TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vũ điệu với người khổng lồ - Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế toàn cầu

Ngày đăng: 28 | 12 | 2007

“Sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra những quan ngại sâu sắc về các cơ hội phát triển đối với nước nghèo và sự nghèo hóa của những nước giàu hơn. Khiêu vũ với người khổng lồ diễn giải những quan ngại này trong bối cảnh lịch sử của nó. Với những phân tích chi tiết và hợp lý, các tác giả đã chỉ ra những Người khổng lồ này thực sự khổng lồ trên một lĩnh vực. Trong một số lĩnh vực khác, tăng trưởng của hai nước này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức” (Justin Yifu Lin, Giám đốc sáng lập. Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh)

Ấn phẩm của Ngân hàng thế giới và Viện nghiên cứu chính sách (Singapore)

Chủ biên: L. Alan Winters và Shahid Yusuf

Năm xuất bản: 2007

Số trang: 279

Giá bìa: 1 USD

Trung Quốc và Ấn Độ - những Người khổng lồ - là những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai nước này có ít nhất hai đặc điểm giống nhau: dân số đông và kinh tế phát triển nhanh trong mười năm qua. Các nước thu nhập thấp tự hỏi liệu còn chỗ nào cho họ trong nấc thang công nghiệp hóa không. Trong khi đó, các nước có thu nhập cao hoặc trung bình đang lo ngại những thế mạnh của mình trong những ngành có tính kỹ thuật phức tạp đang dần mất đi. Hơn nữa, sự phát triển của những nền kinh tế khổng lồ này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa mà cả dòng chảy tiết kiệm, đầu tư và thậm chí cả con người trên thế giới.

Mục đích chính của cuốn sách là nhằm phân tích một số ảnh hưởng mà sự phát triển của những người khổng lồ có thể gây ra cho nền kinh tế thế giới và các nước khác, đồng thời bàn về cách thức làm thế nào để “khiêu vũ” cùng những người khổng lồ mà không bị họ dẫm lên chân mình.

Cuốn sách bao gồm 6 chương về những khía cạnh phát triển quan trọng của những Người khổng lồ, tập trung vào mối quan hệ của Người khổng lồ với các nước khác, đánh giá những khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển của Người khổng lồ và những khó khăn trong nước nhìn từ góc độ toàn cầu.

Chương 1: Mở đầu: Vũ điệu với Người khổng lồ

Chương 2: Trung Quốc và Ấn Độ tạo lại hình dáng địa lý công nghiệp toàn cầu

Chương 3: Cạnh tranh với Người khổng lồ: Ai được, Ai thua?

Chương 4: Hội nhập tài chính quốc tế của Trung Quốc và Ấn Độ

Chương 5: Năng lượng và khí thải: Ảnh hưởng tới địa phương và toàn cầu do tăng trưởng của những Người khổng lồ

Chương 6: Những ngưởi khổng lồ nửa thức nửa tỉnh: Tăng trưởng không đều ở Trung Quốc và Ấn Độ

Chương 7: Quản trị và Tăng trưởng kinh tế

NỘI DUNG KHÁC

Công nghiệp chế biến thực phẩm của các nước trong khu vực APEC

28-12-2007

AGROINFO - Từ ngày 12 đến ngày 14tháng 12 năm 2007, thông qua sự tài trợ của APEC, Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã tổ chức buổi hội thảo về “Tự do hoá Thị trường và Mối quan hệ của nó với Cấu trúc Thị trường, Quản lý và hiệu quả thị trường của ngành Công nghiệp Chế biến thực phẩm của các nền Kinh tế thành viên APEC”. Tới tham dự hội thảo là các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực tư do hóa thương mại và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của các nước thành viên bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia và Bruney.

Hội thảo "Thực trạng và giải pháp về tổ chức và hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu"

29-12-2007

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo khoa học về kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ: Hội thảo "Thực trạng và giải pháp về tổ chức và hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu" do ông Nguyễn Đình Long làm chủ nhiệm đề tài.

Lao động "nội" và "ngoại" đều đang tăng

27-12-2007

Hiện có khoảng 400 ngàn người Việt Nam đang lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan... đồng thời có hàng chục ngàn người nước ngoài cũng đang mưu sinh tại Việt Nam. Đáng mừng là những con số này đều đang có xu hướng tăng lên.

