HỘI THẢO

Việt Nam chưa dịch chuyển được cơ cấu lao động

Ngày đăng: 11 | 12 | 2007

Việt Nam đang diễn ra xu thế tích tụ ruộng đất. Cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển các KCN, lao động nông thôn dôi dư và cuộc sống vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. VietNamNet đã phỏng vấn PGS-TS Nguyễn Văn Bộ, Phó GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp VN nhân dịp Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo phát triển thế giới năm 2008 với tựa đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển".

- Thưa ông, xu hướng tích tụ ruộng đất đang diễn ra ở nước ta. Song song đó là tình trạng dôi dư lao động ở nông thôn nhưng Việt Nam dường như chưa giải quyết tốt vấn đề này?

- Cái đích của phát triển nông nghiệp cũng là vì dân giàu nước mạnh. Tất nhiên, đi đôi với tích tụ ruộng đất phải giải quyết các vấn đề xã hội. Kịch bản tích tụ như thế nào, tốc độ tích tụ như thế nào là rất quan trọng. Mỹ có 2% dân số làm nông nghiệp. Ở Việt Nam con số này lên tới 70% và số người sống dựa vào nông nghiệp là 78%.

Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Muốn như vậy, phải có sự dịch chuyển lao động. Sự dịch chuyển này bằng hai cách: hoặc là dịch chuyển tuyệt đối, tức là đưa về các KCN, đưa đi xuất khẩu lao động, đưa về thành phố - quy luật không thể tránh khỏi; thứ hai, dịch chuyển tại chỗ, nghĩa là đưa công nghiệp về nông thôn, phát triển làng nghề...

Có một vấn đề Việt Nam chưa quan tâm nhiều chính là đối phó với sự dịch chuyển này như thế nào. Đây là một xu thế không thể nào đảo ngược được. Nhà nước cần đầu tư cho đào tạo nghề trước khi diễn ra sự dịch chuyển đó. Bài học của chúng ta về việc cử người đi lao động ở Hàn Quốc, Malaysia... hoàn toàn là lao động thô, chưa qua đào tạo một chút nào về kỹ năng. Từ đó có hai bất lợi: lao động Việt Nam vất vả về chân tay đồng thời thu nhập lại thấp.

Trong nước, sau khi đất đai nông nghiệp bị thu hồi làm KCN, điển hình như ở Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Dương... nông dân có được một ít tiền bán đất là mua sắm rồi không còn gì để sống nữa. Lúc đó họ lại nghĩ rằng giá như mình còn một tý đất để trồng cái rau, cây lúa mà ăn thì không chết đói.

Rõ ràng là hiện nay chúng ta chưa làm tốt khâu đào tạo lao động. Dĩ nhiên, các KCN không thể nhận hết chừng đó người dân được, nhưng về mặt xã hội vĩ mô phải thấy được điều đó.

- Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam khác với các nước. Ở các nước, phát triển công nghiệp gắn với dịch chuyển lao động. Ở Việt Nam, cùng với quá trình CNH-HĐH thì quá trình dịch chuyển lại quá chậm và dồn về nông thôn nhiều. Điều này có đúng không?

- Nghị quyết của Đảng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản thành nước công nghiệp hoá. Tiêu chí của nước công nghiệp là gì? Rõ ràng là lao động nông thôn dưới 20%. Bây giờ thực hiện nghị quyết như thế nào, trong khi chỉ còn 13 năm nữa? Tiêu chuẩn của một nước công nghiệp là giá trị đóng góp của công nghiệp phải chiếm tuyệt đại đa số và lao động nông thôn giảm đi, tất nhiên giá trị tuyệt đối phải tăng.

Trong xu thế phát triển của một đất nước, không thể nào phủ hết được lợi ích của tất cả tầng lớp, nhưng ở Việt Nam phải tính đến lợi ích của tuyệt đại đa số người dân.

- Có một thực trạng là tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm rõ rệt trong tổng GDP của cả nước (từ 26,2% năm 1995 còn 20,4% năm 2006), trong khi số lao động trong nông nghiệp giảm không đáng kể. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Bởi vì chúng ta chưa chuyển dịch được cơ cấu lao động. Bản thân nền kinh tế cũng chưa chuyển dịch được và đáp ứng được như cầu chuyển dịch lao động. Nền công nghiệp hiện nay của Việt Nam phát triển nhỏ lẻ; lao động lại chưa được đào tạo.

- Gia nhập WTO, Việt Nam phải xoá bỏ chính sách trợ giá. Tuy nhiên, những ưu đãi được WTO cho phép chúng ta vẫn chưa tận dụng được nhiều và sự hỗ trợ đó gần như chưa đến với người dân nông thôn?

