TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dự báo kinh tế Việt Nam 2008 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Ngày đăng: 07 | 01 | 2008

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8,3% năm 2007 và sẽ tăng lên 8,5% vào năm 2008 bất chấp những thách thức trong nước, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển khác, theo Báo cáo Giám sát Kinh tế châu Á (AEM) ngày 13/12/2007.

Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi của Đông Á sẽ giảm xuống 8% vào năm 2008 so với 8,5% của năm trước đó; khu vực ASEAN cũng giảm nhẹ từ 6,3% xuống 6,1%; Trung Quốc từ 11,4% xuống 10,5%; Campuchia từ 9,2% xuống 8%... Việt Nam là một trong số ít các nước đang phát triển được dự báo tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2007.

“Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,7% trong quý III (2007) là mức cao nhất trong 1 thập kỷ nhờ vào sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ”, dự báo của ADB về kinh tế Việt Nam lạc quan hơn so với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Đầu tháng 12/2007, Hội đồng Giám đốc IMF dự báo kinh tế Việt Nam năm 2008 tăng trưởng ở mức 8,2%, giảm 1% so với năm 2007.

ADB cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức gây ấn tượng vào năm tới nhờ sự vùng lên mạnh mẽ của nền công nghiệp và dòng chảy đầu tư từ nước ngoài sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mức tăng 8,5% của nền kinh tế Việt Nam còn nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế phi quốc doanh, chiếm hơn 1/2 GDP của Việt Nam năm 2006, và cơ hội lớn thời kỳ WTO cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi hạn ngạch không còn là rào cản.

Dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng vọt cũng giữ mức tăng trưởng nhập khẩu cao và thâm hụt thương mại ở mức 4,7% GDP năm 2007 và 3,8% GDP năm 2008.

Thách thức lớn nhất với các nước châu Á là lạm phát gia tăng. Theo ADB, lạm phát vào những tháng cuối năm 2007 tăng lên mức cao nhất trong 16 năm qua ở Singapore, 12 năm ở Trung Quốc… Tính trung bình, lạm phát trong khu vực tăng 5,2% vào tháng 10/2007 so với 1,9% của tháng 10/2006. Tại Việt Nam, lạm phát đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2005. Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế cũng góp phần tăng lạm phát với trường hợp cụ thể là Việt Nam. ADB cho rằng Việt Nam cần kiềm chế lạm phát đang tăng lên, nhưng mức lạm phát ở Việt Nam sẽ giảm trong năm 2008.

Đặt biệt, báo cáo AEM khuyến nghị thắt chặt chính sách tiền tệ, làm giảm nhiệt cơn sốt nhà đất… trong bối cảnh nhu cầu nội địa bùng nổ và lạm phát tăng cao. Điều này sẽ góp phần làm giảm rủi ro cho nền kinh tế.

Theo Saga

NỘI DUNG KHÁC

Giải bài toán nhập siêu để không ’lệch vai’ nền kinh tế

7-1-2008

Cán cân thương mại 2007 đã “nghiêng vai” về phía nhập siêu, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong năm thứ 2 Việt Nam gia nhập WTO, giải bài toán nhập siêu là một trong số những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế.

Báo cáo phát triển thế giới năm 2008: Tăng cường nông nghiệp cho phát triển nông thôn

4-1-2008

Báo cáo phát triển thế giới 2008 đã được Ngân hàng Thế giới chính thức công bố ngày 19/10/2007 tại Washington DC và được công bố tại Việt Nam ngày 11/12/2007. Với tiêu đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”, bản báo cáo cảnh báo rằng mục tiêu toàn cầu nhằm giảm tỉ lệ nghèo xuống còn một nửa vào năm 2015 sẽ không thể thực hiện được trừ khi tránh được tình trạng đã tồn tại trong vòng 20 năm qua: nông nghiệp và nông thôn bị lãng quên và đầu tư thấp.

Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung Quốc

4-1-2008

AGROINFO - Vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các học giả, các nhà khoa học. Những kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tam nông của Trung Quốc sẽ là những gợi ý quý báu cho Việt Nam. AGROINFO xin trích đăng bài viết của GS.VS Đào Thế Tuấn viết riêng cho IPSARD với nội dung về các chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp của Trung Quốc với nhiều thông tin mới hơn, đa chiều hơn. Mặc dù tác giả không trực tiếp đề cập đến những gợi ý cho Việt Nam, nhưng những thông tin này, tự chúng, đã cho phép liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam.

