HỘI THẢO

Dự báo lạm phát 2008 sẽ cao hơn 2007!

Ngày đăng: 02 | 01 | 2008

Tại cuộc họp báo về thống kê kinh tế - xã hội năm 2007 diễn ra sáng ngày 31/12 tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đưa ra dự báo: Năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng 8,5%, tức cao hơn 0,2% so với năm 2007.

Công tác dự báo còn nhiều bất cập

Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Đức Hòa: "Công tác dự báo còn nhiều bất cập, kể cả về tác động của kinh tế thế giới".

Theo bà Trần Thị Hằng, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả thuộc Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng khoảng 8,5%, bởi "một số giá nguyên liệu đầu vào có thể vẫn tăng mạnh, trên thế giới không có xu hướng giảm". Đồng thời, bà Hằng cho hay: "Chúng ta có thể vẫn không lường hết được bất trắc như thiên tai, lũ lụt".

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Hòa cũng khẳng định "quy luật": "Khi tốc độ tăng trưởng cao thì CPI cũng tăng cao". Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng, điều quan trọng là "làm thế nào CPI phải thấp hơn tăng trưởng kinh tế để người dân thực sự được hưởng lợi".

Cho rằng "8,5% là con số chấp nhận được nhưng phải mở ngoặc là còn những yếu tố khó lường", Thứ trưởng Hòa thừa nhận: "Giá tiêu dùng năm nay diễn biến phức tạp. Công tác dự báo của ta còn nhiều bất cập, kể cả dự báo về tác động của kinh tế thế giới. Nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục là nâng cao chất lượng các con số kế hoạch cũng như thống kê".

Ông Nguyễn Đức Hòa cũng nhấn mạnh các số liệu: So với tháng 12/2006, chỉ số CPI năm 2007 tăng 12,63%. Nhưng nếu so với trung bình năm 2006 thì chỉ số này là 8,3%.

Liên quan đến lĩnh vực xã hội, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Hòa, tai nạn giao thông vẫn là vấn đề bức xúc: "Bình quân mỗi ngày có 40 vụ tai nạn, làm chết 36 người".

Tổng cục Thống kê cho hay, đời sống của nhân dân tiếp tục ổn định và từng bước được cải thiện. "Việc tăng giá hàng tiêu dùng trong đó có lương thực, thực phẩm đã khuyến khích nông dân sản xuất hàng hóa, tăng thêm thu nhập".

Nông thôn: Lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa

Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm, nhưng ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo còn cao: Lai Châu hơn 55%, Điện Biên trên 40%..

Bức tranh nông nghiệp và nông thôn Việt Nam được Vụ trưởng Vụ Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản Phạm Quang Vinh đưa ra còn nhiều mảng sáng, tối. Tuy nông thôn đã có những bước tiến vượt bậc, song không phải vùng nào, địa phương nào cũng được thụ hưởng như nhau.

Theo ông Vinh, trong khi trung bình cả nước có đến 96,9% số xã có đường ô tô đến trụ sở UBND, thì ở Cà Mau, con số này chưa đến 26%.

"Mức chênh lệch giữa thu nhập bình quân của nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ngày càng tăng: năm 2002 là 6 lần, 2006 đã là 6,5 lần. Ở Đông Nam bộ, thu nhập của lao động doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản là 2,47 triệu đồng/tháng, trong khi ở Tây Bắc chỉ đạt 434.000 đồng", ông Vinh nói.

Ông Phạm Quang Vinh cũng chỉ rõ: "Kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng lao động nông thôn cũng là một bất cập, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn quá thấp, "chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn".

Theo ông Vinh, trong số gần 23 triệu lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ 1,35% có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, 0,89% có trình độ trung cấp, 0,11% có trình độ đại học và trên đại học, phần lớn là lao động phổ thông, giản đơn, làm việc theo kinh nghiệm.

"Đây là nguyên nhân căn bản khiến năng suất lao động trong nông, lâm nghiệp, thủy sản còn rất thấp và là trở ngại lớn trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa nông thôn hiện nay", ông Vinh nhấn mạnh.

NỘI DUNG KHÁC

Vì sao có hai số liệu về chỉ số giá?

