TIN TỨC-SỰ KIỆN

Di dân và giảm nghèo nhìn từ giác độ Xã hội học

Ngày đăng: 27 | 12 | 2007

Giống như các quốc gia khác, di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế-xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn liền với quá trình phát triển. Di chuyển lao động là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hoá những khác biệt mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc làm, sức ép sinh kế, tiếp cận dịch vụ xã hội giữa các khu vực, vùng miền là các nguyên nhân cơ bản tạo nên các dòng di cư trong và ngoài nước hiện nay.

Di dân - sự lựa chọn hay đòi hỏi của cuộc sống?

Số liệu điều tra mới nhất năm 2006 cho thấy trong tống số 486.500 người di cư giai đoạn 5 năm trước cuộc điều tra, số người đến khu vực thành thị chiếm 57%, tiếp đến là luồng di cư nông thôn-nông thôn (30%). Luồng di cư yếu nhất là di cư thành thị-nông thôn (13%). Ở khu vực nông thôn, nữ giới chiếm tỷ trong cao hơn nam giới ở cả hai luồng di cư nông thôn-thành thị (21% so với 18%) và nông thôn-nông thôn (16% so với 14%). Điều này chủ yếu do sự phát triển của thị trường lao động tại các thành phố/khu đô thị đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ nông thôn ra thành thị.

So với di dân đến nông thôn, di chuyển dân số ra thành thị đa dạng hơn về thể loại. Mức tăng trưởng nhanh và đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong những năm qua đã thu hút khá hiệu quả lực lượng lao động nhập cư.

Khách quan mà nói, vai trò tích cực của di dân là không thể phủ nhận. Nông thôn nước ta không đủ đất canh tác so với mức tăng trưởng dân số và lao động trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa phát triển. Thông qua khối lượng hàng tiền mà người lao động mang, chuyển, gửi về cho gia đình, di cư đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Lao động ngoại tỉnh không thể coi là mối đe doạ thất nghiệp của người dân thành phố. Trái lại, họ đã trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu trong thị trường dịch vụ đa dạng ở đô thị, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của các trung tâm đô thị và công nghiệp. Sự chuyển dịch lao động thông qua di cư là một tiềm năng quan trọng góp phần làm giảm sức ép lao động-việc làm ở nông thôn, tạo nguồn thu nhập, góp phần ổn định xã hội.

Di dân với những nỗ lực xoá đói giảm nghèo

Tăng cường đầu tư phát triển nông thôn, tạo cơ hội việc làm có thu nhập cho người nông dân nhằm thu hẹp sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị là một giải pháp lâu dài điều chỉnh các dòng di cư ra thành phố. Tuy được coi là mẫu hình thành công về xoá đói giảm nghèo, với số hộ nghèo giảm 50% chỉ trong vòng 10 năm, song các con số của chương trình xoá đói giảm nghèo chỉ áp dụng đối với dân số chính thức, không bao gồm dân số di chuyển mà đại đa số là người nghèo, thậm chí rất nghèo. Người nghèo nhập cư là đối tượng nằm ngoài diện khảo sát, do không phải là dân cư chính thức thuộc diện điều tra ở các xã phường, dù ở nông thôn hay đô thị.

Có thể nhận thấy rằng mặc cho những nỗ lực xoá đói giảm nghèo, chúng ta vẫn chưa thực sự tạo ra được một khả năng tự vệ, một sức bật và tiềm năng lâu dài cho nông dân. Trong khi chương trình xoá đói giảm nghèo với những bất cập và vướng mắc chưa làm được gì nhiều cho người di cư thì bản thân họ đã tự túc giúp đỡ rất nhiều cho gia đình người thân ở quê hương. Nguồn tiền, vốn, hàng hoá, thông tin đã và đang được người ra đi chuyển về dưới nhiều hình thức trợ giúp khác nhau cho gia đình họ tộc, làm góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Hợp tác xuất khẩu lao động - một giải pháp hiệu quả và bền vững?