- Đúng là chúng ta đương nhiên được hỗ trợ những gì mà WTO công nhận trong "hộp xanh", khoảng trên 10% trong tổng số GDP nông nghiệp. Việt Nam đang triển khai hỗ trợ cho thuỷ lợi, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai... Về nghiên cứu khoa học, sự đầu tư này bao gồm 2 mảng: nghiên cứu để tạo ra kỹ thuật mới và nghiên cứu để nhập nội công nghệ mới đồng thời tăng cường hệ thống khuyến nông để chuyển tiến bộ kỹ thuật đó cho người dân hưởng lợi.

Hiện đầu tư cho thuỷ lợi rất tốn kém. Trước đây, đầu tư thuỷ lợi hầu như chỉ phục vụ nông nghiệp là chính. Hiện giờ, đầu tư thuỷ lợi với nghĩa rộng rất nhiều, không chỉ cho nông nghiệp mà hệ thống kênh mương ấy còn dùng cho công nghiệp, dân sinh.

Ví dụ một hệ thống đập phục vụ giữ nước, ngăn lũ, phát điện, điều chỉnh môi trường... và nông nghiệp chỉ là một phần trong hệ thống thuỷ lợi. Ở ven biển, hệ thống thuỷ lợi trước để ngăn mặn trữ ngọt nay để điều tiết nước mặn để nuôi trồng thuỷ sản. Chưa kể, đầu tư thuỷ lợi cũng là để góp phần phát triển giao thông nông thôn.

- Xin cảm ơn ông!

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

10-12-2007

Từ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cục hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước.

10 nhân vật ảnh hưởng nhất Internet Việt Nam

9-12-2007

Ngày 28/11, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam phối hợp với Báo Bưu điện Việt Nam chính thức công bố kết quả cuộc bình chọn 10 nhân vật và 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam trong 10 năm qua.

“Phải coi viện trợ là công việc kinh doanh”

9-12-2007

Bên lề Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ (CG), ông Koos Richelle, Tổng vụ trưởng Tổng vụ hợp tác EuropAid, nhân vật số 1 có quyền quyết định khoản tài trợ ODA của EU cho Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề xung quanh việc nhận khoản viện trợ này.

Kê khai tài sản là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng

6-12-2007

Đó là khẳng định của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào bên lề Hội nghị tập huấn về minh bạch tài sản, thu nhập (bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2007) cho đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành. Ông cũng nhấn mạnh thêm: "Phòng, chống tham nhũng có rất nhiều biện pháp, đây chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa".

Lý thuyết phác thảo cơ chế lên ngôi

6-12-2007

Ngày 15/10, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao giải Nobel Kinh tế cho ba giáo sư của nước Mỹ, Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson, những người đã xây dựng nên Lý thuyết phác thảo cơ chế (Mechanism design theory).

Hội thảo "Khung kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp PTNT"

3-12-2007

AGROINFO – Sáng ngày 28/11/2007, tại phòng họp Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (20 Thuỵ Khuê, Ba Đình, Hà Nội), Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo “Khung kế hoạch 5 năm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Hội thảo do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chủ trì.

Truyền thông đại chúng đưa tin về hội thảo: “Môi trường đầu tư cho DNVVN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn”

28-11-2007

Sau 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, đô thị hoá và toàn cầu hoá, mức độ đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam ngày càng giảm. Đầu tư nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong khi đầu tư tư nhân và nước ngoài hầu như không đáng kể.

Phó Thủ tướng: "Học phí sẽ đóng theo khả năng chi trả"

21-11-2007

Đề án học phí mới chưa thể công bố như đã hứa vì liên quan đến lương. Tới đây, người học chỉ phải đóng 1 lần, không đóng nhiều khoản như hiện nay. Các trường sẽ không có quyền đòi hỏi phải đóng thêm, lúc đó mới kiểm soát được.

Phó Thủ tướng Ngô Nghi - Người đàn bà thép của Trung Quốc

21-11-2007

Ở Trung Quốc, khi nói tới biệt danh "Bà xong ngay", mọi người đều nghĩ đến Ngô Nghi - Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Không ngại "tát" thẳng vào phía Mỹ khi những người đối thoại có ý "gây sự" trước, 69 tuổi, chưa lập gia đình..., bà còn được mệnh danh là "người đàn bà thép "của Trung Quốc.

Lý thuyết trò chơi

21-11-2007

TỪ GIẢI NOBEL KINH TẾ HỌC NĂM 2007 TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG

Hội thảo tham vấn khởi động Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng

2-11-2007

Ngày 30 tháng 10 năm 2007, trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc), Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn về nghiên cứu đánh giá nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.

Hội thảo vai trò và chức năng quản lý nhà nước

10-9-2007

AGROINFO - Ngày 8/9/2007, tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã diễn ra “Hội thảo vai trò và chức năng quản lý nhà nước” do TS. Arne Svensson trình bày. Tham dự hội thảo có ông Jan Rudengren-đại diện của SIDA tại Việt Nam, Phó Viện trưởng TS. Dương Ngọc Thí và đông đảo cán bộ nghiên cứu đại diện cho các trung tâm, các phòng ban của Viện.