TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phát triển Nông thôn nhìn từ Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày đăng: 08 | 01 | 2008

Làm gì để khối doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn phát triển, từng bước trở thành trụ cột kinh tế, đưa đời sống nông dân nông thôn đi lên? Để trả lời cho câu hỏi này, vừa qua Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), trong chương trình Nông thôn Ngày nay đã có phóng sự về nội dung đáng quan tâm này thông qua phỏng vấn đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà khoa học thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.

Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư cho Phát triển nông thôn khoảng 113 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư của cả nước. Con số nêu trên cho thấy một thực tế, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn không mấy hấp dẫn các nhà đầu tư vì độ rủi ro cao, trong khi môi trường đầu tư lại không thực sự thuận lợi. Hiện nay cả nước có khoảng hơn 16,000 doanh nghiệp; 7,310 hợp tác xã; 1000 nông, lâm trường trong đó khoảng 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trước thực trạng đó, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học cho rằng, cần thiết phải có một cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp nông thôn.

“Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chính là nguồn vốn cho phát triển các dự án, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Để giải quyết vấn đề này, tôi đề nghị Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhở và vừa. Thứ hai, về phía hiệp hội, chúng tôi sẽ huy động vốn tín dụng từ các nguồn khác, kể cả từ nước ngoài, đồng thời xúc tiến thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn của riêng hiệp hội ”

(Ông Lê Khắc Triết - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn)

Nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn cho rằng quá trình tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn còn gặp khó khăn là do sự thiếu đồng bộ, chưa có quy hoạch cụ thể, rõ ràng hệ thống chính sách hỗ trợ do đó doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn ít được hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, thông tin thị trường.

“Là Viện nghiên cứu chuyên sâu về Chính sách, chúng tôi quan tâm nhiều đến môi trường đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi muốn tìm hiểu, ra soát lại hệ thống chính sách để xem những gì còn vướng mà có thể tháo gỡ được và tiếp tục phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, Ngành để thực hiện, giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn có điều kiện phát triển”

(Ông Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT)

“Năm nay là năm đầu tiên chúng tôi thử nghiệm Báo cáo gạo và Báo cáo hàng năm ngành nông nghiệp và Triển vọng năm 2008. Chúng tôi tin tưởng rằng, những sản phẩm này sẽ có những đóng góp tích cực cho các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn tiếp cận thôn tin thị trường trong quá trình hội nhập và tăng cường năng lực cạnh tranh.”

(Ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT)

“Về mặt vĩ mô, chúng ta phải tiếp tục cải thiện tiếp các khuôn khổ về luật pháp, chính sách để giải quyết những khó khăn về đất đai, tín dụng, lao động”

(Bà Phạm Chi Lan, Chuyên viên kinh tế cao cấp)

“Các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn chưa phát triển được là do quá manh mún và nhỏ bé. Thứ hai, do đầu tư vào khu vực nông thôn cho lợi nhuận thấp. Do vậy, chúng ta cần những cú hích để các doanh nghiệp nông thôn phát triển được, hướng đến hai mục tiêu, một là rút lao động dư thừa ra khỏi nông nghiệp, hai là tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Chúng tôi cho rằng, để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên tập trung vào hai vấn đề, đất đai và vốn”

(Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó GD Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT)

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp "trụ" được trước WTO, song không vững

8-1-2008

Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng nhận xét năm qua, nông nghiệp đã phát triển, cạnh tranh tốt khi Việt Nam gia nhập WTO. Thủ tướng yêu cầu, Bộ NN-PTNT cần tiếp tục rà soát, tính toán để biến thời cơ thuận lợi thành lực lượng sản xuất, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh.

Thúc đẩy hàng nông sản chủ yếu phát triển ổn định

7-1-2008

Năm nay Trung Quốc sẽ hết sức thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chủ yếu phát triển ổn định, phấn đấu để sản lượng lương thực ổn định ở trên 500 triệu tấn, thu nhập thuần bình quân đầu người nông dân tăng trên 6%.

