TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp Việt Nam: Chống chọi với WTO

Ngày đăng: 02 | 01 | 2008

Năm 2007 được đánh giá là một năm khá thành công của xuất khẩu (XK) nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên ngành này vẫn đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt, trên thị trường xuất khẩu và ngay tại sân nhà.

Hạn chế thông tin

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thương mại - dịch vụ 11 tháng năm 2007 của Vụ Thương mại và dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 11 tháng đầu năm, tỷ trọng XK của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam rất khả quan. Kim ngạch XK của gạo tăng 15%, thủy sản tăng11,9% , cà phê tăng 35,6%, rau quả tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2006.

Bên cạnh đó, nông sản VN đã mở rộng thị trường sang nhiều nước trong khu vực và cả các thị trường lớn, đầy khó tính như EU, Úc, Nhật Bản… Nhiều mặt hàng nông sản đứng ở mức giá cao. Lần đầu tiên giá gạo xuất khẩu của VN tăng bằng giá gạo Thái Lan, thậm chí vượt.

Thế nhưng, đó chưa hẳn là tín hiệu lạc quan bởi giá thị trường năm nay tăng đột biến là nguồn cung lương thực thực phẩm luôn đặt trong tình trạng không đủ cầu và giảm sản lượng. Dự báo cả năm, sản lượng gạo XK của Việt Nam chỉ đạt 4,5 triệu tấn. Như vậy, sản lượng gạo xuất khẩu liên tục giảm sút qua các năm: năm 2005 XK 5,2 triệu tấn, năm 2006 XK 4,65 triệu tấn. Các mặt hàng khác như thủy sản, cà phê, điều thô… cũng ở vào tình trạng tương tự.

Một bất cập là nhiều địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam không được cơ quan nào cung cấp thông tin để nắm bắt kịp thời, rõ ràng các qui định về nhập khẩu nông sản của các thị trường XK đến. Tại một cuộc tiếp xúc mới đây với các chuyên gia kinh tế của Phòng thương mại Châu Âu (EROCHAM), một số Hiệp hội Lương thực - Thực phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu lương thực thực phẩm VN đã cho biết họ có rất ít kênh cung cấp thông tin về điều kiện nhập khẩu tại thị trường châu Âu nói riêng và các thị trường khác nói chung.

Một chuyên gia của EROCHAM cho gợi ý: “Chỉ cần thiết lập mối quan hệ đối tác với một nước trong khối EU thì hàng hóa của của VN sẽ dễ dàng vào các nước thành viên khác trong khối. Chẳng hạn Pháp chính là đầu mối để hàng hóa thâm nhập sang Đức dễ dàng.”

Một yếu tố không kém quan trọng nữa là thị trường Châu Âu đặc biệt khắt khe về tiêu chuẩn thân thiện với môi trường, trong khi đó, do chưa năm rõ đòi hỏi này, nhiều nhà XK Việt Nam đã bị loại.

Sự hạn chế về thông tin là một trong những rào cản lớn bên cạnh hàng rào kỹ thuật khắt khe của nước nhập khẩu khiến cho con đường XK của nông sản Việt Nam càng thu hẹp.

Không chuyển biến

Nhận định chung của các chuyên gia, nhà quản lý, DN xuất nhập khẩu, là xuất khẩu nông nghiệp năm qua không có gì mới mẻ hơn trước khi vào WTO.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế cao cấp, đó là kết quả tất yếu của một nền nông nghiệp có kết cấu hạ tầng yếu và trình độ dân trí thấp. Theo ông, một năm gia nhập WTO, trong khi khu vực thành thị và xuất khẩu đã có những cải thiện và tiến bộ rõ rệt thì những tiến bộ trong khu vực thành thị chậm hơn đáng kể. Quy trình “nông nghiệp sạch”, việc bảo đảm các tiêu chuẩn thực phẩm SPS theo WTO và yêu cầu của các nước nhập khẩu còn có khá nhiều hạn chế. Việc 80% cà phê bị loại trên thị trường Luân Đôn và số các vụ vi phạm định mức vệ sinh nông sản của Việt Nam do các nước Mỹ, Nga, Ấn Độ cảnh báo cho thấy khoảng cách giữa khả năng đáp ứng của nông sản Việt Nam so với yêu cầu của thị trường là không nhỏ.

Liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP), ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp TP.HCM nhận định: hiện Việt Nam còn thiếu, yếu và chưa thống nhất về các qui định ATVSTP nên các doanh nghiệp xuất khẩu bị rơi vào “mê hồn trận” các loại “chuẩn” và có “sức đề kháng” thấp trước rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Ngược lại, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự vệ của nông sản Việt Nam đối với nông sản ngoại nhập.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tuy được nhắc đến nhiều nhưng chưa được đầu tư đúng mức.

Những yếu kém đó khiến sản phẩm nông nghiệp VN không những thua trên thị trường xuất khẩu, mà còn bị thất thế trên sân nhà. Thực tế cho thấy, lúa mì, đậu tương, ngô của Mỹ; gạo, trái cây Thái Lan và Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam và đang được người tiêu dùng trong nước chấp nhận.

Thay đổi đồng bộ.

Theo Vụ kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) sau một năm gia nhập WTO, đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào nông nghiệp VN nhưng chỉ chiếm 10,6% tồng số dự án và 6,5% số vốn đăng ký. Con số này quả thật còn rất khiêm tốn đối với một quốc gia mà nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế như Việt Nam. Hơn nữa, phần đông các nhà đầu tư này đều ở Châu Á. Trong khi đó, những cường quốc về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Úc… lại chưa chú ý tới Việt Nam. Trách nhiệm đó phụ thuộc phần nhiều vào các nhà hoạch chiến lược.

Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong cơ chế hội nhập, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập trung vào các vần đề như: tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp; thành lập các tập đoàn xuất khẩu từng mặt hàng cụ thể để tăng sức cạnh tranh; thay đổi tư duy, thực hiện các liên kết hợp tác, giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, phổ biến thông tin.

Theo ông Từ Minh Thiện, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam, trước hết, nông dân cần được định hướng tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao như cây, con giống chất lượng cao; bò sữa, thủy sản, rau an toàn, cá sấu, cá kiểng, hoa, cây cảnh.v.v với công chất lượng đồng bộ, năng suất cao, công nghệ sau thu hoạch hiện đại bao gồm vận chuyển, phơi sấy, bảo quản, sơ chế thay vì cách làm manh mún, tự phát và “dàn hàng ngang mà tiến” như lâu nay.

Bên cạnh đó, cần thiết phải sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống qui định về hàng rào kỹ thuật để nâng cao khả năng tự vệ cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp như trái cây, thịt heo…

(Theo VNN)

NỘI DUNG KHÁC

Cơ giới hoá nông nghiệp: Khi nào qua bước khởi động?

2-1-2008

Nếu ví sản xuất nông nghiệp hàng hoá là một bình hoa đẹp thì cơ giới hoá nông nghiệp là lượng nước không thể thiếu để giữ hoa tươi lâu. Muốn phát triển cơ giới hoá, phải thực hiện “cuộc cách mạng” thay đổi phương thức sản xuất nhằm hiện đại hoá nền nông nghiệp. Tuy nhiên, một lần nữa chúng ta “vấp” phải quá nhiều lý do: ruộng đồng manh mún, chia cắt; máy móc chưa phù hợp; chính sách hỗ trợ nhiều bất cập; sự liên kết giữa các “nhà” lỏng lẻo...

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến trong sự phát triển ngành điều Việt Nam

2-1-2008

Trong những năm vừa qua, sản xuất và tiêu thụ điều thế giới có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Trong sản xuất, đã sớm hình thành các khu vực sản xuất điều thô và chế biến nhân điều lớn. Xu hướng thị trường điều thế giới được dự báo sẽ tăng mạnh, tốc độ tăng bình quân về sản lượng khoảng 7.2%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010 (USAID, 2006; Bộ NN và PTNT, 2006), lượng tiêu thụ điều nhân thế giới năm 2010 là 409.000 tấn, chủ yếu tại các nước như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada và EU. Thị trường điều hữu cơ thế giới tăng trưởng mạnh với khoảng 20%/năm.

Những thay đổi lớn từ 1/1/2008

2-1-2008

Khung giá đất tăng 20% bắt đầu có hiệu lực ngay từ ngày đầu năm; hàng chục nghìn người sẽ khó khăn hơn khi phương tiện mưu sinh là xe tự chế bị xóa xổ. Song cũng từ ngày 1/1 giới công chức, những người hưởng lương từ ngân sách lại có niềm vui tăng lương tối thiểu.