10 mẹo làm việc hiệu quả hơn với PowerPoint (Phần I)

27-12-2007

PowerPoint là một phần mềm trình diễn mạnh, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thường xuyên sử dụng Powerpoint đủ để nắm được hết các mẹo sử dụng sao cho tiết kiệm thời gian nhất. Thật vui là bạn không cần phải trở thành chuyên gia để khám phá hết các đặc tính của PowerPoint.

Di dân và giảm nghèo nhìn từ giác độ Xã hội học

27-12-2007

Giống như các quốc gia khác, di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế-xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn liền với quá trình phát triển. Di chuyển lao động là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hoá những khác biệt mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc làm, sức ép sinh kế, tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các khu vực, vùng miền là các nguyên nhân cơ bản tạo nên các dòng di cư trong và ngoài nước hiện nay.

Trung Quốc điều chỉnh thuế X-NK năm 2008

27-12-2007

Trung Quốc sẽ điều chỉnh hơn nữa thuế xuất nhập khẩu kể từ ngày 1-1-2008, đến lúc đó mức thuế bình quân của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 9,8%.

Bất bình đẳng ở Việt Nam - Khoảng cách lớn như thế nào?

27-12-2007

Phân tầng xã hội là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Để trả lời câu hỏi về mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần có hướng tiếp cận nhằm đo lường bất bình đẳng. Một cách khái quát, có 2 phương pháp đo lường về bất bình đẳng: Thứ nhất, đo lường bất bình đẳng nói chung thông qua hệ số Gini – được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu; Thứ hai, đo bất bình đẳng về cơ hội thông qua khoảng cách chênh lệch về đầu ra giữa các nhóm xã hội. Trong hai phương pháp này, bất bình đẳng cơ hội mô tả rõ nét về sự bất bình đẳng xã hội hơn và chỉ ra “cái bẫy bất bình đẳng” tồn tại dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cuba mong muốn được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

27-12-2007

AGROINFO - Chiều ngày 26/12/2007, đồng chí Đại sứ Cuba tại Hà Nội Jesus Aise Sotolongo có buổi làm việc với cán bộ nghiên cứu Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD). Buổi làm việc được tổ chức theo đề nghị từ phía đại sứ quán Cuba với Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam về các vấn đề xây dựng và hoạch định chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn với nước bạn Cuba.

10 vấn đề "nóng" của năm 2008

26-12-2007

Trong 150 phút, tại hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia Phạm Chi Lan, người rất tâm huyết với phát triển DN Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, giảng viên môn Lịch sử, ĐH Maine, Mỹ đã cùng nhà báo Nguyễn Anh Tuấn xới lên những vấn đề trăn trở trong năm qua và cần được giải quyết trong năm 2008. Từ câu chuyện bình đẳng giữa DN tư nhân và DN nhà nước, giáo dục đào tạo, thu hút và sử dụng người tài, cải cách hành chính, chiến lược công nghệ quốc gia, xây dựng và gìn giữ bản sắc, cá tính dân tộc đến câu chuyện về một vị thế mới trên tư cách thành viên HĐBA Liên Hợp Quốc đã được bàn thảo.

Trung tâm Thông tin tổ chức liên hoan chia tay cán bộ về nghỉ hưu

26-12-2007

AGROINFO - Chiều ngày 24/12/2007, Trung tâm Thông tin đã tổ chức liên hoan nhân dịp lễ Noel và ra mắt phòng đọc với những trang thiết bị mới của Thư viện. Đây cũng là dịp để các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Thông tin chia tay đồng chí Ngô Thị Thảo, cán bộ Thư viện, về nghỉ hưu.

Nông dân và "nỗi buồn hội nhập"

26-12-2007

Bất chấp những chỉ số kinh tế tăng ấn tượng trong năm nay, tình trạng khó khăn của nông thôn Việt Nam thời hội nhập vẫn đang làm đau đầu những nhà quản lý. Càng “vươn ra biển lớn”, tư duy toàn cầu trong điều kiện đặc thù của VN càng cần được xác định rõ ràng: giải quyết tốt bài toán phát triển nông thôn chính là đặt một tay vào chiếc chìa khoá vàng “phát triển bền vững” cho cả nền kinh tế, trên một tầm cao mới…

Cơ giới hoá nông nghiệp: Khi nào qua bước khởi động?

26-12-2007

Để vượt qua nhận xét là nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh lớn thì thực hiện cơ giới hoá cũng rất cấp thiết. Tuy nhiên, do còn nhiều cản trở nên cuộc "cách mạng" trên dù đã triển khai từ nhiều năm mà vẫn trong giai đoạn... khởi động!