Dự báo kinh tế Việt Nam 2008 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

7-1-2008

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8,3% năm 2007 và sẽ tăng lên 8,5% vào năm 2008 bất chấp những thách thức trong nước, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển khác, theo Báo cáo Giám sát Kinh tế châu Á (AEM) ngày 13/12/2007.

Giải bài toán nhập siêu để không ’lệch vai’ nền kinh tế

7-1-2008

Cán cân thương mại 2007 đã “nghiêng vai” về phía nhập siêu, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong năm thứ 2 Việt Nam gia nhập WTO, giải bài toán nhập siêu là một trong số những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế.

Báo cáo phát triển thế giới năm 2008: Tăng cường nông nghiệp cho phát triển nông thôn

4-1-2008

Báo cáo phát triển thế giới 2008 đã được Ngân hàng Thế giới chính thức công bố ngày 19/10/2007 tại Washington DC và được công bố tại Việt Nam ngày 11/12/2007. Với tiêu đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”, bản báo cáo cảnh báo rằng mục tiêu toàn cầu nhằm giảm tỉ lệ nghèo xuống còn một nửa vào năm 2015 sẽ không thể thực hiện được trừ khi tránh được tình trạng đã tồn tại trong vòng 20 năm qua: nông nghiệp và nông thôn bị lãng quên và đầu tư thấp.

Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung Quốc

4-1-2008

AGROINFO - Vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các học giả, các nhà khoa học. Những kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tam nông của Trung Quốc sẽ là những gợi ý quý báu cho Việt Nam. AGROINFO xin trích đăng bài viết của GS.VS Đào Thế Tuấn viết riêng cho IPSARD với nội dung về các chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp của Trung Quốc với nhiều thông tin mới hơn, đa chiều hơn. Mặc dù tác giả không trực tiếp đề cập đến những gợi ý cho Việt Nam, nhưng những thông tin này, tự chúng, đã cho phép liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam.

Chính thức tái cơ cấu Bộ NN&PTNT

4-1-2008

Ngày 3/1/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01 về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT (mới) sau khi được sáp nhập với Bộ Thuỷ sản (cũ). Bộ NN & PTNT mới sau khi sáp nhập sẽ quản lý ở 6 lĩnh vực chính. Ngoài ra, tại Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, Bộ này sẽ có thêm nhiều Cục chuyên ngành mới.

Hội thảo thường kỳ tại Viện Nghiên cứu Phát triển

18-1-2008

Nội dung: "Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: có bằng chứng nào về tác động lan tỏa công nghệ - FDI in Vietnam: Is there any evidence of technological sillover effects?"

Hội thảo thường kỳ tại Viện Nghiên cứu Phát triển

4-1-2008

Nội dung: GS. Tương Lai trình bày về một số vấn đề nông thôn và nông dân nhìn từ khía cạnh xã hội học.

10 mẹo làm việc hiệu quả với PowerPoint (Phần cuối)

3-1-2008

PowerPoint là một phần mềm trình diễn mạnh, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thường xuyên sử dụng Powerpoint đủ để nắm được hết các mẹo sử dụng sao cho tiết kiệm thời gian nhất. Thật vui là bạn không cần phải trở thành chuyên gia để khám phá hết các đặc tính của PowerPoint.

Nông nghiệp Việt Nam: Chống chọi với WTO

2-1-2008

Năm 2007 được đánh giá là một năm khá thành công của xuất khẩu (XK) nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên ngành này vẫn đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt, trên thị trường xuất khẩu và ngay tại sân nhà.

Cơ giới hoá nông nghiệp: Khi nào qua bước khởi động?

2-1-2008

Nếu ví sản xuất nông nghiệp hàng hoá là một bình hoa đẹp thì cơ giới hoá nông nghiệp là lượng nước không thể thiếu để giữ hoa tươi lâu. Muốn phát triển cơ giới hoá, phải thực hiện “cuộc cách mạng” thay đổi phương thức sản xuất nhằm hiện đại hoá nền nông nghiệp. Tuy nhiên, một lần nữa chúng ta “vấp” phải quá nhiều lý do: ruộng đồng manh mún, chia cắt; máy móc chưa phù hợp; chính sách hỗ trợ nhiều bất cập; sự liên kết giữa các “nhà” lỏng lẻo...