"Dịch vụ mang lại lợi ích cho nông dân" của tỉnh Giang Tô

31-12-2007

Lấy xây dựng "Trung tâm dịch vụ công cộng thôn" làm điểm bắt tay, lấy "dịch vụ mang lại lợi ích cho nông dân" làm mặt bằng, thúc đẩy các yếu tố tập trung cho nông thôn, tài chính công che phủ nông thôn, văn minh thành phố vươn tới nông thôn, xây dựng xã hội hài hòa tại nông thôn.

Những ghi chú về kinh tế Việt Nam trong sổ tay

31-12-2007

Tôi đã định viết một bài nhằm đánh giá chất lượng nền kinh tế của Nhà nước hiện nay. Nhưng rồi thấy đề tài như thế cần nhiều số liệu thống kê mà hệ thống quản lý nhà nước vẫn chưa làm hoặc có làm nhưng chưa công bố đầy đủ, vậy chỉ có thể trình bày các ghi chú.

Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008

31-12-2007

AGROINFO - Chiều ngày 28/12/2007 tại Hội trường Viện, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2007 và bàn nhiệm vụ công tác Đảng năm 2008.

Bàn về xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

28-12-2007

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực trở thành một cường quốc xuất khẩu các loại nông sản. Đó là do sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ từ một nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở hình thành nhiều vùng sản xuất các giống cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Nhưng nông nghiệp Việt Nam đã và đang bộc lộ một số yếu kém cần khắc phục như phương thức và công cụ sản xuất còn lạc hậu, trình độ sản xuất và quản lý còn thấp, quy mô sản xuất manh mún, quy trình sản xuất hàng hoá thiếu đồng bộ... dẫn tới năng suất, chất lượng nông sản không cao, mức độ vệ sinh an toàn của sản phẩm chưa được coi trọng, hàng hoá nông sản khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, của xuất khẩu, đặc biệt trước yêu cầu hội nhập với kinh tế thế giới.

Vũ điệu với người khổng lồ - Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế toàn cầu

28-12-2007

“Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra những quan ngại sâu sắc về các cơ hội phát triển đối với nước nghèo và sự nghèo hóa của những nước giàu hơn. Khiêu vũ với người khổng lồ diễn giải những quan ngại này trong bối cảnh lịch sử của nó. Với những phân tích chi tiết và hợp lý, các tác giả đã chỉ ra những Người khổng lồ này thực sự khổng lồ trên một lĩnh vực. Trong một số lĩnh vực khác, tăng trưởng của hai nước này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức” (Justin Yifu Lin, Giám đốc sáng lập. Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh)

Công nghiệp chế biến thực phẩm của các nước trong khu vực APEC

28-12-2007

AGROINFO - Từ ngày 12 đến ngày 14tháng 12 năm 2007, thông qua sự tài trợ của APEC, Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã tổ chức buổi hội thảo về “Tự do hoá Thị trường và Mối quan hệ của nó với Cấu trúc Thị trường, Quản lý và hiệu quả thị trường của ngành Công nghiệp Chế biến thực phẩm của các nền Kinh tế thành viên APEC”. Tới tham dự hội thảo là các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực tư do hóa thương mại và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của các nước thành viên bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia và Bruney.

Hội thảo "Thực trạng và giải pháp về tổ chức và hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu"

29-12-2007

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo khoa học về kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ: Hội thảo "Thực trạng và giải pháp về tổ chức và hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu" do ông Nguyễn Đình Long làm chủ nhiệm đề tài.

Lao động "nội" và "ngoại" đều đang tăng

27-12-2007

Hiện có khoảng 400 ngàn người Việt Nam đang lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan... đồng thời có hàng chục ngàn người nước ngoài cũng đang mưu sinh tại Việt Nam. Đáng mừng là những con số này đều đang có xu hướng tăng lên.

10 mẹo làm việc hiệu quả hơn với PowerPoint (Phần I)

27-12-2007

PowerPoint là một phần mềm trình diễn mạnh, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thường xuyên sử dụng Powerpoint đủ để nắm được hết các mẹo sử dụng sao cho tiết kiệm thời gian nhất. Thật vui là bạn không cần phải trở thành chuyên gia để khám phá hết các đặc tính của PowerPoint.