TIN TỨC-SỰ KIỆN

“Thay máu” cho nông - lâm trường quốc doanh, vẫn "bình mới rượu cũ"

Ngày đăng: 09 | 01 | 2008

Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông – lâm trường quốc doanh (NLTQD) dù đã được đặt ra từ lâu nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Đó là những yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai; thiếu vốn trầm trọng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo của các bộ ngành và địa phương. Rõ ràng việc “thay máu” cho NLT đang rất cần một chính sách mới.

Thực chất của việc sắp xếp, đổi mới NLTQD chính là đổi mới cơ chế quản lý hoạt động và chuyển đổi, sắp xếp lại quỹ đất cho hiệu quả hơn. Mặc dù theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hầu hết các NLTQD đã thực hiện xong việc sắp xếp, đổi mới nhưng trên thực tế, cơ chế hoạt động của nhiều đơn vị vẫn là “bình mới rượu cũ".

“Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Trong thời điểm lịch sử nhất định, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các NLTQD, đặc biệt trong việc khám phá, khai thác vùng đất mới. Nhưng bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, hoạt động của NLTQD bắt đầu bộc lộ nhiều yếu kém. Trước khi sắp xếp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sử dụng đất của nông trường đạt rất thấp, chỉ khoảng 10 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, do kỹ thuật và công nghệ sản xuất chậm được đổi mới, vẫn sử dụng giống cây – con cũ, thậm chí đã thoái hoá, công nghệ lạc hậu nên một thời gian dài, các NLTQD “chìm đắm” trong thua lỗ. Theo thống kê, trong số 340 NTQD thì có tới 216 đơn vị bị lỗ (chiếm gần 70%); công nợ phải trả bằng 71% vốn kinh doanh, lương công nhân đì đẹt. Đối với lâm trường, tình hình cũng không sáng sủa hơn khi có tới gần một nửa đơn vị luôn trong tình trạng thua lỗ. NLT không còn là “miền đất hứa”, thậm chí, nhiều địa phương đã than: “Tỉnh nào càng có nhiều NLT, tỉnh đó càng khổ”.

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém của các NLT là do nhận thức chưa đúng về vai trò của nó. NLT được thành lập trên 50 năm, theo mô hình doanh nghiệp nhà nước, với ý tưởng đưa phương thức sản xuất quy mô lớn vào nông nghiệp nhằm tăng sản lượng. Đến nay, trong khi chúng ta đã thực hiện cơ chế mới, thì không ít NLT vẫn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Tốc độ "Rùa"

Theo kế hoạch, việc hoàn thành đề án đổi mới, sắp xếp phát triển các NLT phải được thực hiện xong trong năm 2005 nhưng do vướng mắc từ việc điều chỉnh quy hoạch đất đai, rà soát phân loại rừng và một nguyên nhân quan trọng là từ năng lực nội tại của các NLT nên nhiều địa phương đã kéo dài công việc này cho đến nay. Tại tỉnh Đắk Lắk, mặc dù đề án sắp xếp đổi mới NLT của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 159/2006/QĐ-TTg ngày 3/7/2006 nhưng việc triển khai vẫn không mấy hiệu quả. Chưa có NLT nào trình được phương án chuyển đổi để tỉnh phê duyệt. Số liệu về diện tích đất, rừng, vườn cây do NLT được giao quản lý, tự rà soát, đánh giá “vênh” với số liệu đo bằng vệ tinh viễn thám.

Tuy quản lý nguồn tài sản lớn là hàng triệu hecta đất nhưng do năng lực tài chính hạn hẹp nên “cái khó bó cái khôn”. Vốn nhà nước trung bình tại một nông trường chỉ đạt 7.207 triệu đồng và lâm trường là 5.464 triệu đồng, dẫn đến phần lớn NLT hoạt động thua lỗ. Đơn cử như tỉnh Tuyên Quang, có 17 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 9 lâm trường và công ty chè. Năm 2006, tổng giá trị tài sản của 17 đơn vị này khoảng hơn 507,6 tỷ đồng nhưng giá trị tài sản chỉ có hơn 104,5 tỷ đồng, chiếm 20,59%; trong khi đó, nợ phải trả hơn 400 tỷ đồng.

Tại Nghệ An, sau khi chuyển đổi, một số đơn vị vẫn còn “bình mới rượu cũ”. Khi được hỏi, một số hộ nông dân ở Tân Kỳ, Con Cuông, Quỳ Hợp nhận khoán đất của NLT cho rằng: “Các nông trường đang ngồi mát ăn bát vàng”; trích nộp quá nhiều khoản nên thu nhập cuối cùng của người dân chẳng còn là bao. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, Công ty Cao su - Càphê năm 2005 lãi 734 triệu đồng; năm 2006 chỉ còn 312 triệu đồng, Công ty Rau quả 19/5 trước và sau chuyển đổi lợi nhuận không tăng, Công ty Đầu tư và Phát triển chè năm 2006 lãi 137 triệu đồng, giảm 84% so với năm 2005....

Về đất đai, tình trạng phổ biến là các NLT chưa tự giải quyết dứt điểm được tình trạng liên kết trá hình, tình trạng cho thuê, cho mượn đất dẫn đến hiệu quả sử dụng đất không cao, tranh chấp kéo dài, chưa có phương án giải quyết thoả đáng vấn đề sắp xếp lại nguồn lực con người.

Từ thực tế trên cho thấy, sau mấy năm triển khai đổi mới, sắp xếp, nhiều NLT vẫn “ỳ” ra trong hình hài cũ.