Chính thức tái cơ cấu Bộ NN&PTNT

4-1-2008

Ngày 3/1/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01 về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT (mới) sau khi được sáp nhập với Bộ Thuỷ sản (cũ). Bộ NN & PTNT mới sau khi sáp nhập sẽ quản lý ở 6 lĩnh vực chính. Ngoài ra, tại Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, Bộ này sẽ có thêm nhiều Cục chuyên ngành mới.

Hội thảo thường kỳ tại Viện Nghiên cứu Phát triển

18-1-2008

Nội dung: "Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: có bằng chứng nào về tác động lan tỏa công nghệ - FDI in Vietnam: Is there any evidence of technological sillover effects?"

Hội thảo thường kỳ tại Viện Nghiên cứu Phát triển

4-1-2008

Nội dung: GS. Tương Lai trình bày về một số vấn đề nông thôn và nông dân nhìn từ khía cạnh xã hội học.

10 mẹo làm việc hiệu quả với PowerPoint (Phần cuối)

3-1-2008

PowerPoint là một phần mềm trình diễn mạnh, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thường xuyên sử dụng Powerpoint đủ để nắm được hết các mẹo sử dụng sao cho tiết kiệm thời gian nhất. Thật vui là bạn không cần phải trở thành chuyên gia để khám phá hết các đặc tính của PowerPoint.

Nông nghiệp Việt Nam: Chống chọi với WTO

2-1-2008

Năm 2007 được đánh giá là một năm khá thành công của xuất khẩu (XK) nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên ngành này vẫn đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt, trên thị trường xuất khẩu và ngay tại sân nhà.

Cơ giới hoá nông nghiệp: Khi nào qua bước khởi động?

2-1-2008

Nếu ví sản xuất nông nghiệp hàng hoá là một bình hoa đẹp thì cơ giới hoá nông nghiệp là lượng nước không thể thiếu để giữ hoa tươi lâu. Muốn phát triển cơ giới hoá, phải thực hiện “cuộc cách mạng” thay đổi phương thức sản xuất nhằm hiện đại hoá nền nông nghiệp. Tuy nhiên, một lần nữa chúng ta “vấp” phải quá nhiều lý do: ruộng đồng manh mún, chia cắt; máy móc chưa phù hợp; chính sách hỗ trợ nhiều bất cập; sự liên kết giữa các “nhà” lỏng lẻo...

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến trong sự phát triển ngành điều Việt Nam

2-1-2008

Trong những năm vừa qua, sản xuất và tiêu thụ điều thế giới có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Trong sản xuất, đã sớm hình thành các khu vực sản xuất điều thô và chế biến nhân điều lớn. Xu hướng thị trường điều thế giới được dự báo sẽ tăng mạnh, tốc độ tăng bình quân về sản lượng khoảng 7.2%/năm trong giai đoạn 2005 – 2010 (USAID, 2006; Bộ NN và PTNT, 2006), lượng tiêu thụ điều nhân thế giới năm 2010 là 409.000 tấn, chủ yếu tại các nước như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada và EU. Thị trường điều hữu cơ thế giới tăng trưởng mạnh với khoảng 20%/năm.

Những thay đổi lớn từ 1/1/2008

2-1-2008

Khung giá đất tăng 20% bắt đầu có hiệu lực ngay từ ngày đầu năm; hàng chục nghìn người sẽ khó khăn hơn khi phương tiện mưu sinh là xe tự chế bị xóa xổ. Song cũng từ ngày 1/1 giới công chức, những người hưởng lương từ ngân sách lại có niềm vui tăng lương tối thiểu.

"Dịch vụ mang lại lợi ích cho nông dân" của tỉnh Giang Tô

31-12-2007

Lấy xây dựng "Trung tâm dịch vụ công cộng thôn" làm điểm bắt tay, lấy "dịch vụ mang lại lợi ích cho nông dân" làm mặt bằng, thúc đẩy các yếu tố tập trung cho nông thôn, tài chính công che phủ nông thôn, văn minh thành phố vươn tới nông thôn, xây dựng xã hội hài hòa tại nông thôn.