HỘI THẢO

Sẽ rất sôi động, nếu…

Ngày đăng: 19 | 12 | 2007

“Nếu chấp nhận phản biện xã hội thì cấp lãnh đạo phải từ bỏ phong cách lãnh đạo bằng mệnh lệnh, áp đặt và cần xác định vai trò là người quản lý, điều hành xã hội dân sự thì mới có thể chấp nhận được sự phản bác, thậm chí là sự chỉ trích của dư luận xã hội”.

TS Nguyễn Hữu Nguyên - Viện nghiên cứu xã hội TP.HCM - đã “chốt” như vậy khi khép lại tham luận tại hội thảo khoa học “vấn đề phản biện và giám sát xã hội ở TP.HCM hiện nay”, do viện cùng báo Sài gòn Giải phóng tổ chức sáng 18-12.

Chưa thể có phản biện thật sự

Như một dẫn chứng để nhấn mạnh giá trị của phản biện xã hội, ông Nguyễn Đăng Sơn - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (TP.HCM) - cho rằng cách làm qui hoạch lâu nay là theo kiểu nhà nước định hướng, nhà chuyên môn thiết kế qui hoạch và người dân phải thực hiện theo.

“Chính vì qui hoạch không phản ánh được đầy đủ nguyện vọng của nhân dân nên nhiều bản qui hoạch không phù hợp, thiếu tính khả thi…” - ông Sơn nói. Theo ông, cách hay nhất có thể tạo được sự đồng thuận chung trong làm qui hoạch là tạo điều kiện tối đa để người dân hay thông qua đại diện là các tổ chức tham gia ý kiến vào công tác này ngay từ đầu, và đó cũng là một trong những cách thực hiện phản biện xã hội.

Tuy nhiên TS Nguyên cho rằng với cơ chế tổ chức hiện nay, chưa thể có phản biện thật sự. Ông lấy mô hình tổ chức cấp quận ở TP.HCM để lý giải. Theo đó, quận ủy là cơ quan lãnh đạo có quyền lực cao nhất, UBND là cơ quan quản lý nhà nước do phó bí thư quận ủy làm chủ tịch, trong khi HĐND quận là cơ quan giám sát nhưng nhiều nơi do bí thư quận ủy kiêm chủ tịch cơ quan giám sát này. Mặt khác, Mặt trận là các tổ chức quần chúng do một quận/huyện ủy viên phụ trách, công đoàn là đại diện cho công nhân cũng do một quận/huyện ủy viên phụ trách…

Theo ông Nguyên, nếu tổ chức một “hội nghị phản biện” giữa các cơ quan thì thành phần tham dự như “hội nghị quận ủy”. Do đó, “tôi cho rằng đây không phải là sự phản biện của cơ quan, tổ chức này với cấp lãnh đạo, quản lý mà thực chất là hội nghị kiểm điểm, phê bình và tự phê bình giữa các chức danh trong cơ quan lãnh đạo của quận ủy” - ông Nguyên nhận xét.

Từ vấn đề thực tiễn nói trên, ông Nguyên trở lại vụ tiêu cực đất đai rất ầm ĩ ở quận Gò Vấp mà cả ông Nguyễn Văn Tính - nguyên bí thư quận ủy kiêm chủ tịch HĐND quận - và ông Trần Kim Long - nguyên chủ tịch UBND quận - đều phải ra đứng trước vành móng ngựa. Ông Nguyên cho rằng nếu bí thư cố tình làm sai thì vị bí thư có thể dùng cơ chế nói trên để “vô hiệu hóa” tiếng nói của tất cả các cơ quan dưới quyền.

Phải tổ chức lại các đoàn thể quần chúng

Trong số các gợi ý giải pháp, ông Võ Văn Thôn - nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM - đề đạt cần phải tổ chức lại các đoàn thể quần chúng thành lực lượng thật sự, có tính đấu tranh cao cho quyền lợi dân sinh, dân chủ. “Chỉ có đấu tranh cho quyền lợi thì mới giữ và gắn bó được quần chúng trong tổ chức” - ông Thôn nhấn mạnh. “Nên giao cho các tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận giám sát, phản biện ngoài các cơ quan chức năng của nhà nước”.

Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, “khi Đảng, Nhà nước có nhu cầu tự mình làm mạnh mình thì phải có nhu cầu được phản biện”. Hay nói cho cùng, phản biện xã hội là sự cụ thể hóa khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời cũng là thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” - trong lĩnh vực chống tham nhũng.

Một việc làm không kém phần quan trọng là phải ban hành “Luật về quyền được thông tin” của người dân. Để công dân “làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội”; để các tổ chức xã hội phản biện về chủ trương, chính sách, đề án; để giám sát xã hội đối với Đảng và Nhà nước có hiệu quả và chống tham nhũng, lãng phí… thì không thể không thực hiện thông tin cho xã hội, cho công dân. Đó là trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan nhà nước. Nếu không làm như vậy, phản biện và giám sát xã hội chỉ là những khẩu hiệu mang tính tuyên ngôn và hình thức.