(Theo KTNN)

NỘI DUNG KHÁC

Thương mại Việt -Trung tăng trưởng mạnh

9-1-2008

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt trội trong vòng hơn 10 năm qua, từ trên 32 triệu USD năm 1991 lên 10,4 tỷ USD năm 2006. Tính đến tháng 10/2007, con số này là 12,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sửa Chỉ thị 03, khơi thêm vốn ngoại để kích thị trường chứng khoán

9-1-2008

Hàng loạt biện pháp như nới lỏng cho vay chứng khoán, tạo thêm thuận lợi cho luồng vốn ngoại vào thị trường, giãn tiến độ IPO các DN lớn... sẽ được UBCK Nhà nước đề xuất nhằm kích cầu, tạo bước phát triển mới cho thị trường chứng khoán.

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT gặp mặt chia tay cán bộ nghỉ hưu

9-1-2008

AGROINFO - Sáng ngày 08/01/2008, tại Hội trường Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT, Lãnh đạo Viện, Phòng Tổ chức Hành chính, BCH Công đoàn Viện đã tổ chức buổi gặp mặt chia tay đồng chí Ngô Thị Thảo đã hoàn thành nghĩa vụ lao động được Nhà nước cho nghỉ hưu. Đến dự buổi lễ chia tay có TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng, TS. Nguyễn Đình Long - Phó Viện trưởng cùng đông đảo các cán bộ đồng nghiệp của đồng chí Ngô Thị Thảo. Buổi gặp mặt chia tay diễn ra trong không khí lưu luyến và xúc động.

Tọa đàm về “Xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ nghiên cứu”

11-1-2008

Tạp chí Tia Sáng phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Đánh giá KH&CN tổ chức buổi Tọa đàm về “Xây dựng cơ sở dữ liệu cán bộ nghiên cứu”.

Phát triển Nông thôn nhìn từ Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

8-1-2008

Làm gì để khối doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn phát triển, từng bước trở thành trụ cột kinh tế, đưa đời sống nông dân nông thôn đi lên? Để trả lời cho câu hỏi này, vừa qua Đài truyền hình Việt Nam (VTV1), trong chương trình Nông thôn Ngày nay đã có phóng sự về nội dung đáng quan tâm này thông qua phỏng vấn đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà khoa học thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.

Nông nghiệp "trụ" được trước WTO, song không vững

8-1-2008

Thủ tướng CP Nguyễn Tấn Dũng nhận xét năm qua, nông nghiệp đã phát triển, cạnh tranh tốt khi Việt Nam gia nhập WTO. Thủ tướng yêu cầu, Bộ NN-PTNT cần tiếp tục rà soát, tính toán để biến thời cơ thuận lợi thành lực lượng sản xuất, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh.

Thúc đẩy hàng nông sản chủ yếu phát triển ổn định

7-1-2008

Năm nay Trung Quốc sẽ hết sức thúc đẩy sản xuất hàng nông sản chủ yếu phát triển ổn định, phấn đấu để sản lượng lương thực ổn định ở trên 500 triệu tấn, thu nhập thuần bình quân đầu người nông dân tăng trên 6%.

Dự báo kinh tế Việt Nam 2008 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

7-1-2008

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8,3% năm 2007 và sẽ tăng lên 8,5% vào năm 2008 bất chấp những thách thức trong nước, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển khác, theo Báo cáo Giám sát Kinh tế châu Á (AEM) ngày 13/12/2007.

Giải bài toán nhập siêu để không ’lệch vai’ nền kinh tế

7-1-2008

Cán cân thương mại 2007 đã “nghiêng vai” về phía nhập siêu, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Trong năm thứ 2 Việt Nam gia nhập WTO, giải bài toán nhập siêu là một trong số những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế.

Báo cáo phát triển thế giới năm 2008: Tăng cường nông nghiệp cho phát triển nông thôn

4-1-2008

Báo cáo phát triển thế giới 2008 đã được Ngân hàng Thế giới chính thức công bố ngày 19/10/2007 tại Washington DC và được công bố tại Việt Nam ngày 11/12/2007. Với tiêu đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”, bản báo cáo cảnh báo rằng mục tiêu toàn cầu nhằm giảm tỉ lệ nghèo xuống còn một nửa vào năm 2015 sẽ không thể thực hiện được trừ khi tránh được tình trạng đã tồn tại trong vòng 20 năm qua: nông nghiệp và nông thôn bị lãng quên và đầu tư thấp.

Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung Quốc

4-1-2008

AGROINFO - Vấn đề nông thôn, nông nghiệp và nông dân đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các học giả, các nhà khoa học. Những kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tam nông của Trung Quốc sẽ là những gợi ý quý báu cho Việt Nam. AGROINFO xin trích đăng bài viết của GS.VS Đào Thế Tuấn viết riêng cho IPSARD với nội dung về các chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp của Trung Quốc với nhiều thông tin mới hơn, đa chiều hơn. Mặc dù tác giả không trực tiếp đề cập đến những gợi ý cho Việt Nam, nhưng những thông tin này, tự chúng, đã cho phép liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam.

Chính thức tái cơ cấu Bộ NN&PTNT

4-1-2008

Ngày 3/1/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01 về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT (mới) sau khi được sáp nhập với Bộ Thuỷ sản (cũ). Bộ NN & PTNT mới sau khi sáp nhập sẽ quản lý ở 6 lĩnh vực chính. Ngoài ra, tại Nghị định vừa được Chính phủ ban hành, Bộ này sẽ có thêm nhiều Cục chuyên ngành mới.