến việc lập Tổ liên ngành nghiên cứu mặt hàng mới và ký kết Hiệp định kiểm dịch động thực vật, hình thành chuỗi đô thị - cửa khẩu, phát triển tuyến hành lang kinh tế.

Bên cạnh các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nhà nước, những năm gần đây, doanh nghiệp hai nước đã dành sự quan tâm đáng kể cho việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường của nhau bằng việc tổ chức nhiều đoàn tham gia các hội chợ, triển lãm, thương mại, hội thảo và xúc tiến đầu tư, thương mại. Gần đây nhất, tháng 4/2007, đoàn gồm 70 doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Thành phố Hồ Chí Minh tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh. Các lĩnh vực giành được sự chú ý của các doanh nghiệp Trung Quốc khi đến Việt Nam là công nghệ cao, bất động sản và nguyên liệu cho ngành luyện kim.

Theo ông Liu Yonghao, Chủ tịch Tập đoàn New Hope, người đã dẫn đầu đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam, xu hướng mở cửa mạnh mẽ thị trường của Việt Nam là lý do chính hấp dẫn các doanh nghiệp nước này.

Trong Diễn đàn hợp tác đầu tư-thương mại Việt-Trung diễn ra vào cuối tháng 10 vừa qua tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cũng khẳng định nước này tiếp tục duy trì ngôi vị là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng dự diễn đàn này nhân chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc, đã kêu gọi các doanh nghiệp hai nước tiếp tục thúc đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển và chứng kiến lễ ký nhiều dự án hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai bên với trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ.

 

NỘI DUNG KHÁC

Sửa Chỉ thị 03, khơi thêm vốn ngoại để kích thị trường chứng khoán

9-1-2008

Hàng loạt biện pháp như nới lỏng cho vay chứng khoán, tạo thêm thuận lợi cho luồng vốn ngoại vào thị trường, giãn tiến độ IPO các DN lớn... sẽ được UBCK Nhà nước đề xuất nhằm kích cầu, tạo bước phát triển mới cho thị trường chứng khoán.

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT gặp mặt chia tay cán bộ nghỉ hưu

9-1-2008

AGROINFO - Sáng ngày 08/01/2008, tại Hội trường Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT, Lãnh đạo Viện, Phòng Tổ chức Hành chính, BCH Công đoàn Viện đã tổ chức buổi gặp mặt chia tay đồng chí Ngô Thị Thảo đã hoàn thành nghĩa vụ lao động được Nhà nước cho nghỉ hưu. Đến dự buổi lễ chia tay có TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng, TS. Nguyễn Đình Long - Phó Viện trưởng cùng đông đảo các cán bộ đồng nghiệp của đồng chí Ngô Thị Thảo. Buổi gặp mặt chia tay diễn ra trong không khí lưu luyến và xúc động.

Tọa đàm về “Xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ nghiên cứu”

11-1-2008

Tạp chí Tia Sáng phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá KH&CN tổ chức buổi Tọa đàm về “Xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ nghiên cứu”.

Phát triển Nông thôn nhìn từ Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

8-1-2008

Làm gì để khối doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn phát triển, từng bước trở thành trụ cột kinh tế, đưa đời sống nông dân nông thôn đi lên? Để trả lời cho câu hỏi này, vừa qua Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), trong chương trình Nông thôn Ngày nay đã có phóng sự về nội dung đáng quan tâm này thông qua phỏng vấn đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà khoa học thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.

Nông nghiệp "trụ" được trước WTO, song không vững

8-1-2008

Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng nhận xét năm qua, nông nghiệp đã phát triển, cạnh tranh tốt khi Việt Nam gia nhập WTO. Thủ tướng yêu cầu, Bộ NN-PTNT cần tiếp tục rà soát, tính toán để biến thời cơ thuận lợi thành lực lượng sản xuất, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh.

Thúc đẩy hàng nông sản chủ yếu phát triển ổn định

7-1-2008

Năm nay Trung Quốc sẽ hết sức thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chủ yếu phát triển ổn định, phấn đấu để sản lượng lương thực ổn định ở trên 500 triệu tấn, thu nhập thuần bình quân đầu người nông dân tăng trên 6%.

Dự báo kinh tế Việt Nam 2008 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

7-1-2008

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8,3% năm 2007 và sẽ tăng lên 8,5% vào năm 2008 bất chấp những thách thức trong nước, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển khác, theo Báo cáo Giám sát Kinh tế châu Á (AEM) ngày 13/12/2007.

Giải bài toán nhập siêu để không ’lệch vai’ nền kinh tế

7-1-2008

Cán cân thương mại 2007 đã “nghiêng vai” về phía nhập siêu, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong năm thứ 2 Việt Nam gia nhập WTO, giải bài toán nhập siêu là một trong số những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế.

Báo cáo phát triển thế giới năm 2008: Tăng cường nông nghiệp cho phát triển nông thôn

4-1-2008

Báo cáo phát triển thế giới 2008 đã được Ngân hàng Thế giới chính thức công bố ngày 19/10/2007 tại Washington DC và được công bố tại Việt Nam ngày 11/12/2007. Với tiêu đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”, bản báo cáo cảnh báo rằng mục tiêu toàn cầu nhằm giảm tỉ lệ nghèo xuống còn một nửa vào năm 2015 sẽ không thể thực hiện được trừ khi tránh được tình trạng đã tồn tại trong vòng 20 năm qua: nông nghiệp và nông thôn bị lãng quên và đầu tư thấp.

Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung Quốc

4-1-2008

AGROINFO - Vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các học giả, các nhà khoa học. Những kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tam nông của Trung Quốc sẽ là những gợi ý quý báu cho Việt Nam. AGROINFO xin trích đăng bài viết của GS.VS Đào Thế Tuấn viết riêng cho IPSARD với nội dung về các chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp của Trung Quốc với nhiều thông tin mới hơn, đa chiều hơn. Mặc dù tác giả không trực tiếp đề cập đến những gợi ý cho Việt Nam, nhưng những thông tin này, tự chúng, đã cho phép liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam.

Chính thức tái cơ cấu Bộ NN&PTNT

4-1-2008

Ngày 3/1/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01 về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT (mới) sau khi được sáp nhập với Bộ Thuỷ sản (cũ). Bộ NN & PTNT mới sau khi sáp nhập sẽ quản lý ở 6 lĩnh vực chính. Ngoài ra, tại Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, Bộ này sẽ có thêm nhiều Cục chuyên ngành mới.

Hội thảo thường kỳ tại Viện Nghiên cứu Phát triển

18-1-2008

Nội dung: "Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: có bằng chứng nào về tác động lan tỏa công nghệ - FDI in Vietnam: Is there any evidence of technological sillover effects?"