Thạc sĩ luật VŨ VĂN NHIÊM (giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM)

NỘI DUNG KHÁC

Sau một năm vào WTO: Bài học là... công tác chuẩn bị!

18-12-2007

Việt Nam chưa thực sự chuẩn bị tốt các điều kiện để gia nhập tốt ngay từ đầu. Vì vậy, VN đã để tuột mất nhiều cơ hội.

Adam Smith - Cha đẻ của kinh tế học

18-12-2007

Mặc dù trước Adam Smith đã có nhiều người viết về các vấn đề và nguyên lý kinh tế , nhưng hầu hết mọi người đều coi ông là cha đẻ của kinh tế học. Ông là người đầu tiên nhìn thấy lợi ích từ việc cạnh trạnh và lập luận ủng hộ các chính sách thúc đẩy cạnh tranh bằng cách giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và tránh độc quyền.

Thu hút trí thức Việt kiều không thể như “bắt cóc bỏ đĩa”

14-12-2007

“VN luôn tự hào là đất nước trẻ, nhưng tôi nói thật, dân số 100 triệu người sẽ là quá mức đối với mảnh đất này rồi. Dân số VN không thể trẻ mãi được, và vấn đề cấp thiết hiện nay là chính sách đào tạo nhân lực tay nghề cho tương lai” ông Nguyễn Hoài Bắc – Giám đốc Công ty Cổ phần PT&T Đại Sơn, chủ đầu tư cơ sở Trung cấp nghề Việt - Mỹ với số vốn đầu tư 11 triệu USD - trăn trở với câu chuyện “trồng người” tại VN.

Nông dân vẫn chưa quen với WTO

14-12-2007

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - đầu tư (KHĐT) và Bộ Công Thương với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (QH) tại cuộc họp ngày 13-12, sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế VN đã có những bước phát triển khởi sắc.

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 2)

13-12-2007

Tôi gặp lại bà Lê Thị Liên sau 27 năm. Mặt đất thì vẫn thế, nhưng mỗi đường qua, lối đến trước thì xuôi nay đã ngược. Cây mọc, cây đốn cụt. Nhà xây nơi lấn ra, chỗ thụt vào. Khúc ngõ lầy thụt rải gạch vụn, đã là con đường lát bê-tông im lìm dưới hàng cây hoa sữa, hương vương thẫn thờ gió thu.

Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (phần 1)

13-12-2007

Kim Ngọc- tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10 tháng 10 năm 1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mất ngày 26 tháng 5 năm 1979.

Ông Kim Ngọc có bị kỷ luật, tù tội?

13-12-2007

Xung quanh việc ông Kim Ngọc bị “kỷ luật” có khá nhiều dư luận. Người ta đồn rằng ông đã từng bị bỏ tù oan vì làm khoán hộ, rồi chết trong tù. Cũng có người kể rằng, khi ông Kim Ngọc đã bị mất chức Bí thư Tỉnh uỷ và nằm viện, một vị lãnh đạo cao cấp của Đảng lúc ấy vào thăm, ông Kim Ngọc nằm quay mặt vào tường không tiếp chuyện...

Kim Ngọc và số phận của “khoán chui”

13-12-2007

Thời kỳ Đổi Mới ở nước ta được mở đầu bằng những chính sách mang tính đột phá trong nông nghiệp, nông thôn. Sự hình thành của những chính sách này là một quá trình lịch sử, gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân mọi miền đất nước nói chung và vai trò của những cá nhân cụ thể. Bắt đầu từ tháng 12/2006, chuyên mục "Nhân vật" sẽ lần lượt giới thiệu những cá nhân đã được thực tế lịch sử ghi nhận là có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Các thông tin, tư liệu được tổng hợp, tham khảo từ nhiều nguồn đã được công bố chính thức. Nhân vật đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu là ông Kim Ngọc nguyên Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc với sự kiện "khoán hộ" trong những năm 60 của thế kỷ trước.

Nông dân bảo thủ (!?)

12-12-2007

Tới nay, tỉ lệ giống xác nhận (GXN) nông dân (ND) ĐBSCL sử dụng chỉ khoảng 30%/tổng lượng giống gieo trồng. Phải chăng, ND ĐBSCL chưa mặn mà sử dụng giống đạt tiêu chuẩn như có ý kiến nhận định?

Việt Nam chưa dịch chuyển được cơ cấu lao động

11-12-2007

Việt Nam đang diễn ra xu thế tích tụ ruộng đất. Cùng với quá trình đô thị hoá và phát triển các KCN, lao động nông thôn dôi dư và cuộc sống vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. VietNamNet đã phỏng vấn PGS-TS Nguyễn Văn Bộ, Phó GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp VN nhân dịp Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo phát triển thế giới năm 2008 với tựa đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển".

Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

10-12-2007

Từ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cục hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước.

10 nhân vật ảnh hưởng nhất Internet Việt Nam

9-12-2007

Ngày 28/11, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam phối hợp với Báo Bưu điện Việt Nam chính thức công bố kết quả cuộc bình chọn 10 nhân vật và 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam trong 10 năm qua.