HỘI THẢO

Nông dân vẫn chưa quen với WTO

Ngày đăng: 14 | 12 | 2007

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - đầu tư (KHĐT) và Bộ Công Thương với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (QH) tại cuộc họp ngày 13-12, sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế VN đã có những bước phát triển khởi sắc.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu QH vẫn rất băn khoăn khi cuộc sống của nông dân không khá hơn.

Đầu tư nước ngoài sẽ vượt 18 tỉ USD

"Nhờ gia nhập WTO, vị thế VN được nâng lên một bậc nên vốn đầu tư nước ngoài đổ vào chưa từng thấy. Khả năng năm nay thu hút được 18 tỉ USD là chắc chắn, thậm chí hơn" - ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Bộ KHĐT, cho biết.

Theo ông Thắng, chưa bao giờ thu hút đầu tư nước ngoài lại "sáng" như hiện nay. Rất nhiều dự án hàng tỉ USD đổ vào cùng một lúc, hiện tượng chưa từng có trong lịch sử thu hút đầu tư nước ngoài của VN. Ông Thắng dự báo năm 2008 và những năm tới tình hình vẫn tiếp tục khả quan.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu, xuất khẩu tuy chưa có bước nhảy vọt sau khi VN trở thành thành viên WTO nhưng cũng tăng cao, phù hợp với dự đoán là trên 20%. "WTO đã phần nào giúp ta đổi mới cơ cấu xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu một số mặt hàng chế tạo, trong đó nổi bật là hàng dệt may" - ông Khu đánh giá.

Về kim ngạch nhập khẩu tăng cao, ông Khu cho rằng "không có gì phải lo lắng" vì chủ yếu nhập khẩu tăng ở nhóm máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, đầu tư. Về việc giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng như ôtô, sữa, thịt… nhanh hơn so với cam kết, ông Khu cho rằng phải nhập sữa, thịt để đáp ứng tiêu dùng trong nước. Còn với ôtô, do giá ôtô sản xuất trong nước quá cao nên việc tạo điều kiện cho nhập khẩu ôtô ngoại là cần thiết.

Phải giúp nông dân sản xuất hàng hóa

Đại biểu QH Nguyễn Lân Dũng nói: "Chúng tôi đã hỏi nông dân và đa số cho rằng họ chẳng được gì sau một năm gia nhập WTO. Xuất khẩu thì chẳng được là bao, lại còn thua ở ngay sân nhà vì chất lượng hàng nông sản kém hơn".

Đầu ra cho hàng nông sản cũng chẳng được cải thiện sau khi VN vào WTO. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng dẫn chứng: một nông dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội trồng cây đu đủ lai Hồng Phi đạt hiệu quả rất cao, xuống thuê đất ở Hải Dương để phát triển. Khi làm lúa thu về được chưa đến 500.000 đồng thì nay mỗi sào trồng đu đủ anh ta thu về được tới trên 10 triệu đồng. Nhưng người nông dân này không dám phát triển diện tích trồng vì chưa có ai thu mua để chế biến xuất khẩu. "Khi nào mới có thêm những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cho nông dân?" - ông Dũng đặt vấn đề.

2008: hội nhập cao, tác động mạnh

Theo Thứ trưởng Bùi Xuân Khu, thách thức trong việc gia nhập WTO năm đầu tiên là chưa lớn. Nhưng năm tới tác động sẽ lớn hơn vì sẽ thực thi nhiều cam kết quan trọng hơn như cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng quan trọng, ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ đi vào hoạt động, chuẩn bị mở cửa 100% đối với dịch vụ phân phối, nhập khẩu dược phẩm…

NỘI DUNG KHÁC

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 2)

13-12-2007

Tôi gặp lại bà Lê Thị Liên sau 27 năm. Mặt đất thì vẫn thế, nhưng mỗi đường qua, lối đến trước thì xuôi nay đã ngược. Cây mọc, cây đốn cụt. Nhà xây nơi lấn ra, chỗ thụt vào. Khúc ngõ lầy thụt rải gạch vụn, đã là con đường lát bê-tông im lìm dưới hàng cây hoa sữa, hương vương thẫn thờ gió thu.