Nếu như xuất cư khỏi nông thôn, thoát ly ruộng đồng ra thành phố là một quá trình tự phát do người dân tự lo liệu thì xuất khẩu lao động có được sự hỗ trợ quản lý về nguồn lực và chính sách của nhà nước. Là một chủ trương đúng đắn, xuất khẩu lao động ra nước ngoài thực ra đã được nhà nước ta quan tâm từ lâu.

Đối với người lao động, với mức lương trung bình 300-500USD/tháng, bình quân hàng năm mỗi lao động làm việc ở nước ngoài tiết kiệm được khoảng 4000 USD, góp phần giúp đỡ cho gia đình, cộng đồng và quê hương.

Điều đáng đề cập là cơ hội đi xuất khẩu lao động không hoàn toàn dễ dàng đối với lao động nông nghiệp, đặc biệt là đối tượng nghèo, nghèo cả về thông tin, quan hệ xã hội lẫn tiềm lực kinh tế. Trong khi các kênh di cư lao động chính thống dưới hình thức xuất khẩu lao động chưa đủ sức đáp ứng được nhu cầu việc làm thì các luồng di cư qua các kênh phi chính thức diễn ra khá phổ biến.

Như vậy, bài toán giải quyết việc làm tạo thu nhập và phát triển nông thôn cho đến nay vẫn chưa có lời giải cơ bản. Muốn nông thôn đi lên, vươn tới hiện tại từ làng xã truyền thống, trước hết cần phải giảm bớt sức ép dân số và nạn nhân mãn trong một nền kinh tế thuần nông. Nhưng giảm dân số bằng cách kêu gọi vận động sinh đẻ là một tiến trình chậm hơn việc tạo điều kiện để người nông dân rời khỏi ruộng đồng, tìm được một việc làm khác có thu nhập cao hơn. Giải pháp nghe rất đơn giản, song việc thực hiện lại không hề giản đơn. Ai dám bỏ ruộng đồng khi nơi đó là kế sinh nhai duy nhất của họ bao đời nay? Nhưng ai có thể yên tâm ở lại quê hương khi mà ruộng đất ngày càng phân mảnh, lao động ngày càng dôi dư, đất đai ngày càng ít, sản phẩm làm ra không đủ ăn?

TS. Đặng Nguyên Anh (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Trung Quốc điều chỉnh thuế X-NK năm 2008

27-12-2007

Trung Quốc sẽ điều chỉnh hơn nữa thuế xuất nhập khẩu kể từ ngày 1-1-2008, đến lúc đó mức thuế bình quân của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 9,8%.

Bất bình đẳng ở Việt Nam - Khoảng cách lớn như thế nào?

27-12-2007

Phân tầng xã hội là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Để trả lời câu hỏi về mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần có hướng tiếp cận nhằm đo lường bất bình đẳng. Một cách khái quát, có 2 phương pháp đo lường về bất bình đẳng: Thứ nhất, đo lường bất bình đẳng nói chung thông qua hệ số Gini – được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu; Thứ hai, đo bất bình đẳng về cơ hội thông qua khoảng cách chênh lệch về đầu ra giữa các nhóm xã hội. Trong hai phương pháp này, bất bình đẳng cơ hội mô tả rõ nét về sự bất bình đẳng xã hội hơn và chỉ ra “cái bẫy bất bình đẳng” tồn tại dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cuba mong muốn được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

27-12-2007

AGROINFO - Chiều ngày 26/12/2007, đồng chí Đại sứ Cuba tại Hà Nội Jesus Aise Sotolongo có buổi làm việc với cán bộ nghiên cứu Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD). Buổi làm việc được tổ chức theo đề nghị từ phía đại sứ quán Cuba với Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam về các vấn đề xây dựng và hoạch định chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn với nước bạn Cuba.