27-12-2007

Hiện có đến hai con số về chỉ số giá tiêu dùng, lại chênh nhau khá lớn, gây khó hiểu cho người dân. Ông Nguyễn Đức Thắng, phó vụ trưởng Vụ thương mại, dịch vụ và giá cả - Tổng cục Thống kê, người thực hiện các số liệu này, cho biết:

Doanh nghiệp nhà nước nợ xấu: Xử lý cách nào?

25-12-2007

Theo TS Nguyễn Quang A thì các DNNN nợ đọng, nợ xấu kéo dài, đang bên bờ vực phá sản... chính là hệ lụy của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Còn theo một chuyên gia kinh tế khác thì các DN này là những "người khổng lồ" yếu bóng vía và đang làm kinh tế tụt hậu.

Nghĩ về “bàn tay vô hình”

25-12-2007

Theo Adam Smith, nhà kinh tế học thế kỷ XVIII thì có một "bàn tay vô hình" thúc đẩy sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị, biến những tính toán riêng về lợi ích của từng người thành những lợi ích chung cho xã hội.

Nghiên cứu chính sách: “Chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai”

24-12-2007

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một viện nghiên cứu chính sách độc lập ra đời, tập hợp những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu của đất nước.

Sẽ rất sôi động, nếu…

19-12-2007

“Nếu chấp nhận phản biện xã hội thì cấp lãnh đạo phải từ bỏ phong cách lãnh đạo bằng mệnh lệnh, áp đặt và cần xác định vai trò là người quản lý, điều hành xã hội dân sự thì mới có thể chấp nhận được sự phản bác, thậm chí là sự chỉ trích của dư luận xã hội”.

Sau một năm vào WTO: Bài học là... công tác chuẩn bị!

18-12-2007

Việt Nam chưa thực sự chuẩn bị tốt các điều kiện để gia nhập tốt ngay từ đầu. Vì vậy, VN đã để tuột mất nhiều cơ hội.

Adam Smith - Cha đẻ của kinh tế học

18-12-2007

Mặc dù trước Adam Smith đã có nhiều người viết về các vấn đề và nguyên lý kinh tế , nhưng hầu hết mọi người đều coi ông là cha đẻ của kinh tế học. Ông là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc cạnh trạnh và lập luận ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh bằng cách giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và tránh độc quyền.

Thu hút trí thức Việt kiều không thể như “bắt cóc bỏ đĩa”

14-12-2007

“VN luôn tự hào là đất nước trẻ, nhưng tôi nói thật, dân số 100 triệu người sẽ là quá mức đối với mảnh đất này rồi. Dân số VN không thể trẻ mãi được, và vấn đề cấp thiết hiện nay là chính sách đào tạo nhân lực tay nghề cho tương lai” ông Nguyễn Hoài Bắc – Giám đốc Công ty Cổ phần PT&T Đại Sơn, chủ đầu tư cơ sở Trung cấp nghề Việt - Mỹ với số vốn đầu tư 11 triệu USD - trăn trở với câu chuyện “trồng người” tại VN.

Nông dân vẫn chưa quen với WTO

14-12-2007

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - đầu tư (KHĐT) và Bộ Công Thương với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (QH) tại cuộc họp ngày 13-12, sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế VN đã có những bước phát triển khởi sắc.

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 2)

13-12-2007

Tôi gặp lại bà Lê Thị Liên sau 27 năm. Mặt đất thì vẫn thế, nhưng mỗi đường qua, lối đến trước thì xuôi nay đã ngược. Cây mọc, cây đốn cụt. Nhà xây nơi lấn ra, chỗ thụt vào. Khúc ngõ lầy thụt rải gạch vụn, đã là con đường lát bê-tông im lìm dưới hàng cây hoa sữa, hương vương thẫn thờ gió thu.

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 1)

13-12-2007

Kim Ngọc- tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.

Ông Kim Ngọc có bị kỷ luật, tù tội?

13-12-2007

Xung quanh việc ông Kim Ngọc bị “kỷ luật” có khá nhiều dư luận. Người ta đồn rằng ông đã từng bị bỏ tù oan vì làm khoán hộ, rồi chết trong tù. Cũng có người kể rằng, khi ông Kim Ngọc đã bị mất chức Bí thư Tỉnh uỷ và nằm viện, một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng lúc ấy vào thăm, ông Kim Ngọc nằm quay mặt vào tường không tiếp chuyện...