TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bất bình đẳng ở Việt Nam - Khoảng cách lớn như thế nào?

Ngày đăng: 27 | 12 | 2007

Phân tầng xã hội là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Để trả lời câu hỏi về mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần có hướng tiếp cận nhằm đo lường bất bình đẳng. Một cách khái quát, có 2 phương pháp đo lường về bất bình đẳng: Thứ nhất, đo lường bất bình đẳng nói chung thông qua hệ số Gini – được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu; Thứ hai, đo bất bình đẳng về cơ hội thông qua khoảng cách chênh lệch về đầu ra giữa các nhóm xã hội. Trong hai phương pháp này, bất bình đẳng cơ hội mô tả rõ nét về sự bất bình đẳng xã hội hơn và chỉ ra “cái bẫy bất bình đẳng” tồn tại dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo cách tiếp cận thứ nhất, hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm 2004 là 0,423 , trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6. Như vậy theo cách tiếp cận này, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải. Như vậy, cách tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn khá lạc quan về mức độ bình đẳng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, dưới góc độ bất bình đẳng cơ hội, chúng ta lại có một cái nhìn khác về khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam. Căn cứ vào các chỉ số về bất bình đẳng cơ hội (giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa nông thôn và đô thị, giữa nam và nữ) trong những lĩnh vực (như thu nhập, tỉ lệ đói nghèo, chi tiêu công cộng cho y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh) đều cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau. Đặc biệt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng: chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002) và lên đến 6,94 lần (2004). Đặt trong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng về cơ hội của Việt Nam không ở mức vừa phải, mà thuộc loại cao hơn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong sự so sánh giữa nông thôn – đô thị, giữa nhóm người Kinh/Hoa và các dân tộc thiểu số. Trong đó, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa ngày càng mở rộng hơn so với khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa nông thôn và đô thị.

Như vậy, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra xu hướng dịch chuyển từ sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị (1993-1998) sang sự bất bình đẳng giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa (2004). Tức là vấn đề nghèo đói ở Việt Nam trong tương lai gần là vấn đề nghèo đói ở nông thôn miền núi và là nghèo đói của người dân tộc thiểu số. Có thể thấy, hai cách tiếp cận đã cho chúng ta hai bức tranh tương phản về bất bình đẳng tại Việt Nam. Nên chăng chúng ta nên có cái nhìn mới về bất bình đẳng? Vì khi bất bình đẳng tăng lên, nó sẽ làm cho sự gắn kết xã hội yếu đi và chứa đựng những yếu tố “tiềm ẩn” của xung đột xã hội. Các chính sách cần hướng tới phát triển các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số để giữ sự chện lệch giữa các nhóm xã hội ở mức độ có thể chấp nhận được.

TS. Đỗ Thiên Kính (Viện Xã hội học)

NỘI DUNG KHÁC

Cuba mong muốn được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

27-12-2007

AGROINFO - Chiều ngày 26/12/2007, đồng chí Đại sứ Cuba tại Hà Nội Jesus Aise Sotolongo có buổi làm việc với cán bộ nghiên cứu Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD). Buổi làm việc được tổ chức theo đề nghị từ phía đại sứ quán Cuba với Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam về các vấn đề xây dựng và hoạch định chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn với nước bạn Cuba.

10 vấn đề "nóng" của năm 2008

26-12-2007

Trong 150 phút, tại hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia Phạm Chi Lan, người rất tâm huyết với phát triển DN Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, giảng viên môn Lịch sử, ĐH Maine, Mỹ đã cùng nhà báo Nguyễn Anh Tuấn xới lên những vấn đề trăn trở trong năm qua và cần được giải quyết trong năm 2008. Từ câu chuyện bình đẳng giữa DN tư nhân và DN nhà nước, giáo dục đào tạo, thu hút và sử dụng người tài, cải cách hành chính, chiến lược công nghệ quốc gia, xây dựng và gìn giữ bản sắc, cá tính dân tộc đến câu chuyện về một vị thế mới trên tư cách thành viên HĐBA Liên Hợp Quốc đã được bàn thảo.

Trung tâm Thông tin tổ chức liên hoan chia tay cán bộ về nghỉ hưu

26-12-2007

AGROINFO - Chiều ngày 24/12/2007, Trung tâm Thông tin đã tổ chức liên hoan nhân dịp lễ Noel và ra mắt phòng đọc với những trang thiết bị mới của Thư viện. Đây cũng là dịp để các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Thông tin chia tay đồng chí Ngô Thị Thảo, cán bộ Thư viện, về nghỉ hưu.