10 vấn đề "nóng" của năm 2008

26-12-2007

Trong 150 phút, tại hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia Phạm Chi Lan, người rất tâm huyết với phát triển DN Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, giảng viên môn Lịch sử, ĐH Maine, Mỹ đã cùng nhà báo Nguyễn Anh Tuấn xới lên những vấn đề trăn trở trong năm qua và cần được giải quyết trong năm 2008. Từ câu chuyện bình đẳng giữa DN tư nhân và DN nhà nước, giáo dục đào tạo, thu hút và sử dụng người tài, cải cách hành chính, chiến lược công nghệ quốc gia, xây dựng và gìn giữ bản sắc, cá tính dân tộc đến câu chuyện về một vị thế mới trên tư cách thành viên HĐBA Liên Hợp Quốc đã được bàn thảo.

Trung tâm Thông tin tổ chức liên hoan chia tay cán bộ về nghỉ hưu

26-12-2007

AGROINFO - Chiều ngày 24/12/2007, Trung tâm Thông tin đã tổ chức liên hoan nhân dịp lễ Noel và ra mắt phòng đọc với những trang thiết bị mới của Thư viện. Đây cũng là dịp để các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Thông tin chia tay đồng chí Ngô Thị Thảo, cán bộ Thư viện, về nghỉ hưu.

Nông dân và "nỗi buồn hội nhập"

26-12-2007

Bất chấp những chỉ số kinh tế tăng ấn tượng trong năm nay, tình trạng khó khăn của nông thôn Việt Nam thời hội nhập vẫn đang làm đau đầu những nhà quản lý. Càng “vươn ra biển lớn”, tư duy toàn cầu trong điều kiện đặc thù của VN càng cần được xác định rõ ràng: giải quyết tốt bài toán phát triển nông thôn chính là đặt một tay vào chiếc chìa khoá vàng “phát triển bền vững” cho cả nền kinh tế, trên một tầm cao mới…

Cơ giới hoá nông nghiệp: Khi nào qua bước khởi động?

26-12-2007

Để vượt qua nhận xét là nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh lớn thì thực hiện cơ giới hoá cũng rất cấp thiết. Tuy nhiên, do còn nhiều cản trở nên cuộc "cách mạng" trên dù đã triển khai từ nhiều năm mà vẫn trong giai đoạn... khởi động!

Doanh nghiệp - Nạn nhân của những quy định không rõ ràng

25-12-2007

Chủ một lô hàng nhập khẩu từ cuối năm 2006 đến nay như đang ngồi trên đống lửa vì toàn bộ số tài sản (lô hàng) đã bị công an kinh tế giam giữ, và càng vô vọng hơn khi doanh nghiệp không hề biết mình phải chờ đến bao giờ vì hiện cơ quan chức năng cũng đang chờ “xin ý kiến” cấp trên!

Luật bảo hiểm XH khiến công dân cùng hưởng thành quả phát triển

25-12-2007

Việc thiết lập kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội thích ứng với trình độ phát triển kinh tế, được coi là nhu cầu tất yếu phát triển cân đối kinh tế xã hội và bảo đảm quan trọng ổn định xã hội, đất nước ổn định lâu dài

Đại hội 17 ĐCS đem lại cho nông dân 10 điều lợi lớn

25-12-2007

Theo báo cáo(b/c) chính trị của đại hội(ĐH) 17 Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nông dân Trung Quốc chí ít sẽ được hưởng mười điều lợi, tốt lớn dưới đây:

Hội thảo báo cáo kết quả:"Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN trường hợp ngành hàng điều và mây tre đan Việt Nam"

25-12-2007

Hai nghiên cứu "Vai trò của doanh nghiệp chế biến điều trong chuỗi giá trị điều Việt Nam" và "Giải pháp hỗ trợ các DNVVN trong lĩnh vực mây tre đan ở Việt Nam" được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn.

Tỷ lệ hoàn vốn của lao động khu vực nông nghiệp thấp nhất

24-12-2007

AGROINFO - Để hỗ trợ các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong việc thiết kế và phát triển các chính sách giáo dục và thị trường lao động phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam, ngày 12/12/2007, tại Hà Nội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới đã tổ chức Hội thảo về “Giáo dục đại học và Kỹ năng cho phát triển”.