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 1)

13-12-2007

Kim Ngọc- tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.

Ông Kim Ngọc có bị kỷ luật, tù tội?

13-12-2007

Xung quanh việc ông Kim Ngọc bị “kỷ luật” có khá nhiều dư luận. Người ta đồn rằng ông đã từng bị bỏ tù oan vì làm khoán hộ, rồi chết trong tù. Cũng có người kể rằng, khi ông Kim Ngọc đã bị mất chức Bí thư Tỉnh uỷ và nằm viện, một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng lúc ấy vào thăm, ông Kim Ngọc nằm quay mặt vào tường không tiếp chuyện...

Kim Ngọc và số phận của “khoán chui”

13-12-2007

Thời kỳ Đổi Mới ở nước ta được mở đầu bằng những chính sách mang tính đột phá trong nông nghiệp, nông thôn. Sự hình thành của những chính sách này là một quá trình lịch sử, gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân mọi miền đất nước nói chung và vai trò của những cá nhân cụ thể. Bắt đầu từ tháng 12/2006, chuyên mục "Nhân vật" sẽ lần lượt giới thiệu những cá nhân đã được thực tế lịch sử ghi nhận là có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Các thông tin, tư liệu được tổng hợp, tham khảo từ nhiều nguồn đã được công bố chính thức. Nhân vật đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu là ông Kim Ngọc nguyên Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc với sự kiện "khoán hộ" trong những năm 60 của thế kỷ trước.

Nông dân bảo thủ (!?)

12-12-2007

Tới nay, tỉ lệ giống xác nhận (GXN) nông dân (ND) ĐBSCL sử dụng chỉ khoảng 30%/tổng lượng giống gieo trồng. Phải chăng, ND ĐBSCL chưa mặn mà sử dụng giống đạt tiêu chuẩn như có ý kiến nhận định?

Việt Nam chưa dịch chuyển được cơ cấu lao động

11-12-2007

Việt Nam đang diễn ra xu thế tích tụ ruộng đất. Cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển các KCN, lao động nông thôn dôi dư và cuộc sống vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. VietNamNet đã phỏng vấn PGS-TS Nguyễn Văn Bộ, Phó GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp VN nhân dịp Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo phát triển thế giới năm 2008 với tựa đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển".

Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

10-12-2007

Từ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cục hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước.

10 nhân vật ảnh hưởng nhất Internet Việt Nam

9-12-2007

Ngày 28/11, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam phối hợp với Báo Bưu điện Việt Nam chính thức công bố kết quả cuộc bình chọn 10 nhân vật và 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam trong 10 năm qua.

“Phải coi viện trợ là công việc kinh doanh”

9-12-2007

Bên lề Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ (CG), ông Koos Richelle, Tổng vụ trưởng Tổng vụ hợp tác EuropAid, nhân vật số 1 có quyền quyết định khoản tài trợ ODA của EU cho Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề xung quanh việc nhận khoản viện trợ này.

Kê khai tài sản là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng

6-12-2007

Đó là khẳng định của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào bên lề Hội nghị tập huấn về minh bạch tài sản, thu nhập (bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2007) cho đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành. Ông cũng nhấn mạnh thêm: "Phòng, chống tham nhũng có rất nhiều biện pháp, đây chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa".

Lý thuyết phác thảo cơ chế lên ngôi

6-12-2007

Ngày 15/10, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao giải Nobel Kinh tế cho ba giáo sư của nước Mỹ, Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson, những người đã xây dựng nên Lý thuyết phác thảo cơ chế (Mechanism design theory).

Hội thảo "Khung kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp PTNT"

3-12-2007

AGROINFO – Sáng ngày 28/11/2007, tại phòng họp Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (20 Thuỵ Khuê, Ba Đình, Hà Nội), Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo “Khung kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Hội thảo do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì.