HỘI THẢO

“Phải coi viện trợ là công việc kinh doanh”

Ngày đăng: 09 | 12 | 2007

Bên lề Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ (CG), ông Koos Richelle, Tổng vụ trưởng Tổng vụ hợp tác EuropAid, nhân vật số 1 có quyền quyết định khoản tài trợ ODA của EU cho Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề xung quanh việc nhận khoản viện trợ này.

Xem tin có liên quan:

>> Đừng nghĩ ODA sẽ biến mất hoàn toàn

Ông nhìn nhận như thế nào về việc sử dụng vốn ODA của Việt Nam?

Nói chung, chúng tôi hài lòng với việc sử dụng các nguồn tài trợ của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn tốc độ tiếp nhận các khoản tài trợ cũng như giải ngân tăng lên. Chúng tôi sẽ thảo luận với Chính phủ Việt Nam trong hợp tác phát triển bởi vì lâu nay, chúng ta vẫn coi đây là một việc làm từ thiện.

Đến bây giờ, chúng ta phải thay đổi tư duy này và phải coi đây là một công việc kinh doanh.

"Chúng tôi đang băn khoăn việc Việt Nam có còn đủ nghèo để nhận viện trợ hay không?"

Khi là công việc kinh doanh, chúng ta phải hoạt động trên thể thức hợp đồng những đấu thầu, tất cả công việc liên quan đến một công việc kinh doanh phải làm. Trong việc này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các dự án phải có thời hạn nhất định. Chúng tôi không thể bỏ ra một khoản tiền cho dự án kéo dài mãi mãi. Điều này đòi hỏi vai trò và quyền làm chủ của Chính phủ Việt Nam phải được tăng cường để duy trì hiệu quả, cũng đồng nghĩa với việc áp lực đặt cho Chính phủ Việt Nam cũng phải tăng lên.

Ông có thể nói rõ hơn về xu hướng tài trợ ODA mới này?

Thay vì tài trợ cho các dự án đơn lẻ, chúng tôi sẽ chuyển sang tài trợ cho các ngành các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế và giáo dục hoặc tài trợ cho ngân sách nói chung. Tất nhiên, việc này cần phải có kế hoạch nhất định.

Hiện tại Việt Nam đã có chính sách trong những việc này nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó vẫn còn trừu tượng. Điều chúng tôi muốn là chính sách phải rõ ràng. Do vậy, đòi hỏi Chính phủ phải có bước tiến tốt hơn.

Một số nhà kinh tế độc lập có nói nhận nguồn tài trợ ODA cũng không phải dễ dàng gì vì nó thường kèm với các điều kiện?

Đấy là kiểu cũ rồi. Kiểu mới bây giờ là chúng tôi dùng nguồn tài trợ gần như không bắt buộc, không có điều kiện, được thể hiện thông qua các khoản mua sắm công. Tất nhiên chỉ có một điều kiện ở đây là phải thông qua đấu thầu mở và các đối tác của chúng tôi ở trong EU được tham gia.

Vậy ông có thể tiết lộ cho biết tổng tài trợ của EU cho Việt Nam trong năm 2008 tới?

Liên minh châu Âu nói chung gồm có 27 quốc gia thành viên và EC. Như vậy chúng tôi có 28 nhà tài trợ. Trong năm 2008, chúng tôi sẽ tài trợ tổng cộng cho Việt Nam 500 triệu Euro, riêng EC tài trợ 52 triệu Euro. Các khoản tài trợ của EC hoàn toàn là tài trợ không hoàn lại. Chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực có sự hợp tác với Chính phủ Việt Nam. Đó là các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục và quản trị.

Chúng tôi tài trợ theo khuôn khổ chính sách nhiều năm chứ không phải mỗi năm lại bàn lại việc tài trợ như thế nào một lần nữa. Do vậy, nó sẽ tạo tốc độ tốt hơn cho nguồn tài trợ cũng như nguồn giải ngân.

Có nhiều ý kiến quan ngại rằng khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ không còn, quan điểm của EU về vấn đề này như thế nào?

Theo lịch trình hàng năm thì các nguồn tài trợ cho Việt Nam vẫn tăng. Tuy nhiên, đây cũng là câu hỏi thú vị vì kinh tế Việt Nam đang phát triển, khi đó nguồn thu nhập của người dân cũng phát triển thêm. Do đó chúng tôi đang băn khoăn việc Việt Nam có còn đủ nghèo để nhận viện trợ hay không? Tuy vậy, chúng tôi vẫn tài trợ cho Việt Nam theo kế hoạch hiện thời tới năm 2013.

Chúng tôi cũng đang thảo luận với cộng đồng các nhà tài trợ cách chúng tôi sẽ tiến hành tài trợ đối với nước đang phát triển có thu nhập trung bình khác với nước có thu nhập thấp. Nước đang phát triển có thu nhập trung bình có những cơ hội khác. Ví dụ như chúng tôi sẽ tập trung hơn vào phát triển kinh tế và những lợi ích chung chứ không chỉ còn là các hoạt động hợp tác phát triển nữa. Có lẽ chúng ta chưa ở mức đó vì vẫn còn quãng thời gian nữa nhưng những nước sẽ phải tiếp tục tiến tới trong đó có Việt Nam.

Tôi cũng lưu ý rằng những hoạt động hợp tác phát triển chỉ mang tính tạm thời. Tôi biết có quốc gia đã nhận hợp tác phát triển 60 năm và điều này không tốt chút nào. Có những điều khoản chúng tôi không thể chấm dứt hoạt động hợp tác phát triển của mình được. Nhưng tôi muốn nói rằng, nếu cứ nhận viện trợ hợp tác phát triển lâu dài thì không hề lành mạnh chút nào.

NỘI DUNG KHÁC

Kê khai tài sản là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng

6-12-2007

Đó là khẳng định của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào bên lề Hội nghị tập huấn về minh bạch tài sản, thu nhập (bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2007) cho đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành. Ông cũng nhấn mạnh thêm: "Phòng, chống tham nhũng có rất nhiều biện pháp, đây chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa".

Lý thuyết phác thảo cơ chế lên ngôi

6-12-2007

Ngày 15/10, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao giải Nobel Kinh tế cho ba giáo sư của nước Mỹ, Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson, những người đã xây dựng nên Lý thuyết phác thảo cơ chế (Mechanism design theory).

Hội thảo "Khung kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp PTNT"

3-12-2007

AGROINFO – Sáng ngày 28/11/2007, tại phòng họp Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (20 Thuỵ Khuê, Ba Đình, Hà Nội), Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo “Khung kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Hội thảo do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì.

Truyền thông đại chúng đưa tin về hội thảo: “Môi trường đầu tư cho DNVVN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn”

28-11-2007

Sau 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, đô thị hoá và toàn cầu hoá, mức độ đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam ngày càng giảm. Đầu tư nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong khi đầu tư tư nhân và nước ngoài hầu như không đáng kể.

Phó Thủ tướng: "Học phí sẽ đóng theo khả năng chi trả"

21-11-2007

Đề án học phí mới chưa thể công bố như đã hứa vì liên quan đến lương. Tới đây, người học chỉ phải đóng 1 lần, không đóng nhiều khoản như hiện nay. Các trường sẽ không có quyền đòi hỏi phải đóng thêm, lúc đó mới kiểm soát được.

Phó Thủ tướng Ngô Nghi - Người đàn bà thép của Trung Quốc

21-11-2007

Ở Trung Quốc, khi nói tới biệt danh "Bà xong ngay", mọi người đều nghĩ đến Ngô Nghi - Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Không ngại "tát" thẳng vào phía Mỹ khi những người đối thoại có ý "gây sự" trước, 69 tuổi, chưa lập gia đình..., bà còn được mệnh danh là "người đàn bà thép "của Trung Quốc.

Lý thuyết trò chơi

21-11-2007

TỪ GIẢI NOBEL KINH TẾ HỌC NĂM 2007 TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG

Hội thảo tham vấn khởi động Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng

2-11-2007

Ngày 30 tháng 10 năm 2007, trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc), Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn về nghiên cứu đánh giá nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.

Hội thảo vai trò và chức năng quản lý nhà nước

10-9-2007

AGROINFO - Ngày 8/9/2007, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã diễn ra “Hội thảo vai trò và chức năng quản lý nhà nước” do TS. Arne Svensson trình bày. Tham dự hội thảo có ông Jan Rudengren-đại diện của SIDA tại Việt Nam, Phó Viện trưởng TS. Dương Ngọc Thí và đông đảo cán bộ nghiên cứu đại diện cho các trung tâm, các phòng ban của Viện.

Hội thảo Khởi động “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ"

8-8-2007

Để cung cấp thông tin đến đông đảo các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước, IPSARD phối hợp với Ban thời sự Kinh tế - Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) truyền thanh các nội dung của Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ” và nội dung cuộc trao đổi của phóng viên với hai ông Hoàng Kim Giao - Cục phó Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT và ông Nguyễn Hữu Lợi - Tổng Giám Đốc - Công ty TNHH Thương Mại thức ăn chăn nuôi VIC trên VOV1, sóng FM 100 ngày 10/8/2007 vào hồi 7h. Mời quý vị đón nghe.