Nông dân và "nỗi buồn hội nhập"

26-12-2007

Bất chấp những chỉ số kinh tế tăng ấn tượng trong năm nay, tình trạng khó khăn của nông thôn Việt Nam thời hội nhập vẫn đang làm đau đầu những nhà quản lý. Càng “vươn ra biển lớn”, tư duy toàn cầu trong điều kiện đặc thù của VN càng cần được xác định rõ ràng: giải quyết tốt bài toán phát triển nông thôn chính là đặt một tay vào chiếc chìa khoá vàng “phát triển bền vững” cho cả nền kinh tế, trên một tầm cao mới…

Cơ giới hoá nông nghiệp: Khi nào qua bước khởi động?

26-12-2007

Để vượt qua nhận xét là nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh lớn thì thực hiện cơ giới hoá cũng rất cấp thiết. Tuy nhiên, do còn nhiều cản trở nên cuộc "cách mạng" trên dù đã triển khai từ nhiều năm mà vẫn trong giai đoạn... khởi động!

Doanh nghiệp - Nạn nhân của những quy định không rõ ràng

25-12-2007

Chủ một lô hàng nhập khẩu từ cuối năm 2006 đến nay như đang ngồi trên đống lửa vì toàn bộ số tài sản (lô hàng) đã bị công an kinh tế giam giữ, và càng vô vọng hơn khi doanh nghiệp không hề biết mình phải chờ đến bao giờ vì hiện cơ quan chức năng cũng đang chờ “xin ý kiến” cấp trên!

Luật bảo hiểm XH khiến công dân cùng hưởng thành quả phát triển

25-12-2007

Việc thiết lập kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với trình độ phát triển kinh tế, được coi là nhu cầu tất yếu phát triển cân đối kinh tế xã hội và bảo đảm quan trọng ổn định xã hội, đất nước ổn định lâu dài

Đại hội 17 ĐCS đem lại cho nông dân 10 điều lợi lớn

25-12-2007

Theo báo cáo(b/c) chính trị của đại hội(ĐH) 17 Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nông dân Trung Quốc chí ít sẽ được hưởng mười điều lợi, tốt lớn dưới đây:

Hội thảo báo cáo kết quả:"Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN trường hợp ngành hàng điều và mây tre đan Việt Nam"

25-12-2007

Hai nghiên cứu "Vai trò của doanh nghiệp chế biến điều trong chuỗi giá trị điều Việt Nam" và "Giải pháp hỗ trợ các DNVVN trong lĩnh vực mây tre đan ở Việt Nam" được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn.

Tỷ lệ hoàn vốn của lao động khu vực nông nghiệp thấp nhất

24-12-2007

AGROINFO - Để hỗ trợ các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong việc thiết kế và phát triển các chính sách giáo dục và thị trường lao động phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam, ngày 12/12/2007, tại Hà Nội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Hội thảo về “Giáo dục đại học và Kỹ năng cho phát triển”.

Nông dân và "nỗi buồn hội nhập"

24-12-2007

Bất chấp những chỉ số kinh tế tăng ấn tượng trong năm nay, tình trạng khó khăn của nông thôn Việt Nam thời hội nhập vẫn đang làm đau đầu những nhà quản lý. Càng “vươn ra biển lớn”, tư duy toàn cầu trong điều kiện đặc thù của VN càng cần được xác định rõ ràng: giải quyết tốt bài toán phát triển nông thôn chính là đặt một tay vào chiếc chìa khoá vàng “phát triển bền vững” cho cả nền kinh tế, trên một tầm cao mới…

Giải pháp cho thị trường thực phẩm an toàn tại Việt Nam?

21-12-2007

AGROINFO - Trong hai ngày 11 – 12/12/2007, nhóm nghiên cứu về quan hệ giữa thị trường và nông nghiệp ở các thành phố Châu Á - MALICA đã tổ chức hội thảo về chủ đề những yếu tố tác động tới chất lượng ngành hàng thực phẩm và tình hình tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam. Mục đích của hội thảo nhằm tìm hiểu và phân tích những thánh thức về thể chế do những thay đổi này mang lại và các biện pháp nhằm theo kịp những bước phát triển đó.